Theo quan niệm truyền thống của người Việt, mùng 1 Tết là ngày đầu tiên trong năm mới nên nếu phạm phải những điều kiêng kỵ sẽ khiến cho cả năm xui xẻo, mọi việc không được hanh thông. Vậy mùng 1 Tết kiêng gì? Dưới đây, chúng tôi sẽ thông tin đến bạn những điều kiêng kỵ tuyệt đối không nên làm vào ngày đầu năm mới!

Kiêng quét nhà, đổ rác

Đây là điều kiêng kỵ được lưu truyền lâu đời trong dịp Tết Nguyên Đán. Từ những điển tích xưa, người dân quan niệm quét nhà và đổ rác ngày mùng 1 Tết  là quét hết đi tiền tài, may mắn và vận đỏ trong năm mới.

Sáng mùng 1 Tết kiêng gì? Kiêng quét nhà và đổ rác ngày Tết
Sáng mùng 1 Tết kiêng gì? Kiêng quét nhà và đổ rác ngày Tết

Vì thế, trong ngày 30 Tết dù có bận rộn như thế nào đi chăng nữa thì mọi người cũng sẽ cố gắng dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ trước giao thừa. Nếu như nhà bẩn mọi người chỉ nhặt đi chứ không động đến chổi quét nhà. Ngoài ra, nhiều người còn quan niệm rằng phải cất chổi cẩn thận. Nếu mùng 1 Tết mà bị mất chổi chính là điềm xấu, báo hiệu một năm xui xẻo bị trộm vào nhà vơ vét hết của cải.

Kiêng đóng cửa nhà mùng 1 Tết

Đóng cửa ngày mùng 1 Tết bị coi là “từ chối” đón lộc vào nhà
Đóng cửa ngày mùng 1 Tết bị coi là “từ chối” đón lộc vào nhà

Ngày mùng 1 Tết, các gia đình thường sẽ mở rộng cửa tươi vui chào đón khách đến chơi nhà. Vì theo tín ngưỡng dân gian, sớm mùng 1 chính là lúc Ngọc Hoàng cùng chư vị thần tiên giáng phàm đến từng nhà. Nếu như đóng kín cửa nhà thì các vị sẽ coi đây là điều bất kính, giận dỗi bỏ đi và cả năm đó gia đình sẽ không được hưởng phúc.

Kiêng cho lửa, kiêng cho nước

Với quan niệm nước và lửa tượng trưng cho tài lộc, may mắn nên trong ngày mùng 1 Tết sẽ tránh đi xin nước, xin lửa và đặc biệt là kiêng cho nước, cho lửa. Nếu phạm phải điều này nghĩa là sẽ mất đi lộc trong cả năm, tiền bạc làm ra cũng không giữ được. Thậm chí là gặp phải nhiều điều xui xẻo, tai họa triền miên.

Trong tục xưa còn có lệ thuê người gánh nước vào sáng ngày mùng 1 Tết, những người gánh nước được mừng tuổi. Như vậy thì cả chủ nhà và người gánh nước thuê cả năm sẽ gặp được may mắn.

Kiêng làm vỡ đồ đạc

Làm vỡ đồ đạc là điềm xấu, báo hiệu những điều không may
Làm vỡ đồ đạc là điềm xấu, báo hiệu những điều không may

Theo phong tục xưa, làm đổ vỡ đồ dùng như bát đĩa, ấm chén, gương,… ngày mùng 1 Tết chính là báo hiệu cho sự chia lìa, tan tác nên rất kiêng kỵ.

Kiêng vay mượn và trả nợ

Ngày đầu năm mới, chúng ta nên tránh đi vay và tránh cho vay, đồng thời cũng không nên đi đòi nợ hay trả nợ. Vì người cho vay sẽ mất mát tài lộc cả năm; còn người đi vay sẽ báo hiệu cho 1 năm túng thiếu, tiền bạc tiêu tan, phân tán và luôn trong tình trạng vay mượn cả năm.

Kiêng cãi vã, va chạm ngày đầu năm mới

Vào ngày mùng 1 Tết mọi người thường cố gắng giữ hòa khí, không tranh cãi, gắt gỏng để cả năm vui vẻ, hòa thuận và đoàn kết. Đặc biệt, vào ngày này dù trẻ nhỏ có nghịch ngợm, phạm lỗi thì người lớn cũng chỉ “cười xòa” bỏ qua; tránh quát mắng và lớn tiếng.

Kiêng cãi vã, va chạm ngày mùng 1 Tết
Kiêng cãi vã, va chạm ngày mùng 1 Tết

Đặc biệt, với những người có mâu thuẫn và xích mích từ trước thì cũng tránh va chạm, gây bất hòa trong ngày đầu năm mới. Ngoài ra cũng nên tránh những cảm xúc tiêu cực như khóc lóc, buồn tủi, bực tức. Nếu như bất đắc dĩ phải rơi vào hoàn cảnh không vui thì chúng ta cũng nên cố gắng kiềm chế để hưởng thụ 1 năm mới trọn vẹn niềm vui bên người thân, bạn bè và gia đình.

Kiêng sử dụng kim chỉ

May vá trong ngày đầu năm được cho là sẽ khiến gia chủ gánh chịu cảnh khổ sở, khó khăn, vất vả suốt năm. Đặc biệt, có quan niệm rằng nếu như phụ nữ mang thai đụng vào kim chỉ ngày mùng 1 Tết thì con sinh ra mắt sẽ dẹt như cây kim.

Kiêng giặt quần áo

Mùng 1 Tết kiêng gì? Mùng 2 Tết kiêng gì?
Mùng 1 Tết kiêng gì? Mùng 2 Tết kiêng gì?

Ngày mùng 1 và mùng 2 Tết là ngày sinh của thần Thủy, vì thế kiêng giặt quần áo sẽ giúp tránh mạo phạm thần thánh, dẫn đến xui xẻo.

Kiêng nói những điều xui

Theo quan niệm dân gian, những lời nói trong ngày đầu năm mới sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến chuyện xảy ra trong cả năm. Do đó chúng ta cần phải cẩn trọng từng lời ăn tiếng nói, tránh nói đến những từ xui xẻo như “chết mất”, “tiêu rồi”, “hỏng rồi”,…

Kiêng ăn món ăn có hàm ý xui xẻo

Mực được xem là món ăn kiêng kỵ vào ngày mùng đầu năm
Mực được xem là món ăn kiêng kỵ vào ngày mùng đầu năm

Món ăn kiêng kỵ ngày mùng 1 Tết tùy vào từng vùng miền sẽ là khác nhau. Tuy nhiên, trong năm mới để tránh đen đủi cả năm thì có một số món ăn mà người dân 3 miền nước ta đều kiêng ăn như thịt chó, mực, cá mè,…

Kiêng mai táng

Dù sự mất mát là điều không ai mong muốn, tuy nhiên nếu gia đình nào có người nhà mất vào đúng ngày mùng 1 Tết thì cần phải gác lại chuyện buồn đó, và đợi đến sáng mùng 2 mới phát tang. Ngoài ra, gia đình nào có tang cũng sẽ cất khăn tang 3 ngày để tránh xui xẻo và chào đón năm mới trọn vẹn niềm vui.

Kiêng mặc đồ trắng, đen

Người Việt Nam quan niệm mùng 1 Tết nên kiêng kị mặc đồ màu trắng và cả màu đen. Vì theo tín ngưỡng dân gian thì vào ngày đầu năm mới quần áo màu trắng hoặc màu đen thì cả năm sẽ bị xui xẻo, không được may mắn.

Màu đen hoặc trắng mang tính chất u ám, không hợp với không khí ngày xuân
Màu đen hoặc trắng mang tính chất u ám, không hợp với không khí ngày xuân

Hơn thế, trong phong thủy màu trắng biểu trưng cho sự tang tóc đau thương; còn màu đen là màu thu hút tà khí. Do đó, vào những ngày Tết cổ truyền thì đa số mọi người sẽ diện những bộ trang phục có màu sắc rực rỡ và sáng sủa như xanh, đỏ, hồng vàng,… với mong muốn năm mới sẽ ngập tràn năng lượng tích cực, sức sống mới, may mắn và sự mới mẻ.

Kiêng người có tang đi xông đất, đi chúc Tết

Kiêng người có tang đi xông đất, đi chúc Tết đầu năm mới
Kiêng người có tang đi xông đất, đi chúc Tết đầu năm mới

Người xưa quan niệm rằng, những người gia đình đang có tang (có bụi) hoặc đang còn trong thời gian để tang (2-3 năm tùy nơi) thì kiêng không được đi xông nhà hay chúc Tết người khác. Bởi như vậy có thể mang tới những điều không may và vận rủi cho gia chủ trong năm mới.

Trên đây là nội dung trả lời cho câu hỏi mùng 1 Tết kiêng gì được chúng tôi tổng hợp để chia sẻ đến bạn đọc. Chuyện thờ cúng kiêng kỵ ngày đầu năm mới là nét đẹp văn hóa của người Việt xưa và nay, chúng ta cần ghi nhớ với hy vọng có được một cuộc sống bình an và khỏe mạnh!

>>> Xem thêm bài viết: Tết Hạ Nguyên là gì? Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa, các hoạt động trong Tết Hạ Nguyên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *