Những năm gần đây, Phật Đản đã trở thành một ngày lễ hội quan trọng, nhận được sự quan tâm không chỉ của Phật tử mà còn là của mọi người dân Việt Nam. Vậy bạn có biết lễ Phật Đản là gì? Nên làm gì trong ngày lễ này để tăng phúc khí, đón nhận bình an, may mắn?

Lễ Phật Đản là gì?

Lễ Phật Đản, hay còn gọi là Ngày Vesak hoặc Ngày Đản sanh của Đức Phật. Đây là một trong ba lễ lớn của Đạo Phật, được tín đồ Phật Giáo và dân chúng đón nhận. Nhiều bạn thắc mắc, lễ Phật Đản tiếng Anh là gì thì câu trả lời là “Buddha’s Birthday”, được phát âm là /bʊdəz ˈbɜːθdeɪ/.

Lễ Phật Đản là gì?
Lễ Phật Đản là gì?

Theo Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng Phật giáo Trung Hoa, Lễ Phật Đản kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật Siddhartha Gautama. Tuy nhiên, trong Phật giáo Nam truyền và Tây Tạng, ngày này còn được gọi là Ngày Tam hiệp, kỷ niệm Đản sanh của Phật, Đức Phật thành đạo và Đức Phật nhập niết bàn.

Lễ Phật Đản 2024 là ngày nào?

Trước năm 1959, các quốc gia Đông Á thường tổ chức Ngày Đản sanh vào ngày 8/4 theo lịch truyền thống. Tuy nhiên, tại Đại hội Phật giáo trên thế giới đầu tiên tại Colombo (được tổ chức ngày 25/5 đến ngày 8/6/1950), 26 nước thành viên đã đồng thuận lịch quốc tế cho lễ Phật Đản là vào ngày rằm tháng 4 hàng năm.

Chính vì vậy, năm 2024 đại lễ Phật Đản sẽ diễn ra vào ngày 15/4/2024 âm lịch, tức 22/5/2024 dương lịch.

Nguồn gốc của lễ Phật Đản

Nguồn gốc của lễ Phật Đản
Nguồn gốc của lễ Phật Đản

Ngày Đản sanh có nguồn gốc từ điển tích về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đảm, thuộc vương tộc Thích Ca. Ngài được sinh ra vào ngày rằm tháng Tư theo lịch Nam Tông (năm 624 TCN) hay ngày 8/4 theo lịch Bắc Tông, tại vườn Lâm Tỳ Ni, một địa điểm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal. Vì vậy, lễ Phật Đản được tổ chức vào rằm tháng Tư để tôn vinh và kỷ niệm ngày đản sinh Đức Phật.

Ý nghĩa của lễ Phật Đản là gì?

Ngày Đản sanh không chỉ là dịp để tôn vinh Đức Phật mà còn là cơ hội để ta nắm bắt sâu sắc cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nhìn nhận Ngài như một con người lịch sử và hiểu rõ hơn về những lời dạy của Ngài. Trong bối cảnh này, mỗi người nhận ra rằng hành trình đến với những điều tốt đẹp nhất, giác ngộ và giải thoát không chỉ là đặc quyền của một thực thể siêu nhiên mà mỗi người đều có khả năng đạt tới.

Ý nghĩa của lễ Phật Đản là gì?
Ý nghĩa của lễ Phật Đản là gì?

Lễ Phật Đản là lời nhắc để chúng ta tin tưởng rằng hạnh phúc thực sự là sự an lạc giữa cuộc sống mà không lo âu hay sợ hãi, không phụ thuộc vào sự giàu có, danh vọng hay hưởng thụ vật chất. Chúng ta được khuyến khích sống theo lời dạy của Đức Phật, từng bước tiến để đạt đến giá trị hạnh phúc nội tâm và không bị áp đặt bởi những áp lực về danh vọng, tiền bạc.

Lễ Phật Đản nên làm gì?

Dưới đây là những điều mà bạn nên làm vào Ngày Đản sanh để chiêu đón tài lộc, hưởng phúc khí và bình an.

Phát tâm ăn chay, niệm Phật

Với những người theo đạo Phật, lễ Phật Đản là dịp để bày tỏ lòng tôn kính, hân hoan trước sự xuất hiện của Đức Phật Thích Ca. Trong ngày này, khuyến khích các gia chủ thực hiện việc phát tâm ăn chay niệm Phật như một cách để sám hối, nhận phúc khí từ Đức Phật tối cao.

Phát tâm ăn chay, niệm Phật
Phát tâm ăn chay, niệm Phật

Hơn nữa, ngày rằm được coi là thời điểm năng lượng trường khí biến động mạnh mẽ. Vậy nên, ăn chay niệm Phật không chỉ là một hành động sám hối mà còn là cách để gia chủ duy trì tâm hồn trong trạng thái thanh tịnh, không bị xáo động trước những sự kiện bất thường xảy ra trong cuộc sống.

Lau dọn bàn thờ, vệ sinh nhà cửa

Vệ sinh xóm làng, sân vườn, nhà cửa, nhất là khu vực bàn thờ t sạch sẽ vào ngày Phật Đản là một cách để thể hiện lòng thành kính người Phật tử với Đức Phật. Đồng thời, việc dọn dẹp nhà cửa như một cách để lột rửa những xấu xa, dơ bẩn, giúp con người cảm thấy an tâm, thanh thản hơn.

Chọn giờ đẹp thắp hương

Người xưa tin rằng vào ngày này, mặt trăng và mặt trời có thể nhìn rõ và thấu suốt, soi chiếu sâu vào tâm hồn con người. Sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời được coi là điều làm cho thần thánh và tổ tiên ông bà thông cảm, chấp nhận và chứng giám cho mọi lòng thành cầu nguyện.

Vậy nên, khi cúng rằm, không chỉ là việc chuẩn bị lễ vật chu đáo, mà gia chủ còn cần chú ý đến việc lựa chọn giờ cúng phù hợp để tạo ra sự linh ứng, kết nối âm dương. Nhờ đó, đảm bảo rằng mọi lời cầu nguyện đều được kết nối đến thần linh và gia tiên. Cụ thể, vào ngày rằm tháng 4 âm lịch, có hai khung giờ linh nghiệm nhất cho gia chủ thắp hương và cầu khấn: giờ Tỵ (từ 9-11 giờ sáng) và giờ Thân (từ 15-17 giờ chiều).

Đi chùa nghe giảng đạo, phụ nhà chùa làm công quả

Đi chùa nghe giảng đạo, phụ nhà chùa làm công quả
Đi chùa nghe giảng đạo, phụ nhà chùa làm công quả

Cũng trong mùa Phật Đản, những người theo đạo Phật nên đi chùa để nghe giảng đạo Phật giúp tâm mình được thanh tịnh, an nhiên hơn. Đồng thời, Phật tử có thể suy nghĩ lại về những việc chưa tốt của mình để khắc phục, sửa chữa và làm nhiều việc tốt hơn. Bên cạnh đó, khi đến chùa các Phật tử cũng có thể phụ giúp nhà chùa việc chuẩn bị lễ quả, dâng hoa và một số việc khác.

Phóng sinh

Phóng sinh đã trở thành nét văn hoá tâm linh với ý nghĩa cao đẹp. Hành động này thường diễn ra vào dịp Tết, lễ lớn, người Việt ta sẽ nghi thức phóng sinh các loài động vật như cá, chim, ốc..

Phóng sinh trong ngày lễ Phật Đản được nhiều người đón nhận
Phóng sinh trong ngày lễ Phật Đản được nhiều người đón nhận

Đây là thông điệp chứa đựng tính nhân văn, khuyến khích con người ta luôn sống hướng thiện, hướng thượng. Đồng thời, làm theo những lời dạy Đức Bổn Sư: Tôn trọng sự sống của muôn loài, không hại vật sát sinh…

Làm việc thiện

Làm những việc tốt không chỉ trong ngày Lễ Phật Đản mà nên thực hiện trong cả cuộc sống hàng ngày. Cần tích cực thực hiện những hành động tốt lành, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình.

Mùa Lễ Phật Đản là thời điểm mà nhiều người lựa chọn để làm thiện nguyện. Điều này không chỉ giúp đỡ cho người khác mà còn mang lại sự thanh thản và nhẹ nhõm cho chính bản thân, dù chỉ qua những hành động nhỏ nhất. Tấm lòng thiện nguyện mang đến sự ấm áp, khiến mọi người đều cảm thấy hạnh phúc và an vui

Lễ Phật Đản là gì? Thông tin qua bài viết đã giúp bạn giải đáp rõ thắc mắc về ngày lễ này cũng như biết được nhiều điều nên làm trong ngày Phật Đản. Chúc bạn mùa Lễ Phật Đản an lạc, hạnh phúc và bình an.

>>> Xem thêm bài viết: Ca nương là gì? Tìm hiểu về thể loại ca trù

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *