“Ca nương” là thuật ngữ quen thuộc khi nhắc đến thể loại âm nhạc “ca trù” – Một kiệt tác di sản truyền khẩu, phi vật thể mang giá trị nhận thức sâu sắc và là kho tàng tri thức phong phú của người Việt. Vậy ca nương là gì? Vai trò của ca nương như thế nào? Nội dung dưới đây là các thông tin chi tiết giải đáp cho vấn đề này!

Ca nương là gì?

Theo Wikipedia, “ca nương” hay “đào”, “cô đào”, “cô đầu”, “ả đào”, “cô đầu”,… là nữ ca sĩ sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp trong thể loại ca trù (dòng nhạc khá phổ biến ở miền Bắc). Ca nương sẽ mặc những bộ trang phục truyền thống như áo dài hay các loại áo khác tùy thuộc vào bài diễn.

Người ta thường nói rằng “không có ca nương bất thành ca trù”, tức là khi nói đến ca trù không thể không nói tới ca nương. Bởi:

Ca nương là gì? Ý nghĩa của từ ca nương là gì?
Ca nương là gì? Ý nghĩa của từ ca nương là gì?
  • Nhờ có ca nương biểu diễn mà khán giả mới có thể nghe ca trù 1 cách lắng đọng và cảm xúc.
  • Ca nương tô điểm cho 1 khía cạnh của tôn giáo, tri ân và tưởng vọng về vị tiền bối khai sinh và bảo hộ nghề ca trù.
  • Phục vụ giải trí ca, nhạc và vũ trong các cung đình.
  • Ca nương là đối tượng khơi nguồn sáng tạo và thưởng thức thơ.

Để trở thành 1 ca nương, người con gái phải hội tụ đủ các yếu tố về thanh nhạc, kỹ thuật giọng hát, kiến thức về ca trù và kỹ năng gõ phách. Đồng thời đòi hỏi đam mê, quyết tâm cùng sự kiên trì.

Tìm hiểu về thể loại nhạc ca trù

Để hiểu hơn về thể loại nhạc ca trù, mời bạn tham khảo các thông tin được chúng tôi tổng hợp dưới đây.

1. Ca trù là gì?

Ca trù (chữ Nôm: 歌籌), gọi nôm na là hát cô đầu hay hát nhà trò – một loại hình diễn xướng bằng âm nhạc thính phòng rất thịnh hành tại Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Thể loại ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù chính là sự phối hợp nhuần nhuyễn và vô cùng đỉnh cao giữa “thi ca” và “âm nhạc”.

Ca trù là gì?
Ca trù là gì?

Sau đó, ca trù phát triển ở các giáo phường, sử dụng phụ nữ và dần bị biến tướng. Vào thời thực dân, ca trù phát triển ở các đô thị trong những “ca quán” – Nơi cung cấp rượu, thuốc phiện. Sau năm 1945, khi Việt Minh lên nắm quyền thì nó đã bị phê phán vì gắn liền với các hoạt động mại dâm chế độ cũ.

Sau 1954 ca trù chính thức bị cấm, nhưng được khôi phục sau công cuộc đổi mới phát động và cho đến hiện nay được xem là bộ môn nghệ thuật bác học của nền âm nhạc cổ truyền Việt Nam.

Ngày 01/10/2009, ca trù được ghi danh là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi lên tới 16 tỉnh và thành phố ở nửa phía Bắc Việt Nam. Ca trù được xem là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, đứng thứ 2 sau ả đào pansori của Hàn Quốc, Triều Tiên.

Ca trù lần đầu tiên xuất hiện trên trang chủ tiếng Việt của Google
Ca trù lần đầu tiên xuất hiện trên trang chủ tiếng Việt của Google

Ngày 23/02/2020, nhằm đúng ngày giỗ tổ nghiệp ca trù. Google lần đầu tiên chính thức tôn vinh loại hình nghệ thuật truyền thống này bằng biểu tượng đặc biệt thay thế tạm thời ở trên trang chủ của Google tại Việt Nam.

2. Nguồn gốc ca trù

Trên thực tế không ai rõ ca trù có từ bao giờ. Tuy nhiên có giai thoại kể rằng nó được khai sinh bởi Đinh Dự – Là con trai công thần Lam Sơn và công chúa Đường Hoa (người nhà trời). Do đó, ca trù có nguồn gốc nửa nhân nửa thần; linh thiêng mà cao quý.

Hát nói và hát kể là thể loại văn chương phổ biến nhất được sử dụng trong ca trù. Hiện nay nguồn gốc ca trù được giải thích theo nguồn gốc của thể hát nói trong văn chương Việt Nam bằng những nguyên nhân và các sự việc sau:

Hát nói – Điệu hát ca trù phổ biến
Hát nói – Điệu hát ca trù phổ biến
  • Hát nói là sự phàm tục hoá những thể thánh ca (thể loại ca khúc tôn giáo) hoặc các thể ca như hát xoan, hát cửa đền, cửa chùa, những bài thét nhạc,…
  • Hát nói là sự cụ thể hoá ảnh hưởng của tư tưởng Lão – Trang (Tiên Đạo). Đó là sự sáng tạo của các nhà Nho giáo phóng khoáng, thích tự do,… sự gửi gắm các tư tưởng và cảm xúc vượt ra ngoài khuôn phép tư tưởng Khổng Mạnh.
  • Hát nói là biến thể của Song thất lục bát với nhiều câu 7 chữ có vần bằng, vần trắc; có cước vận và có yêu vận. Lời hát của thể cách hát nói giống như nỗi ai oán được thăng hoa thành nguồn cảm hứng bất tận.
  • Hát nói là thể cách hát được đưa vào trong chầu văn và trở thành cách hát phú.

3. Thành phần trình diễn trong ca trù

Một chầu hát ca trù cần có 3 thành phần chính gồm:

  • Một ca nương (nữ ca sĩ) sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp.
  • Một nhạc công (kép) chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát của ca nương; đồng thời có lúc hát thể cách hát sử và hát giai, vừa đàn vừa hát.
Nhạc công (kép) chơi đàn đáy
Nhạc công (kép) chơi đàn đáy
  • Người thưởng ngoạn (gọi là “quan viên”, thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và sẽ biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.

Bởi vì là nghệ thuật âm nhạc thính phòng, không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ. Thế nên ca nương hát ngồi trên chiếu ở giữa, kép và quan viên ngồi chếch sang 2 bên.

4. Âm nhạc

Ca trù vừa là loại thanh nhạc và vừa là loại khí nhạc, có 1 ngôn ngữ âm nhạc tế nhị và tinh vi.

  • Về thanh nhạc, ca nương cần có giọng thanh – cao – vang; khi hát phải biết “ém hơi, nhả chữ” và hát phải tròn vành rõ chữ, biết nảy hạt, đổ con kiến. Ca nương sẽ vừa hát vừa gõ phách, cần biết rành 5 khổ phách cơ bản: đánh lưu không; tiếng phách phải giòn và chắc, lời ca, tiếng phách phải ăn khớp.
Bộ dụng cụ trong hát ca trù
Bộ dụng cụ trong hát ca trù
  • Về khí nhạc, kép đàn dùng đàn đáy phụ họa. Bản đàn không nhất thiết phải đi theo bài hát vì sẽ phải theo khổ đàn, tuy nhiên đòi hỏi khổ đàn – khổ phách – tiếng ca hợp nhau, hài hòa và nhuần nhuyễn.
  • Quan viên đóng vai trò là người cầm chầu. Tiếng trống chầu vừa chấm câu khi tham gia vào cuộc diễn tấu, có tính chất phê phán, khen chê đúng chỗ để khích lệ ca nương và kép đàn. Từ đó giúp cho thính giả biết được đoạn nào hay, thật hay; gọi là được giáo dục âm nhạc trong cách nghe.

5. Một số tác phẩm nổi tiếng

Những bài ca trù hát nói nổi tiếng phải kể đến:

  • “Tự tình”, “Hơn nhau một chữ thì”, “Nhân sinh thấm thoắt”, “Phận hồng nhan có mong manh”… của nhà thơ Cao Bá Quát.
  • “Ngày tháng thanh nhàn”, “Chơi xuân kẻo hết xuân đi”, “Trần ai ai dễ biết ai”, “Kiếp nhân sinh”,… của nhà thơ Nguyễn Công Trứ.
  • “Hồng Hồng, Tuyết Tuyết” tức “Gặp đào Hồng đào Tuyết” của nhà thơ Dương Khuê.
Dương Khuê và Chu Mạnh Trinh là 2 nhà Nho đưa thể loại hát nói lên đỉnh cao giá trị, đóng góp lớn cho nền văn hóa Việt Nam
Dương Khuê và Chu Mạnh Trinh là 2 nhà Nho đưa thể loại hát nói lên đỉnh cao giá trị, đóng góp lớn cho nền văn hóa Việt Nam
  • “Hương Sơn phong cảnh ca” của Tiến sĩ Nho học Chu Mạnh Trinh.
  • “Hỏi gió”,”Xuân tình”, “Chưa say”, “Trần ai tri kỷ”, “Gặp xuân”, “Đời đáng chán”,… của nhà thơ nhà văn Tản Đà.
  • “Hỏi phỗng đá”, “Duyên nợ” của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
  • “Chơi chùa Thầy” của nhà cách mạng Nguyễn Thượng Hiền.
  • “Hát cô đầu” của nhà thơ Trần Tế Xương.

Những ca nương nổi bật nhất Việt Nam hiện nay

Bên cạnh các nghệ nhân ca trù nổi tiếng có nhiều đóng góp vào sự phát triển của ca trù Việt Nam, thì còn có một số ca nương trẻ nổi bật hiện nay.

1. Kiều Anh

Ca nương Kiều Anh có tên thật là Nguyễn Kiều Anh, sinh năm 1994 tại Hà Nội. Cô chính là thế hệ thứ 7 trong một gia đình có truyền thống lâu đời về ca trù. Ngay từ nhỏ, Kiều Anh đã được tiếp xúc với môn nghệ thuật này và sớm bộc lộ năng khiếu.

Ca Nương Kiều Anh – Nữ ca sĩ về thể loại ca trù nổi bật
Ca Nương Kiều Anh – Nữ ca sĩ về thể loại ca trù nổi bật

Năm 10 tuổi, cô đi trình diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới như Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Trung Quốc,… Năm 2013, Kiều Anh trở thành á quân Vietnam’s Got Talent; sau đó cô tham gia The Voice – Giọng hát Việt năm 2015 dù chỉ dừng chân ở bán kết nhưng sau cuộc thi cô được rất nhiều khán giả yêu mến.

Hiện nay, ca nương Kiều Anh có cuộc sống viên mãn và đáng ngưỡng mộ bên ông xã Văn Quỳnh. Anh chính là cháu của cố giáo sư Văn Như Cương (con trai nhà giáo Văn Thùy Dương – Phó hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội).

2. Đặng Tú Thanh

Đặng Tú Thanh là ca nương nhỏ tuổi nhất Việt Nam sinh năm 2009 tại Hải Phòng. Tú Thanh đã thu hút sự chú ý của công chúng khi tham gia vào loạt gameshow nổi tiếng như Biệt tài tí hon, Người hùng tí hon, Gương mặt thân quen nhí. Cô bé gây ấn tượng mạnh khi tự tin trình diễn nhiều môn nghệ thuật cổ truyền; bao gồm ca trù, chèo, xẩm,… trước đám đông và cả các nghệ sĩ lớn tuổi.

Đặng Tú Thanh – Nữ ca nương nhỏ tuổi nhất của Việt Nam
Đặng Tú Thanh – Nữ ca nương nhỏ tuổi nhất của Việt Nam

Những màn diễn xướng tuyệt vời của Tú Thanh đã đưa cô bé nhanh chóng trở thành 1 trong những tài năng trẻ tiêu biểu của đất nước. Năm 2016, Tú Thanh được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Nghệ sĩ hát các dòng nhạc dân tộc cổ truyền Việt Nam nhỏ tuổi nhất.

Thế nhưng hành trình của em đột ngột dừng lại khi vào trưa ngày 01/07/2023, Tú Thanh đã không may qua đời vì tai nạn giao thông. Sự ra đi đột ngột của em đã để nhiều tiếc nuối cho giới nghệ sĩ và người hâm mộ, tiếc thương cho một tài năng âm nhạc thiên phú của nền âm nhạc dân tộc.

Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm ca nương là gì cũng như bộ môn nghệ thuật ca trù. Theo dõi maytaoamcongnghiep.com để cập nhật thêm nhiều thông tin hay và hữu ích bạn nha!

>>>> Xem thêm bài viết: Dumb là gì? Sự khác nhau giữa Dumb, Stupid và Idiot

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *