Ngoài việc điều trị bằng các phương pháp y học thì việc chăm sóc dinh dưỡng cũng rất quan trọng đối với những bệnh nhân u tuyến giáp. Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp củng cố chức năng tuyến giáp. Vậy bạn có biết u tuyến giáp kiêng ăn gì để không biến chứng, trở nặng hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ về vấn đề bị ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì qua những chia sẻ ngay sau đây nhé.
Tìm hiểu về u tuyến giáp
Để có thể biết được u tuyến giáp kiêng ăn gì thì chúng ta cần phải hiểu về căn bệnh này đã.
U tuyến giáp là gì?
Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm tại vùng cổ trước, ngay trên xương ức. U tuyến giáp hay còn có tên gọi là nhân tuyến giáp. Đây là những khối/nốt đặc hoặc lỏng hình thành bên trong nhu mô tuyến giáp.
Hầu hết các u tuyến giáp đều không nghiêm trọng, không gây ra triệu chứng nên không dễ phát hiện. Nó thường được tình cờ phát hiện khi tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ qua siêu âm vùng cổ. Những khối u tuyến giáp có hơn 90% lành tính và và chỉ khoảng 4,0% – 6,5% là ung thư. U tuyến giáp chỉ biểu hiện triệu chứng khi nó đã phát triển lớn gây chèn ép, khó khăn cho các hoạt động thở và nuốt.
Phân loại u tuyến giáp
U tuyến giáp được phân loại thành u tuyến giáp lành tính và ung thư, cụ thể như sau:
Ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp lại được phân loại như sau:
- Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa (DTC): gồm ung thư tuyến giáp thể nang, ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư tuyến giáp thể hỗn hợp nhú và nang. Phát sinh từ những tế bào biểu mô, chiếm khoảng 95% tất cả các khối u tuyến giáp ác tính.
- Ung thư tuyến giáp thể tủy (MTC): phát sinh từ những tế bào hình nang sản xuất calcitonin của tuyến giáp. 20% của MTC liên quan đến di truyền, có thể xảy ra như là một phần của hội chứng đa u các tuyến nội tiết (MEN).
U lành tính
Phần lớn các nhân/u tuyến giáp đều là lành tính. Nó có thể là nang tuyến giáp, u tuyến giáp, nang hỗn hợp, viêm tuyến giáp,…
Triệu chứng của u tuyến giáp
Bác sĩ cho biết, hầu hết các u tuyến giáp đều không biểu hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng. Cho nên việc nhận biết u tuyến giáp là khó và không rõ ràng. Nhưng đôi khi có một số khối u có kích thước lớn có thể gây ra những dấu hiệu u tuyến giáp.
Các dấu hiệu của bệnh u tuyến giáp bao gồm:
- Khối u nằm ở vùng cổ trước có thể nhìn thấy được.
- Khối u chèn lỡn sẽ ép vào dây thanh quản quặt ngược khiến người bệnh bị khàn tiếng.
- Khối u chèn ép vào thực quản hoặc khí quản, gây khó thở hoặc khó nuốt.
- Cường giáp với những triệu chứng: tăng tiết mồ hôi, giảm cân không rõ nguyên nhân, bị run, lo lắng, nhịp tim nhanh hoặc không đều, tiêu chảy và đi tiểu thường xuyên hơn, tăng khẩu vị, rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh ở nữ.
- Suy giáp với những triệu chứng: mệt mỏi,, tăng cân, tê và ngứa ran ở tay, da và tóc khô, thô ráp, trầm cảm, táo bón, kinh nguyệt ra nhiều và thường xuyên ở nữ.
U tuyến giáp kiêng ăn gì?
Về vấn đề dinh dưỡng của người mắc bệnh tuyến giáp có rất nhiều nghi vấn như u tuyến giáp ác tính kiêng ăn gì? u tuyến giáp lành tính kiêng ăn gì? ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì?,… Thực tế, bệnh u tuyến giáp nói chung đều có chế độ dinh dưỡng khá giống nhau, chỉ có một số điểm khác biệt cụ thể như sau:
U tuyến giáp lành tính kiêng ăn gì?
Với những người mắc u tuyến giáp lành tính thì nên kiêng những thực phẩm như sau để hỗ trợ điều trị hiệu quả.
- Chế phẩm từ đậu nành: các thực phẩm từ đậu nành như sữa đậu, đậu phụ, nước tương,… không phù hợp cho người mắc u tuyến giáp. Hàm lượng isoflavone trong đậu nành có thể cản trở khả năng hấp thụ iot của tuyến giáp, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp.
- Thực phẩm chế biến sẵn: trong đó có chứa chất phụ gia cùng các calo xấu có thể làm cho khối u phát triển nhanh hơn và ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh.
- Nội tạng động vật: các bộ phận như gan, lòng, tim,… là những thực phẩm người mắc u tuyến giáp lành tính cần kiêng. Trong nội tạng động vật có nhiều axit lipoic gây ảnh hưởng xấu tới chức năng tuyến giáp. Nó còn làm giảm tác dụng của thuốc điều trị u tuyến giáp.
- Thực phẩm chứa gluten: trong lúa mì, lúa mạch đen,… chứa nhiều gluten có thể gây ra phản ứng miễn dịch tự động, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp.
- Chất xơ: các thực phẩm nhiều chất xơ thường có trong rau. Vậy u tuyến giáp kiêng ăn rau gì? Bạn nên kiêng ăn bông cải xanh, súp lơ trắng, cải ngọt, củ cải,… Chất xơ có thể ngăn cản sự hấp thu thuốc của cơ thể làm ảnh hưởng tới việc điều trị.
- Thực phẩm có chứa đường: u tuyến giáp kiêng ăn gì? Câu trả lời là các đồ ăn, nước uống chứa đường. Chức năng chuyển hóa ở người bệnh u tuyến giáp thường bị suy giảm. Khi ăn quá nhiều đường thì cơ thể sẽ không thể chuyển hóa đường hoàn toàn thành năng lượng. Từ đó làm thừa đường, tăng cân, gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
- Các loại rau họ cải: nó có chứa isothiocyanate làm hạn chế việc hấp thu iot, nhất là khi bạn ăn sống.
- Các chất kích thích: bạn không nên uống bia, rượu, cà phê, hút thuốc lá. Những chất này gây khó tiêu, không tốt cho sức khỏe. Nó cũng ngăn chặn sự sản xuất hormone tuyến giáp, khiến bệnh lâu lành.
Bị ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?
Bạn có biết bị ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì nói chung cũng như ung thư tuyến giáp thể nhú kiêng ăn gì? Nhìn chung, danh sách những thực phẩm kiêng của người bị u tuyến giáp ác tính gần giống với người bệnh u tuyến giáp lành tính. Cả hai đều không nên ăn các chế phẩm từ đậu nành, các loại rau cải, nội tạng động vật, chất xơ, đường và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, chúng có một số loại thực phẩm khác cần kiêng như sau:
- Muối i ốt và các thực phẩm chứa muối: ung thư tuyến giáp thể nhú là một loại của ung thư tuyến giáp. Chúng đều kiêng ăn muối. Điều trị ung thư tuyến giáp thể nhú hiện đều sử dụng phương pháp i-ốt phóng xạ, việc giảm lượng muối sẽ giúp cơ thể giảm hấp thụ i-ốt. Từ đó làm cho tế bào ung thư bị phá hủy nhanh hơn.
- Hải sản, tảo biển: trong hải sản và tảo biển có chứa lượng muối biển lớn nên bạn cũng hạn chế ăn.
- Kiêng socola: thành phần socola có chứa caffeine có thể làm cản trở quá trình hấp thụ thuốc khi điều trị.
Sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?
Sau khi phẫu thuật mổ tuyến giáp thì người bệnh nên kiêng một số thực phẩm như sau:
- Các món ăn khô, cứng: vết mổ u tuyến giáp ở cổ nên khi mới mổ sau việc nuốt thức ăn sẽ gặp khó khăn. Do đó, những món quá khô, cứng như cá khô, thịt khô, các loại hạt khô,… là không phù hợp, sẽ đau vết mổ, tiêu hóa khó.
- Các thực phẩm có chất kích thích: bạn cũng nên kiêng uống rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… các thành phần có trong những thực phẩm trên sẽ làm giảm sự hấp thụ thuốc, cản trở sự sản xuất hoóc môn tuyến giáp làm bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Đồ cay nóng: sẽ khiến cho người bệnh đau họng, hấp thu dinh dưỡng khó khăn hơn.
- Bạn cũng không nên ăn các thực phẩm như đã kể trên như các loại rau họ cải, thực phẩm nhiều đường, nội tạng động vật,…
Người bị u tuyến giáp nên ăn gì?
Nhìn chung, những người mắc u tuyến giáp có thực đơn nên ăn khá giống nhau. Chỉ có đôi chút khác nhau giữa i ốt. Cụ thể:
- Người bệnh u tuyến giáp lành tính nên ăn các thực phẩm giàu i ốt. Tuy nhiên, những người mắc u tuyến giáp ác tính thì lại nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu i ốt.
- Nên ăn các loại rau xanh lá ngoại trừ các loại rau họ cải.
- Ăn các loại hạt như hạnh nhân, hạt bí, hạt điều,… Đây là nguồn cung magie rất tốt cho cơ thể, các loại hạt giàu protein thực vật, vitamin B và E cùng các khoáng chất giúp hỗ trợ tuyến giáp hoạt động hiệu quả.
- Sữa chua ít béo: Sữa chua ít béo có chứa nhiều iốt, vitamin D rất tốt cho tuyến giáp. I-ốt hỗ trợ sản xuất hormone tuyến giáp. Vitamin D tham gia điều hòa hệ thống miễn dịch, ngăn bệnh Hashimoto.
Đến đây hẳn bạn đã biết u tuyến giáp kiêng ăn gì rồi đúng không nào. Chế độ dinh dưỡng thực sự quan trọng trong việc điều trị bệnh u tuyến giáp. Do đó bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ khi thăm khám nhé. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với bạn.
>>> Tham khảo bài viết: Độ ẩm lý tưởng cho trẻ sơ sinh, thiết bị cân bằng độ ẩm hữu hiệu nhất