“Oxen” là từ tiếng Anh được sử dụng phổ biến trong Động vật học. Vậy oxen là gì? Các thông tin cần tìm hiểu về oxen sẽ được chúng tôi chia sẻ trong nội dung dưới đây. Mời bạn theo dõi!

Oxen là gì?

Theo Cambridge Dictionary, từ “oxen” là số nhiều của “ox”. Đây là một danh từ sử dụng để chỉ con bò hay các loài động vật có sừng.

Oxen là gì?
Oxen là gì?

Một số ví dụ về oxen:

  • The households were stratified according to their number of oxen, a vital asset used for cultivation. (Dịch nghĩa: Các hộ gia đình được phân tầng theo số lượng bò của họ, một tài sản quan trọng được sử dụng cho việc trồng trọt.)
  • In the sugar fields, oxen replaced tractors in hauling cane to the mills, and bagasse was used as fuel to conserve oil. (Dịch nghĩa: Ở các cánh đồng mía, bò thay thế máy kéo để kéo mía về nhà máy, bã mía được dùng làm nhiên liệu để tiết kiệm dầu.)

Ngoài ra, oxen (OXEN) còn là một loại tiền điện tử mới sử dụng công nghệ chuỗi khối được cho ra mắt vào năm 2022. Người sáng lập ra đồng xu Oxen là Amir Taaki và Nicolas Cary, với mục tiêu đó là cung cấp 1 cách thức thực hiện giao dịch hiệu quả và an toàn hơn.

Tìm hiểu các thông tin thú vị về oxen  

Để hiểu hơn về oxen, mời bạn theo dõi các thông tin và kiến thức cơ bản về loài bò.

1. Nguồn gốc, sự tiến hóa

Theo Wikipedia, bò là tên gọi chung dùng để chỉ các loài động vật trong chi động vật có vú với danh pháp khoa học Bos, gồm các dạng bò rừng và bò nhà (bò nuôi). Nguồn gốc của bò được biết đến trong các mẫu hóa thạch từ tiền Miocen, các dạng bò sớm nhất như Eotragus là các động vật nhỏ, tương tự như linh dương Gazelle.

Bò rừng châu  u (B. primigenius)
Bò rừng châu  u (B. primigenius)

Các loài bò hiện đại ngày nay được cho là đã tiến hóa ra từ 1 tổ tiên chung là bò rừng châu Âu (B. primigenius). Loài này đã sống sót cho tới tận thập niên 1600 nhưng cuối cùng thì chúng đã bị săn bắn đến tuyệt chủng.

2. Giải phẫu và hình thái

Bò là động vật gặm cỏ, có lưỡi dài để liếm các loại cỏ mà chúng yêu thích và răng lớn để nhai cỏ. Ngoài ra chúng còn là động vật nhai lại, với dạ dày có 4 ngăn (túi) cho phép chúng có thể tiêu hóa những loại cỏ khó tiêu nhất.

Cấu tạo dạ dày của bò
Cấu tạo dạ dày của bò
  • Dạ cỏ: Ở bò trưởng thành dạ cỏ chiếm khoảng 80-90% dung tích toàn bộ dạ dày và 70-75% dung tích cơ quan tiêu hoá. Lông nhung ở thành dạ cỏ rất phát triển để gia tăng bề mặt tiếp xúc với thức ăn lên nhiều lần. Đồng thời, dạ cỏ bò có lượng lớn vi sinh vật (phần lớn là bacteria và protozoa) giúp tiêu hóa tốt thức ăn.
  • Dạ tổ ong: Được nối với dạ cỏ bằng một miếng lớn để thức ăn có thể di chuyển dễ dàng. Cấu tạo của dạ tổ ong gồm rất nhiều ngăn nhỏ như tổ ong nhằm làm tăng bề mặt tiếp xúc với thức ăn và giữ vật lạ lại. Dạ tổ ong có nhiệm vụ đẩy thức ăn rắn, thức ăn chua lên men trở lại dạ cỏ; hỗ trợ đẩy thức ăn lên miệng để nhai lại.
  • Dạ lá sách: Có hình cầu, vách được phủ 1 lớp nhu mô ngắn và có cấu trúc như 1 quyển sách nhờ các tấm mỏng xếp với nhau làm tăng bề mặt tiếp xúc với thức ăn. Dạ lá sách có chức năng nghiền nhỏ thức ăn, lọc và hấp thu các chất dinh dưỡng, nước và 1 phần các chất điện giải.
  • Dạ múi khế: Là dạ dày tuyến, hay dạ dày thực. Cấu tạo dạ múi khế gồm thân vị và hạ vị, với các tuyến và dịch tiêu hóa. Trong dịch múi khế có chứa men tiêu hóa như pepxin, kimozin, lipaza, giúp phân giải các thức ăn và vi sinh vật còn lại có khả năng tiêu hóa.

3. Sự phân bố

Bò là một trong những động vật có vú được thuần hóa đông đảo nhất về số lượng trên thế giới với khoảng 1.3 tỷ bò nhà (bò nuôi) được nuôi dưỡng. Môi trường sinh sống của bò không đồng nhất và sẽ phụ thuộc vào từng loại cụ thể. Chúng có thể sống trên đồng cỏ, rừng mưa, vùng đất ẩm, xavan và các khu rừng ôn đới. Ngoài ra, một số ít loài có thể sống trên môi trường đới lạnh.

4. Sinh thái, hành vi, lịch sử sự sống

Về đặc điểm hành vi, sinh thái và lịch sử sống của bò như sau:

  • Tuổi thọ khoảng 18-25 năm trong tự nhiên, còn trong tình trạng nuôi nhốt đã ghi nhận có thể sống đến 36 năm.
Con của bò gọi là “bê”
Con của bò gọi là “bê”
  • Chu kỳ mang thai kéo dài 9-11 tháng (tùy thuộc từng loài), sinh ra chủ yếu là 1 con non (ít khi sinh đôi) vào mùa xuân gọi chung là bê.
  • Di chuyển thành bầy từ 10 tới hàng trăm con, sẽ có 1 con đực cho tất cả các con cái.

Nói chung, bò là động vật ăn ban ngày và chỉ nghỉ ngơi trong khoảng thời gian nóng bức vào buổi trưa; tích cực hoạt động vào thời gian buổi sáng và buổi chiều. Trong các khu vực mà con người xâm lấn vào lãnh thổ của bầy đàn thì chúng có thể là động vật ăn đêm. Một số loài di cư và di chuyển theo nguồn cung cấp thức ăn và nước uống.

6. Hệ thống và phân loại

Họ bò được chia thành 4  phân họ là Bos, Bibos, Novibos, Poephagus:

Phân chi Bos

  • Bos primigenius (loài bò rừng châu Âu)
  • Bos taurus (loài bò nhà và bò u, dạng thuần hóa của Bos primigenius)
Bò u
Bò u
  • Bos aegyptiacus (loài bò Ai Cập cổ đại; danh pháp này không được ITIS công nhận)
  • Bos acutifrons (loài bò rừng tiền sử)
  • Bos planifrons (loài bò trán phẳng)

Phân chi Bibos

  • Bos gaurus (loài bò tót hay bò bison Ấn Độ)
  • Bos frontalis (loài bò tót nhà hay mithun, dạng thuần hóa của Bos gaurus)
  • Bos javanicus (loài bò banteng hay bò rừng)
Bò bison Ấn Độ
Bò bison Ấn Độ

Phân chi Novibos

  • Bos sauveli (loài bò xám)

Phân chi Poephagus

  • Bos grunniens (loài bò Tây Tạng)
Bò Tây Tạng
Bò Tây Tạng

Tìm hiểu ý nghĩa hình tượng “oxen” (con bò)

Hình tượng “con bò” được khắc họa trong nhiều nền văn minh – văn hóa lớn, gắn liền với tín ngưỡng thờ phụng. Cụ thể như sau:

1. Trong văn hóa Hy Lạp cổ đại

Hình ảnh con bò xuất hiện trên các đồ trang sức, chạm khắc của văn hóa Hy Lạp. Trong tâm thức của người Hy Lạp, bò là linh vật trong tình yêu và khả năng sinh sản. Họ cho bò đeo dây chuyền và vòng hoa và tin rằng con bò sẽ đem lại may mắn về sức khỏe và năng suất nông nghiệp. Ngoài ra bò cũng là biểu tượng của Legio X Fretensis và Legio V Macedonica, là con vật linh thiêng của nữ thần Venus.

Bò là biểu tượng trong văn hóa Hy Lạp cổ đại
Bò là biểu tượng trong văn hóa Hy Lạp cổ đại

Trong 12 cung Hoàng Đạo, bò vàng là biểu tượng của cung Kim Ngưu và liên quan đến câu chuyện thần thoại về cô gái trẻ Europe và thần Zeus. Ngoài ra còn có nhiều câu chuyện khác liên quan đến con bò như Pasiphaë (vợ vua Minos) đã yêu 1 con bò và sinh ra Minotaur – quái vật nửa người nửa bò. Hay chuyện về thần Zeus đem lòng yêu nữ thần sông Nin Ios,…

Về sau này, ở Hy Lạp cổ đại có hình tượng con bò bằng đồng (phương pháp và công cụ tra tấn, hành hình). Con bò có hình dạng và kích thước giống như một con bò thật, gắn thêm 1 bộ máy âm thanh để chuyển đổi tiếng la hét thành âm thanh của một con bò. Bị án sẽ nhốt trong con bò, và đốt lửa bên dưới; làm nóng kim loại cho đến khi người ở bên trong bị rang đến chết.

Bò bằng đồng – Công cụ tra tấn, hành hình
Bò bằng đồng – Công cụ tra tấn, hành hình

Cũng theo truyền thuyết khi mở cửa con bò, xương cháy sém của nạn nhân “tỏa sáng như ngọc và được làm thành vòng đeo tay”. Các thiết kế “con bò đồng” được liên kết với bức tượng của thần Carthage Baal Hammon (thần Moloch), trong đó có lễ hiến tế trẻ con sống. Trẻ con sống sẽ được đặt trên bàn tay của tượng đầu bê bằng đồng của vị thần, và từ từ trượt xuống vào lò thiêu bằng đồng. Tiếng la hét của trẻ bị át đi bởi tiếng trống và nhảy múa.

2. Trong Kinh Thánh

Bò là con vật gần gũi với người công giáo, cụ thể là trong hang đá trong ngày Lễ giáng sinh (hình tượng các con thú đứng cùng đứa bé Giêsu luôn được bao quanh với 2 con bò). Chúng là nhân chứng cho việc Giêsu giáng sinh làm người trong chuồng súc vật giữa cánh đồng Bethlehem.

Hình ảnh con bò liên quan đến các câu truyện thần thoại và lời dạy của Kinh Thánh. Trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan, con vật thứ hai xuất hiện và có hình dạng giống con bò đứng bên ngai Thiên Chúa và hát ca tụng Người trong đêm ngày. Nó là một hình tượng trưng cho sự tôn thờ và kính phục với Thượng Đế.

Hình ảnh con bò làm tế vật trong các lễ lớn
Hình ảnh con bò làm tế vật trong các lễ lớn

Trong Kinh Cựu ước kể về câu chuyện vị Vua Ai Cập mơ thấy mình đang đứng trên bờ sông Nin và từ sông Nin có 7 con bò cái béo tốt đi lên, sau những con ấy có thêm 7 con bò cái gầy gò. Sau đó, nó được thánh Giuse giải thích rằng “7 con bò cái tốt là 7 năm, 7 bông lúa tốt là 7 năm; 7 con bò gầy gò là 7 năm, và 7 bông lúa còi và nám cháy vì gió đông là 7 năm đói kém”.

Trong Kinh Thánh kể về câu chuyện dùng con bò làm tế vật trong các lễ lớn. Sự lựa chọn và tế lễ bò có ý nghĩa sâu sắc về việc tôn thờ Chúa và thiết lập mối quan hệ giao ước giữa con người và Thượng Đế. Ngoài ra Kinh Thánh cũng đề cập đến việc án phạt, cảnh báo trước việc thờ ngẫu tượng và sa lầy.

3. Trong văn hóa Bắc Âu

Trong thần thoại Bắc Âu kể về sự ra đời của thế giới và con người gắn liền với loài bò. Theo đó, ban đầu thế giới chỉ gồm vùng đất băng giá Niflheim và vùng đất rực lửa Muspelheim. Giữa 2 vùng đất này là Ginnungagap – khoảng trống nơi không có gì sinh sống. Ở Ginnungagap, lửa của Muspelheim đã làm băng của Niflheim trở thành người khổng lồ đầu tiên “Ymir” và con bò khổng lồ “Auðumbla”.

Con bò khổng lồ “Auðumbla”
Con bò khổng lồ “Auðumbla”

Sau đó, Ymir sống nhờ sữa của con bò này. Con bò Audumbla đã liếm băng tạo thành vị thần đầu tiên Búri cha của Borr; Borr là cha của 3 Aesir (thần tộc)đầu tiên gồm Odin, Vili và Ve.

4. Trong văn hóa châu Âu

  • Ở Tây Ban Nha, truyền thống các trận đấu bò đã trở thành một phần không thể thiếu. Quốc gia này cũng được đặt biệt danh với cái tên “xứ sở của những chú bò tót”.
  • Hình ảnh những con bò Hà Lan cho nhiều sữa tươi để làm thành nhiều loại thực phẩm trên khắp thế giới. Và đã trở thành một linh vật không chính thức của đất nước Hà Lan.
Những con bò Hà Lan cung cấp sữa số 1 thế giới
Những con bò Hà Lan cung cấp sữa số 1 thế giới
  • Con bò cười chính là thương hiệu sản phẩm pho mát của hãng sản xuất phô mai Groupe Bel – Pháp Groupe, cũng là tên gọi sản phẩm phổ biến nhất của hãng. Ngoài ra, một loại bánh mì có tên “bánh sừng bò” cực kỳ nổi tiếng là do có hình dạng giống như cặp sừng bò.

5. Trong văn hóa Cổ Ai Cập

Hathor - Nữ thần của tình yêu
Hathor – Nữ thần của tình yêu

Bò quan trọng đến mức nhiều vị thần Ai Cập được cho là có hình dáng của B. aegyptiacus. Một số vị thần đáng chú ý như Hathor, Ptah, Atum-Ra, Isis, Meskhenet,…

6. Trong văn hóa Trung Đông

Thần Baal Hadad (thần bão tố)
Thần Baal Hadad (thần bão tố)

Con bò mộng bằng vàng là hình ảnh của thần linh, được tôn thờ trong vùng Trung Đông Cổ. Chẳng hạn như thần Baal Hadad (thần bão tố) tay cầm sấm sét đứng trên 1 con bò mộng, con bò mộng Apsis được tôn thờ trong đền thờ thành phố Heliopolis giống như sự nhập thể của thần Osiride, con bò mộng Mnervis được tôn thờ trong đền thờ Ptah tại Memphi giống như sự nhập thể của thần mặt trời,…

7. Trong văn hóa Ấn Độ

Trong văn hóa của người Ấn Độ, bò là loài vật linh thiêng được tôn thờ như những vị thần. Bò được xem là linh vật ở Ấn Độ, nhất là với cộng đồng theo đạo Hindu; còn người theo đạo Bàlamôn tôn thờ con bò như đấng thiêng liêng của mình.

Hình ảnh con bò trong văn hóa Ấn Độ
Hình ảnh con bò trong văn hóa Ấn Độ

Theo đó, sự thần thánh của bò bắt nguồn từ việc bò là vật cưỡi của thần Shiva. Bò thần Shiva ngoài 2 mắt to tròn, còn có con mắt thứ 3 – thiên nhãn phát ra phép thuật nhiệm màu và là mối liên kết giữa con người với thần linh.

8. Trong văn hóa Việt Nam

Trong văn hóa Việt Nam, bò cũng có hiện diện trong văn hóa Việt Nam nhưng lại ít phổ biến hơn so với trâu và thậm chí trong ca dao dân ca thì bò có phần lép vế. Người xưa hay cười nhạo bò là một con vật ngốc, ngố đần; nhưng thực tế bò đã giúp người nhiều việc từ kéo, chở hàng hóa… trong cuộc sống thường ngày bò cũng coi là có tính cảm, tính khí hiền lành.

Lễ hội đua bò Bảy Núi sôi động ở An Giang
Lễ hội đua bò Bảy Núi sôi động ở An Giang

Ở các huyện Châu Thành, Châu Phú, Thoại Sơn ở An Giang; các huyện Hòn Đất và Kiên Lương ở Kiên Giang có lễ hội đua bò Bảy Núi. Đây là lễ hội diễn ra hàng năm để chào mừng ngày lễ Dolta của người Khmer Nam bộ.

9. Trong văn hóa Châu Mỹ

Ở Châu Mỹ, loài bò rừng Bizon rừng gắn liền với văn hóa bản địa của người da đỏ. Trong số các bộ lạc người Mỹ bản địa, nhất là vùng đồng bằng thì những con bò Bison được coi động vật linh thiêng và biểu tượng tôn giáo. Những bộ lạc người Sioux xem xét sự ra đời của 1 con bò trắng là sự trở lại của Nữ nhân bê trắng (tiên tri văn hóa chính của họ và những nghi lễ của họ “Bảy Thánh Lễ”).

Hình tượng con bò trong văn hóa châu Mỹ
Hình tượng con bò trong văn hóa châu Mỹ

Tại Hoa Kỳ, bò rừng Mỹ được sử dụng ở Bắc Mỹ ở trên những con dấu chính thức, cờ và biểu tượng. Nó trở thành biểu tượng phổ biến ở các Bang như Kansas, Oklahoma, Wyoming. Bên cạnh đó, cũng có nhiều đội thể thao đã chọn bò rừng bizon là linh vật của họ.

Tại Canada, bò rừng là động vật chính thức của tỉnh Manitoba và xuất hiện ở trên lá cờ Manitoba. Nó được sử dụng trong trang phục chính thức của Lực lượng Cảnh sát cưỡi ngựa Hoàng gia Canada (Royal Canadian Mounted Police).

10. Trong lĩnh vực tài chính

Thị trường bò
Thị trường bò

Trong tài chính, khái niệm liên quan đến bò là thị trường bò – thuật ngữ phản ánh về xu hướng thị trường. Thị trường Bò mô tả các xu hướng thị trường đi lên, dùng để nói về toàn bộ thị trường hay các lĩnh vực, chứng khoán riêng biệt.

11. Trong công nghiệp ô tô

Lamborghini – Siêu bò thế giới
Lamborghini – Siêu bò thế giới

Lamborghini là 1 công ty siêu xe điển hình. Sở dĩ bò là biểu tượng của hãng xe này là bởi doanh nhân người Ý Ferruccio Lamborghini thuộc cung Kim Ngưu và có niềm đam mê với bộ môn đấu bò tót. Từ đây, hầu hết các dòng xe nổi tiếng như Urus, Gallardo hay Huracan cũng đều được lấy theo tên các con bò đã chiến đấu anh dũng trong suốt những trận đấu nổi tiếng.

Trên đây là nội dung giải thích cho câu hỏi oxen là gì. Những đặc điểm và ý nghĩa hình tượng “con bò” trong văn hóa mong rằng đã hữu ích với bạn. Truy cập website maytaoamcongnghiep.com để cập nhật các kiến thức hay mỗi ngày bạn nhé!

>>>> Xem thêm: Botulinum là gì? Những điều nên biết về botulinum

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *