Lễ hội hóa trang Halloween có nguồn gốc từ phương Tây. Nhưng với sự gắn kết các nền văn hóa, Halloween đã phổ biến trên khắp thế giới. Tuy nhiên không phải ai cũng biết ngày Halloween là ngày bao nhiêu cũng như nguồn gốc, ý nghĩa của ngày hội này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về ngày lễ này ngay sau đây nhé.

Ngày Halloween là ngày bao nhiêu?

Có không ít người thắc mắc rằng lễ Halloween là gì? Ngày Halloween là ngày nào? Bao nhiêu ngày nữa là đến Halloween?… Thực chất, Halloween hay còn được gọi là lễ hội Hóa Lộ Quỷ, lễ hội ma quỷ hay Đêm vọng Lễ Chư Thánh. Đây là một ngày lễ được tổ chức vào ngày 31 tháng 10 hàng năm. Và lễ Halloween năm 2023 sẽ diễn ra vào thứ Ba, ngày 31/10/2023. Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Halloween rồi.

Lễ hội Halloween là ngày bao nhiêu?
Ngày Halloween là ngày bao nhiêu?

Halloween còn có tên gọi đầy đủ là All Hallows’Eve. Đây là một lễ hội truyền thống của phương Tây và được du nhập vào nước ta trong vài năm trở lại đây. Ngày lễ này là dịp để mọi người tụ tập, cùng tham gia các hoạt động như “Trick Or Treat”, khắc đèn lồng, mặc trang phục ma quỷ,…

Nguồn gốc của lễ hội Halloween

Halloween được bắt nguồn từ một ngày lễ cổ Samhain của người Celtic (một nhóm các bộ lạc, bộ tộc, dân tộc của thời kỳ đồ sắt, thời kỳ đầu Trung Cổ của Châu Âu). Samhain là ngày kỷ niệm một năm mới của người Celtic, được bắt đầu từ hơn 1900 năm trước tại Ireland, Anh và miền Bắc của nước Pháp.

Người Celtic lấy ngày này để tôn vinh vụ mùa thu hoạch, cũng như đánh dấu thời điểm chuyển sang mùa đông. Họ tin rằng, ngày 31 tháng 10 là lúc địa ngục mở cửa, thời điểm ranh giới giữa cái chết và sự sống rất mờ nhạt. Vì thế, người Celtic thường tắt lửa để nhà cửa thật tối và lạnh như không có người sống, sau đó hóa trang thành ma quỷ đi quanh khu vực sống để xua đuổi những linh hồn đến từ thế giới bên kia.

Ngày lễ Halloween có nguồn gốc từ rất lâu
Halloween có nguồn gốc từ rất lâu

Cho đến khi thánh Patrick cùng với đoàn truyền giáo tới khu vực sinh sống của người Celtic thì ngày lễ này ít được tổ chức hơn. Tuy nhiên, sau đó, những nhà thờ đã thay đổi ngày lễ này thành một lễ hội có nhiều ảnh hưởng của đạo Kito giáo.

Tới thế kỷ VIII, Giáo hoàng Gregorius III đã quyết định chuyển ngày lễ Các Thánh Tử đạo (13/5) sang ngày 1/11 và gọi nó là Ngày Các Thánh. Vào ngày này, người dân sẽ tổ chức những hoạt động của lễ Samhain.

Trong từ Halloween thì từ Hallow có nghĩa là Thánh, bắt nguồn từ tiếng Anh trung cổ. Và đêm trước Ngày Các Thánh đã được gọi là Halloween.

Vào năm 1840, lễ hội Halloween được du nhập vào Mỹ theo phong trào di cư của người Ireland. Lâu dần, theo trào lưu hội nhập, Halloween đã trở thành một lễ hội phổ biến trên khắp thế giới.

Người dân tham gia Halloween ở New York (Mỹ)
Người dân tham gia lễ hội Halloween trên đường phố New York (Mỹ)

Truyền thuyết của lễ hội hóa trang Halloween

Đối với người Celt, ngày 31/10 đánh dấu sự kết thúc của mùa hè cũng như mùa màng. Đây cũng là thời gian bắt đầu của mùa đông lạnh giá và tăm tối. Cũng chính là thời điểm thường gắn liền với cái chết của con người. Người Celt tin rằng vào đêm 31 tháng 10, ranh giới giữa hai thế giới của người sống và người chết sẽ trở nên mờ nhạt. Vào đêm ngày 31 tháng 10, họ tổ chức lễ Samhain, khi người ta tin rằng hồn ma của người chết đã trở lại Trái đất.

Theo truyền thuyết từ Iceland thì có một người tên Jack. Jack là một thiếu niên đã chết. Nhưng linh hồn của cậu không được phép vào Thiên Đàng vì lúc sống, Jack vốn là một người tham lam, bủn xỉn, keo kiệt và không hề bố thí cho ai một chút gì. Nhưng anh ta cũng không thể xuống Địa Ngục vì khi còn sống Jack đã từng chơi đùa với ma quỷ, cho nên quỷ không bắt anh ta.

Ánh đèn của bí ngô
Ánh đèn bí ngô được cho là sẽ soi sáng con đường của Jack

Truyền thuyết kể rằng có một con quỷ đến quấy phá một vùng dân cư nọ. Người dân đến cầu cứu các vị tu sĩ, các tu sĩ đã “khóa các cửa” ra vào và đem các vật thánh đến “yểm”. Thế là con quỷ bị bắt.

Jack nhận ra đó chính là con quỷ thường chơi với mình và tìm cách gỡ vật “yểm ma quỷ” để mở đường cho quỷ chạy thoát. Để trả ơn cứu mạng, quỷ hứa với Jack là sẽ không bắt hồn cậu ta khi về Địa Ngục. Do đó, khi Jack chết, hồn Jack bị Thiên Đường từ chối mà Địa Ngục cũng chối từ vì lời hứa trước.

Thấy Jack bị lạnh vô cùng khổ sở, con quỷ kia bèn lấy một ít than hồng ở Địa Ngục cho vào bên trong một quả bí ngô đưa cho Jack để sưởi ấm trên đường trở lại trần gian. Để cho không khí có thể vào nuôi lửa, Jack đã đục thủng quả bí ngô. Ánh lửa từ bên trong đã soi sáng nẻo đường của Jack. Từ đó, hình ảnh quả bí ngô mặt quỷ trở thành biểu tượng cho ngày lễ hóa trang này.

Hóa trang và đèn lồng là điểm đặc trừng của lễ hội
Mọi người thường hóa trang và mang theo đèn lồng bí ngô

Ý nghĩ của lễ hội hóa trang Halloween

Bên cạnh dịp tụ tập, vui chơi thì ngày lễ này còn mang những ý nghĩa hết sức to lớn cụ thể như:

Ý nghĩa giáo dục

Từ câu chuyện của Jack chúng ta có thể thấy sống không nên tham lam, keo kiệt bủn xỉn mà phải có lòng từ bi, biết giúp đỡ người khác. Không nên chơi với “ma quỷ” – nghĩa bóng chính là những người gian manh, các trò lừa lọc,… Nếu như chúng ta giao du với “ma quỷ” thì khó tránh khỏi những cám dỗ đi vào con đường sai lầm.

Ý nghĩa nhân văn

Lễ hội có nhiều ý nghĩa nhân văn
Lễ hội có ý nghĩa rất nhân văn

Jack – một cậu thiếu niên đau khổ và cô đơn khi bị cả Thiên Đàng và Địa Ngục chối từ, đã có riêng một ngày để trở lại dương gian. Trong ngày này cậu có thể sống thoải mái, vui vẻ vì người sống đã hóa trang thành ma quỷ. Khi đó Jack có thể trà trộn vào và vơi bớt cô đơn. Đó chính là ý nghĩa vô cùng nhân văn.

Các tập tục trong lễ hội Halloween

Sau khi biết ngày Halloween là ngày bao nhiêu thì chúng ta hãy khám phá các tập tục trong ngày lễ này để có thể hòa chung không khí thôi nào.

Hóa trang

Lễ hội hóa trang
Muôn kiểu hóa trang

Đây chính là đặc điểm tiêu biểu nhất của Halloween. Chính vì vậy mà ngày 31/10 hàng năm còn được gọi là lễ hội hóa trang. Người tham gia lễ hội sẽ biến mình thành “ma quỷ” bởi những bộ trang phục kỳ dị như ma cà rồng, bộ xương khô, phù thủy, ác quỷ,… Phổ biến nhất chính là những chiếc mặt nạ quỷ. Chúng được cả người lớn và trẻ em ưa chuộng.

Đặc biệt, không chỉ hóa trang cho bản thân mình, trào lưu hóa trang cho thú cưng cũng đang nổi lên rất rầm rộ. Những bộ quần áo ma quỷ dành cho những chú chó, mèo cưng cũng rất được quan tâm. Theo con số thống kê từ Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia (NRF) thì vào năm 2018, 30 triệu người Mỹ đã chi khoảng 480 triệu đô la cho trang phục cho thú cưng. Con số này tăng 200 triệu đô so với năm 2010 và không ngừng tăng lên theo các năm tiếp.

Theo khảo sát hàng năm của NRF do Prosper Insights & Analytics thực hiện, tổng chi tiêu cho Halloween 2023 dự kiến ​​sẽ đạt mức kỷ lục 12,2 tỷ USD, vượt kỷ lục 10,6 tỷ USD của năm ngoái. Số lượng người kỷ lục (73%) sẽ tham gia các hoạt động liên quan đến Halloween năm nay, tăng từ mức 69% vào năm 2022.

Thú cưng cũng hóa trang
Thú cưng cũng được các con sen biến thành “ma quỷ”

Trò “Trick Or Treat”

Đây là trò phổ biến hơn cả và không thể thiếu ở bất kỳ dịp Halloween nào. Nó là hoạt động dành cho trẻ em mà nghĩa nôm na chính là cho kẹo hoặc là bị ghẹo. Những đứa trẻ sẽ hóa trang thành ma quỷ, cầm đèn lồng bí ngô sau đó đến gõ cửa từng ngôi nhà để xin kẹo. Nếu như chủ nhà chấp nhận cho kẹo “Treat – tiếp đón” thì sẽ cho những đứa trẻ này kẹo hoặc trái cây. Hoặc chấp nhận “Trick – bị ghẹo” sẽ phải chịu những trò chơi tinh ma, nghịch ngợm của lũ quỷ nhỏ này.

Trang trí lồng đèn bí ngô

Theo truyền thuyết về Jack, lồng đèn bí ngô hình mặt quỷ đã trở thành biểu tượng của lễ hội Halloween. Do đó việc trang trí, tự tạo cho mình những chiếc lồng đèn vô cùng độc đáo đã trở thành phần không thể thiếu trong bữa tiệc này.

Soi gương trong bóng tối

Tập tục này không quá phổ biến nhưng chúng cũng có xuất phát điểm từ lễ Halloween. Nếu một chàng trai hoặc một cô gái muốn biết mặt vị hôn thê hoặc hôn phu của mình trong tương lai thì cần tắt hết toàn bộ đèn và đứng soi gương. Theo truyền thuyết, bạn sẽ thấy khuôn mặt của người được cho là hôn phu, hôn thê trong tương lai nơi bờ vai mình.

Một số tập tục lưu truyền rằng phải thực hiện kết hợp với các hành động khác như chải tóc 3 lần, đi giật lùi,…

Tập tục soi gương trong bóng tối của Halloween
Soi gương trong bóng tối ngày Halloween

Những điều nên tránh trong dịp lễ Halloween

Vì là ngày của “ma quỷ” cho nên chúng ta cần lưu ý một số điểm như sau. Ít nhất những hành động sau sẽ phần nào giúp bạn tâm an – lòng tĩnh.

  • Theo phương Tây, vào ngày này chúng ta nên tránh đi qua những con đường có sự xuất hiện của những chú mèo đen vì chúng có thể sẽ mang lại những điều không may mắn. Quan niệm này bắt nguồn từ thời Trung cổ khi mà con người tin rằng những phù thủy sẽ biến thành những chú mèo đen để tránh bị phát hiện.
  • Bên cạnh đó, nhiều người cũng cố gắng không đi bộ dưới cầu thang. Quan điểm này có thể xuất phát từ người Ai Cập cổ đại. Họ tin rằng hình tam giác là linh thiêng (nó cũng có thể liên quan đến thực tế là đi bộ dưới một chiếc thang nghiêng có xu hướng khá không an toàn). Và đặc biệt là trong dịp Halloween, chúng ta cố gắng tránh làm vỡ gương, dẫm lên vết nứt trên đường.
  • Chúng ta không nên để vật sắc nhọn ra ngoài. Thậm chí nhiều quốc gia còn có tục cất hết vật sắc nhọn trong nhà. Vì họ cho rằng, những đồ vật sắc nhọn này có thể gây nguy hiểm cho linh hồn những người thân trở về thăm nhà.
  • Không làm đổ muối ra sàn cũng là điều cấm kỵ trong lễ Halloween. Theo quan niệm việc làm đổ muối giống hành động của tên phản đồ Judas khi tham gia bữa ăn cuối cùng với chúa Jesus. Vì thế, mà nhiều người tin rằng nếu làm đổ muối thì bạn sẽ gặp phải điều không hay.

Đến đây hẳn bạn đã biết Halloween là ngày bao nhiêu rồi đúng không nào. Hiện nay lễ hội hóa trang Halloween rất được giới trẻ ưa chuộng với nhiều hoạt động, sự kiện thú vị. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về lễ hội này.

>>> Xem Thêm: Năm 2024 là năm con gì? Mệnh gì? Hợp với tuổi nào? Có nên sinh con năm 2024 không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *