Ăn mứt gừng nhiều có tốt không? Đây là câu hỏi của rất nhiều người khi nhắc đến món ăn không thể thiếu trong khay mứt ngày Tết. Dưới đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này!

Giải đáp: Ăn mứt gừng nhiều có tốt không?

Câu trả lời là KHÔNG. Bởi nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy; ăn quá nhiều mứt gừng có thể gây ra một vài phản ứng dị ứng với cơ thể con người như khó thở, tắc nghẽn đường hô hấp, sưng phồng môi, phát ban, mề đay,…

Ăn mứt gừng nhiều có tốt không?
Ăn mứt gừng nhiều có tốt không?

Ngoài ra, Cục quản lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ gừng mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị. Vì gừng có thể gây ra các cơn co thắt tử cung cực kỳ nguy hiểm.

Một số tác hại khôn lường khi ăn nhiều mứt gừng với sức khỏe con người có thể kể đến như sau:

1. Gây loãng máu

Theo trung tâm Ung thư Memorial Sloan-Kettering, mứt gừng được cho là có tác dụng tương tự như aspirin. Chúng có thể tác động vào quá trình đông máu, khiến cho quá trình này diễn biến chậm hơn và thậm chí còn có khả năng gây loãng máu. Điều này chính là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng đối với những bệnh nhân đang phải sử dụng những loại thuốc chống đông máu.

Gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu
Gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu

Tính nóng của gừng hoàn toàn có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu. Do đó, đối với những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ thì không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

2. Rối loạn nhịp tim

Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, việc sử dụng gừng ở liều lượng cao có thể gây ra hiện tượng tim đập nhanh. Hơn thế nếu sử dụng quá nhiều gừng trong một thời gian dài, đặc biệt là dưới dạng thức uống có gas (bia gừng) thì có thể gây ra chứng rối loạn nhịp tim.

3. Gây ngứa rát và làm khô da

Ăn mứt gừng trong thời gian dài có thể làm da bị khô và ngứa rát
Ăn mứt gừng trong thời gian dài có thể làm da bị khô và ngứa rát

Da bị ngứa và khô cũng là một trong số các tác dụng phụ của việc sử dụng quá nhiều chế phẩm từ gừng. Tình trạng này thường bắt đầu ở mặt rồi sau đó lan rộng dần xuống các vùng khác trên cơ thể.

4. Gây dị ứng

Gừng có thể gây ra một số phản ứng dị ứng như sưng phồng ở môi, lưỡi, phát ban hay mề đay,… Đặc biệt, mứt gừng được phơi khô sẽ bị mất nước khiến cho thành phần gingerol (hợp chất hóa học duy nhất có trong gừng) bị chuyển hóa thành shogaol, mà shogaol nóng hơn gingerol gấp 2 lần. Vì thế, những người bị say nắng hoặc những người có thân nhiệt cao nên hạn chế ăn mứt gừng.

5. Tăng đường huyết

Ăn quá nhiều mứt gừng sẽ làm tăng lượng glucose trong máu
Ăn quá nhiều mứt gừng sẽ làm tăng lượng glucose trong máu

Mứt gừng cũng như các loại mứt khác, đều sẽ chứa một lượng đường khá lớn (chiếm tới gần 60%). Vì thế cũng không nên sử dụng quá nhiều, đặc biệt là người có tiền sử bị bệnh tiểu đường.

Tìm hiểu về mứt gừng

Để hiểu hơn về mứt gừng, mời bạn tham khảo thêm các thông tin chi tiết dưới đây.

1. Mứt gừng là gì?

Theo Wikipedia, mứt gừng là loại mứt được làm từ gừng bánh tẻ; gồm gừng và bao ngoài một ít đường có vị hơi cay, ngọt và màu vàng chanh. Vào dịp tết Nguyên Đán, khi thời tiết còn lạnh giá thì mứt gừng là một món ngon ăn dân dã được rất nhiều người yêu thích.

Mứt gừng là gì?
Mứt gừng là gì?

Hiện nay, mứt gừng phổ biến với 2 loại chính là gừng khô (miếng) và gừng dẻo (sợi). Trong đó, mứt gừng khô sẽ được sên đường kết tinh, còn mứt gừng dẻo thì dùng chút chanh vắt.

2. Thành phần chính có trong mứt gừng

Các hoạt chất sinh học có trong mứt gừng như sau:

  • Các khoáng chất như canxi, kali, natri, sắt, mangan, selen,…
  • Các nhóm vitamin như C, E, B6. 
  • Carbohydrate (khoảng 70%)
  • Protein
  • Chất xơ
  • Đường
  • Gingerols
  • Hợp chất phenolic

3. Những tác dụng của mứt gừng

Mứt gừng có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với người trung niên và người lớn tuổi.

  • Hỗ trợ điều trị đau dạ dày: Trong mứt gừng có chứa một số chất như eucalyptol, a-camphen, b-phellandrene, linalool,… có khả năng chống viêm, diệt vi khuẩn HP trong dạ dày; giữ ấm và kích thích dạ dày làm việc tốt hơn. Nhờ thế mà tình trạng đau dạ dày được cải thiện khi ăn mứt gừng.
Ăn mứt gừng có tốt không? Mứt gừng – Vị thuốc tốt cho hệ tiêu hóa
Ăn mứt gừng có tốt không? Mứt gừng – Vị thuốc tốt cho hệ tiêu hóa
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa: Với đặc tính cay nóng, gừng hỗ trị tốt những triệu chứng tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng,… Ngoài ra gừng còn có tác dụng điều trị chứng khó tiêu, giảm đau bụng ở trẻ.
  • Giảm buồn nôn do say tàu xe: Tính cay và ấm của gừng sẽ làm nóng cơ thể, loại bỏ khí tích tụ ở trong ruột và trung hòa acid dạ dày. Từ đó giúp giảm buồn nôn khi đi tàu xe.
  • Hạn chế các cơn đau và viêm khớp: Mứt gừng chứa một hợp chất kháng viêm cực mạnh có tên là Gingerol. Loại chất này có tác dụng giảm đau nhức cho khớp, nhất là trong giai đoạn đầu của viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp.
Gingerol trong gừng có tác dụng giảm đau nhức cho khớp
Gingerol trong gừng có tác dụng giảm đau nhức cho khớp
  • Điều trị cảm lạnh: Gừng được xem như là một dược liệu tuyệt vời giúp chữa cảm lạnh. Bởi với tính ấm nóng, gừng sẽ làm nóng cơ thể nhanh chóng giúp kích thích mạch máu giãn ra để từ đó thúc đẩy sự bài tiết mồ hôi nhanh hơn, độc tố được đào thải và giảm các triệu chứng cảm lạnh. Không những thế, mứt gừng còn giúp điều trị viêm họng và viêm phế quản hiệu quả.
  • Nâng cao sức đề kháng: Mứt gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn sự tổn thương. Qua đó hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, đồng thời phòng ngừa các bệnh mãn tính như huyết áp, tim mạch, phổi và chống lão hóa.

Những câu hỏi liên quan đến mứt gừng

Bên cạnh câu hỏi ăn mứt gừng nhiều có tốt không thì một số thắc mắc phổ biến khác sẽ được chúng tôi giải đáp trong nội dung bên dưới.

1. Mứt gừng bao nhiêu calo?

Theo cách tính lượng calo trong thức ăn được chuyên gia dinh dưỡng công bố thì lượng calo có trong mứt gừng được đánh giá là rất cao, rơi vào khoảng 135 calo/100g. Lượng calo này chủ yếu đến từ lượng đường được sử dụng để làm món mứt.

Lượng calo trong mứt gừng chủ yếu đến từ lượng đường dùng làm mứt
Lượng calo trong mứt gừng chủ yếu đến từ lượng đường dùng làm mứt

2. Ăn mứt gừng có mập không?

Về câu hỏi này, các chuyên gia đã nghiên cứu và đưa ra kết luận như sau:

  • Mứt gừng không phải là 1 loại thực phẩm kích thích vị giác mà khiến chúng ta ăn nhiều được. Bên cạnh đó, với lượng calo 135 calo/100g mà món ăn này cung cấp thì nếu như ăn mứt gừng ở mức vừa phải và đúng cách thức thì chúng sẽ không gây béo.
  • Chưa kể đến mứt gừng chứa nhiều thành phần như protein, axit hữu cơ, vitamin và khoáng chất rất có lợi cho cơ thể người.

3. Ăn mứt gừng có giảm cân không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình 1 ngày chúng ta cần nạp 1800 calo vào cơ thể để duy trì hoạt động và nó sẽ tương đương với khoảng 600 calo/bữa. Nếu như vượt quá con số này sẽ dẫn đến việc cơ thể dư thừa năng lượng từ đó gây thừa cân.

Ăn mứt gừng có thể giảm cân nếu như bạn biết tính toán lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày
Ăn mứt gừng có thể giảm cân nếu như bạn biết tính toán lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày

Với đặc tính riêng của gừng là nóng và chóng đầy dạ dày thì bạn chỉ cần nạp khoảng 400g là đã có thể no bụng, nó sẽ tương đương với 540 calo/bữa. Dễ dàng nhận thấy, 540 calo được tạo ra khi ăn mứt gừng là nhỏ hơn trung bình 600 calo/bữa.

Do đó với câu hỏi ăn mứt gừng có giảm cân không thì câu trả lời là nhé; nhưng với điều kiện là bạn chỉ ăn từ 100-400g mứt gừng, còn nếu như ăn trên 400g mứt gừng thì tất nhiên cân nặng của bạn tăng lên “vù vù” cũng là điều dễ hiểu. Vì vậy, để tránh việc ăn mứt không chỉ không giúp giảm cân mà còn làm tăng cân thì bạn cần tính toán hàm lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày nhằm tránh tình trạng dư thừa calo và tích tụ mỡ.

Qua bài viết này, chắc hẳn là bạn đã trả lời được câu hỏi ăn mứt gừng nhiều có tốt khôngTheo đó, dù các tác dụng phụ khi ăn nhiều mứt gừng khá hiếm gặp nhưng nó cũng là vấn đề mà bạn cần lưu tâm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân.

>>> Xem thêm bài viết: Một quả táo đỏ chứa bao nhiêu calo? Táo đỏ có công dụng gì? Những lưu ý khi ăn táo tàu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *