Nổi mề đay làm sao hết? Nổi mề đay là một bệnh da liễu thường gặp, gây mẩn ngứa rất khó chịu cho người bệnh. Cùng bỏ túi ngay những cách điều trị vấn đề da liễu này được chúng tôi chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân làm bạn bị nổi mề đay

Nổi mề đay ngứa phải làm sao? Trước tiên bạn cần nhận diện chính xác nguyên nhân gây tình trạng này. Từ đó, áp dụng biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả cao. Dưới đây là một số nguyên nhân có thể khiến bạn bị mẩn ngứa, nổi mề đay.

Bạn có thể bị nổi mày đay bởi nhiều nguyên nhân
Bạn có thể bị nổi mày đay bởi nhiều nguyên nhân
  • Dị ứng đồ ăn: Các loại thực phẩm như: tôm, cá biển, trứng, sữa, hến, ốc, phô mai, dưa chuột… cũng có thể làm bạn dị ứng, nổi mề đay.
  • Thuốc: Một số loại thuốc làm cơ thể xảy ra các phản ứng phụ, trong đó có thể xuất hiện các nốt mề đay nổi trên da.
  • Dị nguyên có trong không khí: Các loại lông động vật, khói thuốc, phấn hoa, mốc…  đều có khả năng gây ra bệnh lý này.
  • Do di truyền: Trên thế giới có đến gần 60% người bệnh mề đay đến từ yếu tố di truyền. Nếu mẹ hoặc bố của bạn đã từng bị nổi mề đay trước đó, 25% con sinh ra sẽ bị bệnh. Nếu cả 2 đều có tiền sử mắc bệnh, tỷ lệ con bị mề đay là 50%.

Nổi mề đay làm sao hết?

Mề đay gây ra mẩn đỏ, ngứa rát hay khó chịu cho người bệnh. Dưới đây là một số cách chữa nổi mề đay tại nhà mà bạn nên thực hiện khi gặp tình trạng này.

Tránh xa tác nhân gây dị ứng

Tùy cơ địa mỗi người mà tác nhân gây dị ứng, mức độ mẩn ngứa nổi mề đay cũng khác nhau. Vậy nên, khi xác định nguyên nhân, người bệnh nên tránh xa những tác nhân đó. Ví dụ, nếu biết mình dị ứng sau khi ăn hải sản thì nên kiêng ăn đồ biển; hay dị ứng lông mèo thì kiêng không tiếp xúc trong môi trường có vật nuôi này.

Áp lạnh, chườm lạnh

Nổi mề đay phải làm sao? Khi mới khởi phát, cơ thể thường phát ban mẩn đỏ, vùng nổi mẩn nóng lên, gây ngứa ngáy, khó chịu. Lúc này, bạn hãy đặt vài viên đá lạnh vào một túi vải, áp lên vùng da bị nổi mẩn. Cần lưu ý túi vải sạch tránh làm nhiễm khuẩn vết thương. Nếu không có túi vải, bạn có thể thay thế bằng chiếc khăn mềm sạch.

Nổi mề đay làm sao hết? Chườm lạnh giảm cảm giác khó chịu mày đay
Nổi mề đay làm sao hết? Chườm lạnh giảm cảm giác khó chịu mày đay

Thực hiện động tác này 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 30 phút sẽ giúp giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Tuy nhiên, đây chỉ là một phương pháp nhẹ và không phải là biện pháp trị mề đay hoàn toàn. Để đạt hiệu quả tốt hơn, nên kết hợp sử dụng các loại thuốc được đề xuất để điều trị bệnh nhanh chóng.

Thoa tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà có tác dụng làm mát và giảm ngứa da một cách hiệu quả. Đồng thời nó rất lành tính, an toàn với những người đang gặp tình trạng mẩn ngứa. Để tránh gây tổn thương da do gãi, bạn hãy thoa một lớp tình dầu bạc hà nhẹ lên vùng da bị ảnh hưởng. Thao tác này làm giảm cảm giác khó chịu, thư giãn da rất tốt.

Dùng gel nha đam

Những tình trạng như mề đay, viêm da, hay dị ứng da đều có thể sử dụng nha đam làm dịu da và tăng tốc độ phục hồi da. Nha đam không chỉ giúp làm mát da mà còn chứa các chất kháng khuẩn lành tính và chống dị ứng. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người có mẩn ngứa.

Bôi gel nha đam trên vùng da bị mẩn ngứa
Bôi gel nha đam trên vùng da bị mẩn ngứa

Thoa mật ong

Mật ong được biệt với đặc tính kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch tuyệt vời. Không chỉ thúc đẩy quá trình lành các vết phát ban do dị ứng mà còn giúp giảm bớt cảm giác ngứa và đỏ da. Hơn nữa, mật ong còn là một chất dưỡng ẩm tự nhiên, giúp làm dịu da bị kích ứng.

Nổi mề đay làm sao hết? Thoa mật ong
Nổi mề đay làm sao hết? Thoa mật ong

Chữa nổi mề đay bằng đu đủ và giấm

Một phương pháp tự nhiên, hiệu quả cho việc điều trị mề đay được nhiều người tin dùng đó là sử dụng đu đủ kết hợp với giấm và gừng. Đu đủ giàu vitamin A và C, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, kết hợp giấm, có thể thúc đẩy quá trình phục hồi các triệu chứng mề đay một cách nhanh chóng.

Tắm lá khế

Theo Tây Y, lá khế chứa các chất kháng khuẩn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây ngứa da và dị ứng. Ngoài ra, lá khế cũng có tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng, làm dịu các triệu chứng mề đay hiệu quả. Bạn có thể áp dụng một số bài thuốc khác từ lá khế như uống nước lá khế chua, xông hơi với lá khế để chữa trị mề đay.

Nổi mề đay làm sao hết? Tắm lá khế giúp giảm cảm giác ngứa ngáy nhanh chóng
Nổi mề đay làm sao hết? Tắm lá khế giúp giảm cảm giác ngứa ngáy nhanh chóng

Xông lá kinh giới giảm mẩn ngứa

Mẩn ngứa có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân như dị ứng mỹ phẩm, ma sát từ khẩu trang hoặc tác động của ánh nắng. Trong trường hợp này, bạn có thể xông lá kinh giới giảm nổi mẩn, ngứa ngáy khó chịu trên da. Chất khoáng và vitamin trong lá kinh giới có thể giúp tái tạo làn da, đồng thời loại bỏ bụi bẩn tích tụ trong lỗ chân lông.

Nổi mề đay làm sao hết? Xông lá kinh giới giảm mẩn ngứa mày đay
Nổi mề đay làm sao hết? Xông lá kinh giới giảm mẩn ngứa mày đay

Sử dụng gừng

Với đặc tính chống viêm, chống khuẩn tốt, gừng đã trở thành phương pháp điều trị da dị ứng, viêm da và ngứa mề đay hiệu quả được nhiều người áp dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số bài thuốc khác từ lá khế như uống nước lá khế chua, hoặc xông hơi với lá khế để chữa trị mề đay.

Sử dụng gừng điều trị mẩn ngứa do mề đay
Sử dụng gừng điều trị mẩn ngứa do mề đay

Dùng thuốc kháng histamin

Đối với những trường hợp nổi mề đay nghiêm trọng, cần sử dụng thuốc kháng histamin. Dưới đây là một số loại thuốc kháng histamin không kê đơn có thể được sử dụng khi nổi mề đay: Benadryl (Diphenhydramine), Calamine (Thuốc bôi ngoài da), Cetirizine, Loratadine, Fexofenadine,… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần được thảo luận và theo dõi dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Nổi mề đay làm sao hết?  Dùng thuốc kháng histamin
Nổi mề đay làm sao hết?  Dùng thuốc kháng histamin

Những lưu ý khi tự chữa nổi mề đay tại nhà

Mẩn ngứa có thể là triệu chứng không nguy hiểm. Nhưng nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của bạn. Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình điều trị mề đay mà bạn cần biết:

Những lưu ý khi tự chữa nổi mề đay tại nhà
Những lưu ý khi tự chữa nổi mề đay tại nhà
  • Tham khảo ý kiến của chuyên gia, bác sĩ để tránh biến chứng trong quá trình điều trị.
  • Hạn chế gãi và chà xát vùng da để ngăn ngừa viêm nhiễm. Đối với trẻ nhỏ, cắt ngắn móng tay và cho bé đeo tất để tránh tình trạng gãi xước và chảy máu da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh. Đồng thời duy trì vệ sinh thân thể sạch sẽ.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích, thức ăn tươi sống và giảm tiếp xúc với hóa chất, lông thú, bụi bẩn.
  • Tránh tiếp xúc với các yếu tố có thể gây nổi mẩn, bao gồm côn trùng, vi khuẩn, bụi mịn.

Như vậy bài viết trên đã giúp các bạn trả lời câu hỏi nổi mề đay làm sao hết? Theo đó, việc áp dụng một những cách những cách trên sẽ giúp bạn chữa mẩn ngứa mề đay nhanh chóng, hiệu quả. Hãy chia sẻ thêm cho bạn bè, người thân của mình cùng biết bạn nhé!

>>> Xem thêm bài viết: Nổi Mề Đay Kiêng Gì Giảm Mẩn Ngứa, Hết Khó Chịu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *