Hệ thống sông ngòi, đầm hồ trên thế giới vô cùng phong phú và đa dạng. Vậy đã có bao giờ bạn thắc mắc hồ là gì? Tựa hồ là gì? Sự khác biệt giữa ao và hồ là gì hay chưa? Nếu chưa, hãy cùng chúng tôi đi khám phá những thông tin thú vị xoay quanh hồ nhé!

Khái niệm hồ là gì?

Theo Wikipedia, Hồ là những khoảng nước rộng và nằm tương đối sâu trong đất liền. Hồ thường không có diện tích nhất định, bởi có những hồ có diện tích rất lớn lên đến hàng chục nghìn km vuông như hồ Victoria ở Châu Phi, hồ A-ran ở Châu Á. Nhưng cũng có hồ nhỏ chỉ vài trăm mét vuông như hồ Gươm, hồ Tây,…

hồ là gì
Hồ là gì?

Có một số chuyên gia nói rằng, nếu diện tích bề mặt của vùng nước lớn hơn 2 mẫu Anh nó đủ điều kiện để gọi là hồ. Tuy nhiên, hiện nay chưa có sự thống nhất về tiêu chí diện tích của ao hay hồ. 

Hồ có cấu tạo khá đơn giản, nó là khoảng nước đọng lại trong 1 giới hạn nhất định và không phân chia thành các bộ phận như thượng lưu, hạ lưu giống như sông. Vì vậy chúng ta không thể xác định được tốc độ dòng chảy của hồ. Mặt khác, hồ có sóng ngăn không cho các thảm thực vật phát triển dọc theo bờ hồ. Điều này sẽ xảy ra nếu hồ nước sâu và có đủ nước để tạo ra những con sóng có thể quét qua bờ biển theo cách khiến thảm thực vật khó duy trì.

Có những loại hồ nào?

Hồ là gì có những loại hồ nào? – Dựa theo nguồn gốc hình thành và theo tính chất nguồn nước mà người ta thường phân hồ thành các loại sau:

Phân loại hồ theo nguồn gốc hình thành

Dựa theo nguồn gốc hình thành thì có những loại hồ chính sau:

hồ là gì có những loại hồ nào
Hồ băng tự nhiên tuyệt đẹp
  • Hồ móng ngựa (tức là vết tích của khúc sông) là loại hồ được hình thành do khúc sông uốn khúc, theo thời gian thì khúc sông cũ trên dòng chảy sẽ mất đi và tạo đường đi cho sông mới, vết tích dòng sông cũ để lại. Chẳng hạn như Hồ Tây Hà Nội,…
  • Hồ băng: Là loại hồ được hình thành do băng hà di chuyển và qua quá trình xói mòn mặt đất, đào sâu lớp đất đá mềm và để lại những vùng nước lớn. VD như Canada, Phần Lan,…
  • Hồ miệng núi lửa: Là loại hồ được hình thành trên miệng núi lửa và nước đọng lại
  • Hồ kiến tạo: Đây là hồ được hình thành trong quá trình sụt lún đất do động đất và những mảng kiến tạo chuyển động. VD: các hồ ở Đông Phi,…
  • Hồ nhân tạo: Là các hồ do con người tạo nên.

Phân loại hồ dựa theo tính chất nước

Dựa theo tính chất nước thì hồ được chia thành 2 loại là hồ nước ngọt và hồ nước mặn.

phân loại hồ là gì
Hồ nước mặn khiến các tàu thuyền không thể qua lại được
  • Hồ nước ngọt là một trong những loại hồ có nhiều nhất trên lục địa, hồ có thể có nguồn nước ngọt chảy qua hoặc do mưa. VD như Biển Hồ, Hồ Ba bể,….
  • Hồ nước mặn có số lượng rất ít, hồ này được hình thành do di tích của đại dương bị cô lập giữa lục địa hoặc hồ này trước đây là nước ngọt nhưng do khí hậu khô hạn nên nước hồ đã bị cạn dần và tỷ lệ muối khoáng trong hồ tăng lên.

Phân tích lợi ích và tác hại của hồ với môi trường

Dưới đây là những lợi ích và tác hại của hồ, cụ thể:

Tác dụng, lợi ích của hồ

Nhờ có hồ thông với sông nên hồ có thể làm thay đổi lưu lượng nước ở sông, điều hòa và cân bằng nước sông trong các mùa khác nhau. Do vậy, khi nước sông dâng cao thì nước sẽ tràn vào các hồ và các đầm. Còn khi nước sông xuống (vào mùa khô) thì hồ sẽ hỗ trợ để sông đỡ cạn hơn. Ví dụ điển hình đó là Sông MeKong luôn được điều hòa nước nhờ Biển Hồ ở Campuchia.

Những hồ có diện tích lớn còn hỗ trợ phát triển thủy điện, đồng thời nó còn tạo nên cảnh quan môi trường ấn tượng, thu hút phát triển du lịch như Hồ Ba Bể, Hồ Thác Bà, Hồ Xuân Hương,….

biển hồ là gì
Sông MeKong luôn được điều hòa nước nhờ Biển Hồ 

Tác hại của hồ

Do tác động sinh thái trên diện rộng, trong đó hồ đập chính là các rào cản cho những động vật sống di cư, đặc biệt là những loài cá cần sinh sản ở thượng nguồn như cá hồi, cá da trơn, cá tráp biển,…. Vì vậy, một số quốc gia đã bắt đầu sử dụng xà lan để vận chuyển cá di cư ngược dòng để bảo tồn sự sinh sản của các loài vật.

Hồ còn làm giảm lượng phù sa đưa về hạ lưu dẫn đến tình trạng lượng phù sa mất cân bằng và làm xói mòn các bờ sông. Sự suy giảm của phù sa làm ảnh hưởng đặc biệt đến các đồng bằng hạ lưu và cửa sông – nơi thường xuyên bị ảnh hưởng bởi sóng và thủy triều.

Trong hồ có cột nước lớn và phân tầng nước, tầng đáy nghèo oxy dẫn đến quá trình thủy phân hủy sinh khối là quá trình yếm khí. Vì vậy, nó đã tạo ra metan – loại khí nhà kính gây ra tình trạng biến đổi khí hậu.

Những kim loại nặng như vàng, thủy ngân từ đá phong hóa và xyanua được sử dụng trong những mỏ vàng ở lưu vực phía trên đập tích tụ trong những hồ chứa gây nhiễm độc môi trường nước.

Trong điều kiện địa hình, thủy văn cụ thể có thể hình thành vùng đầm lầy là nơi thuận lợi cho muỗi phát triển làm phát sinh dịch bệnh. Thông thường đó là vùng thung lũng có độ cao ngang với mực nước trung bình, dễ hình thành bèo trôi nổi hoặc thảm cỏ.

Ao là gì?

ao hồ là gì
Ao có kích thước nhỏ và nông hơn hồ

Ao có kích thước nhỏ hơn và nông hơn hồ nên dẫn đến diện tích mặt thoáng thấp hơn. Và ao coi là hệ thống “đậu lăng” – nghĩa là có khá nhiều vùng nước đọng. Nước trong ao cũng nằm trong vùng âm, nghĩa là đủ nông để ánh sáng mặt trời có thể chiếu tới đáy. Nhờ tác động của ánh sáng mà thực vật phát triển phong phú hơn kể cả dưới đáy lẫn bề mặt ao.

Bên cạnh đó, nước trong ao cũng có xu hướng nhiệt độ đồng đều và có các đợt sóng nhỏ hơn. Chính điều này đã tạo ra môi trường sống lý tưởng cho nhiều loại động thực vật khác, điển hình như cá, rùa, chim, rắn, và nhiều loại côn trùng khác.

Sự khác biệt giữa ao hồ là gì?

Có nhiều người vẫn thường nhầm lẫn giữa khái niệm ao và hồ và cho rằng ao và hồ không có gì khác nhau. Nhưng thực chất ao và hồ vẫn có một số điểm khác biệt sau:

sự khác nhau giữa hồ và ao
Ao và hồ khác nhau như thế nào?

Giống nhau

Cả ao và hồ đều cung cấp môi trường sống quan trọng cho động vật sinh sống và hỗ trợ đa dạng cho các hệ sinh thái thực vật.

Khác nhau

Điểm khác biệt cơ bản ở ao và hồ đó chính là độ sâu, cấu trúc của từng vùng nước và tình trạng của nước từ đó ảnh hưởng tới rất nhiều yếu tố. Cụ thể:

Tiêu chí so sánh Ao Hồ
Ánh sáng – Ánh sáng có thể xuyên qua đáy nước.  – Ánh sáng không thể chiếu xuống đáy nước
Sóng – Ao không có sóng – Hồ có sóng
Thảm thực vật – Do ao không có tác động của sóng, nên có thảm thực vật dọc theo bờ ao. – Do hồ có sóng nên không thể nhìn thấy thảm thực vật dọc theo bờ hồ
Khí hậu – Ao thường bị ảnh hưởng bởi khí hậu môi trường xung quanh, không ảnh hưởng đến khí hậu. – Nếu hồ có diện tích đủ lớn thì nó có thể ảnh hưởng đến khu vực xung quanh hồ.

Top 7 hồ nước lớn tuyệt đẹp tại Việt Nam

Hồ nước tự nhiên tại Việt Nam luôn đem đến vẻ đẹp thơ mộng với bầu không khí trong lành, mát mẻ giúp mọi người có phút giây thư giãn, tận hưởng. Dưới đây là top 7 hồ nước tuyệt đẹp tại Việt Nam:

Biển Hồ Pleiku

biển hồ pleiku
Biển Hồ được ví như “đôi mắt” của Pleiku

Biển Hồ là gì? – Biển Hồ hay còn gọi là hồ Tơ Nưng của thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Hồ có diện tích khoảng 240ha và được hình thành từ 3 miệng núi lửa cổ và nguồn nước ngọt khổng lồ cung cấp cho cả thành phố Pleiku. 

Hồ Tơ Nưng là hồ tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên và được người dân gọi là biển trên núi. Bởi nó có thể tạo ra những cơn sóng to khi có gió, và được ví là “đôi mắt Pleiku” vì hồ có nước màu xanh tuyệt đẹp, mênh mông vô tận.

Hồ Hoàn Kiếm 

Hồ Hoàn Kiếm hay còn gọi là Hồ Gươm nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội với diện tích khoảng 12ha. Đây là hồ nổi tiếng gắn liền với truyền thuyết Vua Lê Lợi trả gươm thần cho Rùa Vàng trong thế kỷ XV. 

Hồ được bao quanh bởi những con phố sầm uất nhất tại Hà Nội như phố Đinh Tiên Hoàng, phố Lê Thái Tổ, phố Hàng Khay,… Đây là địa điểm thu hút được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước khi đến với thủ đô hà Nội. 

Ở giữa hồ là Tháp Rùa và ngay bên cạnh là Đền Ngọc Sơn nổi tiếng và xung quanh hồ có những danh lam thắng cảnh khác như Tháp Bút, cầu Thê Húc, tượng vua Lý Thái Tổ, đền Bà Kiệu,….

Hồ Xuân Hương

hồ tự nhiên đẹp việt nam
Hồ Xuân Hương của Đà Lạt

Hồ Xuân Hương là một trong hồ tự nhiên lớn nổi tiếng được mệnh danh là “Trái Tim của Đà Lạt” với tổng diện tích lên tới 25ha. Hồ có hình dạng đặc biệt gần giống vầng trăng lưỡi liềm, gây ấn tượng mạnh với những ai đã từng đến đây tham quan.

Hồ Xuân Hương chính là nguồn cung cấp nước ngọt và nước sinh hoạt chính của người dân nơi đây. Khí hậu quanh hồ luôn mát mẻ và tỏa ra mùi hương thơm từ cỏ cây xung quanh nên mọi người mới đặt cho nó cái tên là Hồ Xuân Hương.

Hồ Ba Bể 

Hồ Ba Bể là hồ tự nhiên nằm ở độ cao 145m so với mặt nước biển, dài gần 8km và độ sâu khoảng 20 – 25m với diện tích mặt nước hơn 650ha. Đây là khu du lịch sinh thái nằm lọt giữa các vách núi đá vôi hùng vĩ với nhiều hang động bí hiểm. Đặc biệt, hồ còn được bao bọc bởi rừng nhiệt đới quanh năm se lạnh với nhiều mạch nước ngầm.

Hồ có lịch sử hơn 200 triệu năm và nằm lưng chừng giữa vùng núi đá với 3 nhánh của hồ thông nhau có tên gọi là Pé Lù, Pé Lầm và Pé Lèng.

Hồ Tà Đùng

hồ tùng đà
Hồ Tà Đùng

Hồ Tà Đùng là kiệt tác và là sự tự hào của người dân Đắk Nông và được người đời mệnh danh là “Vịnh Hạ Long” của Tây Nguyên. Hồ sở hữu hơn 40 hòn đảo lớn nhỏ với diện tích 22103 ha và nằm gọn trong khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng thuộc xã 2 xã Đắk Plao và Đăk Som. 

Tà Đùng là 1 vùng với nhiều chủng loại chim nhất Việt Nam và cũng là nơi sở hữu 1 khối lượng cá khổng lồ cho vùng đỏ Bazan này. Hồ Tà Đùng sở hữu cho mình cảnh sắc thơ mộng với thiên nhiên hùng vĩ khi nhìn từ trên cao với cảnh hưởng những hòn đảo nhỏ nhấp nhô trải dài từ đảo này đến đảo khác.

Hồ Thác Bà

Hồ Thác Bà thuộc 2 huyện Yên Bình và Lục Yên tỉnh Yên Bái, hồ có diện tích hơn 23.000ha, chiều rộng 10 – 15km và chiều dài 80km cùng độ sâu 50 – 60m. Đây là hồ nước có diện tích lớn thứ 2 tại Việt Nam và là hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam với 1334 đảo lớn nhỏ. Hồ có nhiều hạng động đẹp với phong cảnh sơn nước hữu tình. Nên hồ này không chỉ cung cấp nguồn nước để phát triển lưới điện quốc gia, mà hồ Thác Bà còn là nơi điều hòa không khí trong lành, điểm dừng chân của các tour du lịch.

Đến với hồ Thác Bà, các du khách có thể thỏa thích ngắm nhìn biển nước mênh mông cùng các đảo cây ngút ngàn soi bóng xuống mặt hồ xanh ngắt. Hơn thế, con người nơi đây cũng hết sức mến khách và thân thiện, nên mọi người có thể lựa chọn là điểm đến  

Hồ Tây

Hồ Tây hay còn gọi là hồ Mù Sương là hồ lớn nhất trong nội thành Hà Nội. Không chỉ sở hữu sắc tím bằng lăng, cánh phượng đỏ rực mỗi khi hè về mà Hồ Tây còn có vẻ đẹp thơ mộng với không gian mênh mông vô tận, làn nước trong xanh. Những cánh liễu rũ vào ngày đông khiến Hồ Tây trở nên lãng mạn hơn bao giờ hết.

Bên cạnh đó, tại Hồ Tây có rất nhiều điểm tham quan nổi tiếng như phủ Tây Hồ, làng Nhật Tân, làng Nghi Tàm, đền Đồng Cổ, đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc,….

Mong rằng bài viết chia sẻ trên đây của chúng tôi đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về hồ là gì? Lợi ích và tác hại của hồ đối với môi trường sống. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và cùng đón đọc những thông tin thú vị khác của maytaoamcongnghiep.com trong bài viết kỳ sau nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *