Hồi ký là một trong những thể loại văn học thường thấy mà chắc chắn ai cũng đã từng đọc qua ít nhất 1 lần. Vậy hồi ký là gì? Hồi ký có những thể loại nào? Viết hồi ký như thế nào? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu và khám phá về thể loại này trong văn học nhé!
Hồi ký là gì? Ý nghĩa của hồi ký?
Từ hồi ký là gì?
Trong từ điển tiếng Việt, từ “ký” được định nghĩa là thể văn tự sự viết về người thật, việc thật nào đó và nó phải có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực đến mức tuyệt đối.
Còn từ điển thuật ngữ văn học thì “ký” là loại hình văn học trung gian, nằm giữa ranh giới của văn học và báo chí, gồm nhiều thể văn xuôi hoặc tự sự. Bên cạnh đó, “ký” cũng dùng để phản ánh sự vật, con người có thật ở trong cuộc sống và tính chính xác tuyệt đối là đặc trưng cơ bản của thể loại này. Do vậy, so với truyện ngắn hay tiểu thuyết thì ký phản ánh có tính chính xác hơn.
Vậy hồi ký là gì Wiki?
Theo Wikipedia, hồi ký là những sáng tác thể loại ký thiên về trần thuật từ ngôi tác giả kể về những sự kiện có thực xảy ra trong cuộc đời của tác giả.
Như vậy, có thể hiểu hồi ký là 1 dạng thức thuộc loại hình ký, nó kể lại những sự kiện đã từng xảy ra ở quá khứ mà tác giả là người chứng kiến hoặc tham dự. Nội dung được phản ánh trong hồi ký có tính xác thực cao, bởi đó là những con người và sự việc để lại 1 ấn tượng sâu sắc gắn với kỷ niệm riêng. Nhưng đồng thời, nó cũng tái hiện 1 cách chân thực đời sống xã hội – lịch sử và văn hóa của 1 thời đã qua.
Ý nghĩa của thể loại hồi ký
Hồi ký thể hiện thái độ của tác giả đối với những nhân vật, sự kiện được miêu tả trong hồi ký bằng cách lựa chọn và nhấn mạnh các khía cạnh có ý nghĩa quan trọng đối với họ.
Đồng thời, nó còn hé mở cho người đọc hiểu rõ hơn về cái tôi trong con người của mỗi nhà văn. Từ vấn đề gia đình, cho tới ra ngoài xã hội, những giai đoạn có tính bước ngoặt trong sự nghiệp, hay những thiên hướng đã được nảy nở, hình thành và phát triển thế nào,…
Nó ghi lại toàn bộ quá trình đến với nghề văn của những cây bút làm văn, làm báo chuyên nghiệp. Thân phận biết bao tủi nhục, khốn khó và nghèo túng của những người cầm bút trong thời kỳ đô hộ hiện lên thật sinh động. Có tài, ấp ủ nhiều hy vọng về sự nghiệp văn chương, nhưng chỉ vì miếng cơm manh áo mà họ phải bán chữ kiếm sống, tài năng bị mai một đi.
Phạm vi và đặc điểm của thể loại hồi ký là gì văn 8?
Hồi ký có những thể loại nào?
Tương tự những thể loại văn xuôi nghệ thuật khác, hồi ký rất đa dạng về kiểu loại và ít bị định hình về cấu trúc. Có những tác phẩm hồi ký rất gần với văn xuôi lịch sử, nhưng cũng có tác phẩm gần với tiểu thuyết.
Hồi ký được phân thành nhiều tiểu loại nhỏ khác nhau như hồi ký của các nhà văn, hồi ký của các chính khách thì sẽ kể về cuộc đời hoạt động chính trị của họ. Hoặc hồi ký của các tác giả là chứng nhân lịch sử cho 1 sự kiện chính trị xã hội quan trọng nào đó đã từng xảy ra.
Nhưng thường thấy nhất chính là hồi ký của các nhà thơ, nhà văn hoặc các nhà lý luận phê bình văn học vì họ thường viết hồi ký khi cuộc đời nghệ thuật của họ phải trải qua cả chặng đường dài và sắp sửa đến hồi kết. Và đến nay họ lại có nhu cầu muốn ghi chép lại những kỷ niệm và suy nghĩ về đời văn chương của mình.
Đặc điểm của hồi ký
Hồi ký có đậm tính chủ quan và các sự kiện được kể lại cũng không tránh được sự tác động bởi quy luật lãng quên và làm méo lệch cơ chế hồi ức. Tính chủ quan khiến hồi ký không thể so bì với những tư liệu gốc, cùng các chứng tích về tính xác thực. Tuy nhiên, sự thiếu hụt sự kiện, thông tin hoặc sự phiến diện về đối tượng được miêu tả trong hồi ký lại được bù đắp bởi văn phong sinh động, cảm tưởng trực tiếp của cá nhân tác giả.
Phạm vi thể loại
Hồi ký là thể loại gần giống với nhật ký ở hình thức giãi bày, nhưng nó không dùng các thủ pháp cốt truyện, các kể theo mốc thời gian và chú ý đến những sự kiện mang tính chất tiểu sử. Hồi ký cũng khác với tự truyện ở chỗ là hồi ký đặt trọng tâm vào 1 số sự kiện, còn tự truyện thì có phạm vi rộng lớn hơn, thậm chí là kéo dài cả đời người.
Theo nhà văn Gore Vidal, tự truyện cũng đòi hỏi sự đối chiếu rõ ràng ngày/ tháng trong lịch sử, còn hồi ký là do trí nhớ của tác giả ghi nhận lại. Về mặt chất liệu và về tính xác thực không có yếu tố hư cấu thì hồi ký rất giống với văn xuôi lịch sử, ký sử tư liệu lịch sử, tiểu sử khoa học.
Tuy nhiên, khác với những sử gia và nhà nghiên cứu tiểu sử, người viết hồi ký chỉ tái hiện phần hiện thực thường nằm trong tầm nhìn của mình, và căn cứ chủ yếu vào những ấn tượng, hồi ức của bản thân mình. Do vậy, trong toàn bộ tác phẩm sẽ làm nổi bật lên bản thân người viết hoặc cái nhìn của người viết vào những gì được kể, miêu tả lại.
Top cuốn hồi ký hay nhất định bạn không nên bỏ qua
Dưới đây là 1 số cuốn hồi ký kinh điển của văn học Việt Nam cũng như nước ngoài mà bạn nhất định phải đọc 1 lần.
Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm
Nhật ký Đặng Thùy Trâm là những ghi chép mỗi ngày về 1 người nữ bác sĩ về cuộc sống nơi chiến tuyến đầy khói lửa. Cuốn nhật ký này chính là thế giới riêng của người trí thức nhạy cảm nhưng cũng không hề tha thiết, yếu đuối với cuộc sống này mà không lo lắng, sợ hãi trước những gian khổ.
Ở đó, chúng ta vẫn sẽ bắt gặp những trăn trở, băn khoăn trước tình yêu và trước cuộc sống phức tạp mỗi ngày. Những nỗi nhớ nhung, nỗi buồn, sự cô đơn của 1 người con gái tuổi đôi mươi. Nhưng đồng thời nó cũng giúp chúng ta thấy được 1 ý chí vô cùng mãnh liệt với những lời nói tự động viên cảnh tỉnh bản thân với 1 lòng ý chí mãnh liệt, lời nói tự động viên cảnh tỉnh bản thân, một lòng can đảm phi thường – những điều quý giá đã làm nên 1 thế hệ anh hùng.
Khi hơi thở hóa thinh không
Đây là cuốn tự truyện của 1 vị bác sĩ chia sẻ những trải nghiệm của bản thân từ khi mới bắt đầu học ngành y và quá trình chữa bệnh, cho tới khi phát hiện bản thân mình bị mắc ung thư phổi cần điều trị lâu dài.
Kalanithi là tác giả của cuốn hồi ký đã thuật lại câu chuyện của anh theo phong cách dung dị, mượt mà và tràn đầy cảm xúc. Qua đó, độc giả hiểu thêm về triết lý sống và triết lý về nghề y của anh thông qua ký ức về những ngày còn là sinh viên, đi thực tập cho tới khi chính thức hành nghề phẫu thuật.
Bạn bè cũng như gia đình đã dành tặng lời yêu thương, trìu mến nhất cho người đáng kính trọng cả về tài năng lẫn nhân cách này. Dù không thể vượt qua căn bệnh nan y đó, nhưng những thông điệp của tác giả sẽ khiến người đọc phải nhớ mãi.
Trịnh Công Sơn – Tôi là ai, là ai
Tác phẩm này gồm những bài viết dưới dạng kỷ niệm, hồi ức, cảm tưởng nghiên cứu về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cùng những ca khúc bất hủ đi cùng năm tháng của ông.
Dưới góc nhìn của riêng mình, tác giả đã bày tỏ suy tư, tình cảm và nhận thức của bản thân mình về cuộc đời cùng tác phẩm bất hủ của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Qua đó, giúp bạn đọc cảm nhận được nhiều điều hữu ích về cuộc đời, sự nghiệp của người nhạc sĩ tài hoa mà ai trong chúng ta cũng vô cùng yêu quý.
Tôi là Malala
“Tôi là Malala” là cuốn hồi ký nổi tiếng nói về cuộc hành trình đấu tranh cho quyền được tiếp nhận giáo dục của 1 cô gái đã thay đổi cái nhìn trên thế giới. Câu chuyện có tác động mạnh mẽ của Malala sẽ mở ra trước mắt bạn 1 thế giới vô cùng khác, nó sẽ làm bạn có thêm niềm tin vào hy vọng, phép màu cũng như khả năng rằng 1 người trẻ tuổi hoàn toàn có thể truyền cảm hứng và tạo ra những thay đổi trong cộng đồng mình sống, xa hơn nữa là trên thế giới.
Cuốn tự truyện đã thể hiện vô cùng ấn tượng và xúc động về tinh thần nữ quyến mạnh mẽ và cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ cho quyền được giáo dục của cô gái trẻ, chắc chắn nó sẽ khiến bạn cảm thấy khâm phục nghị lực của cô ấy.
Hướng dẫn chi tiết cách viết hồi ký
Chìa khóa để viết hồi ký một cách dễ dàng là chia nhỏ thành các bước cho dễ làm. Cụ thể các bước như sau:
Bước 1: Lý do để bạn viết hồi ký là gì?
Để viết được 1 cuốn hồi ký hấp dẫn không phải là điều dễ dàng. Nếu bạn càng rõ hơn về lý do tại sao bạn đang làm điều này thì bạn sẽ càng có nhiều động lực để hoàn thành nó. Lý do để bạn viết hồi ký có thể là do:
- Hiểu rõ hơn về chính bản thân mình
- Chia sẻ bài học có giá trị, sự tinh tế và khôn ngoan với những người đang trải qua những gì mà bạn đã từng
- Để lại 1 di sản nào đó cho con cháu sau này
- Để lại di sản cho tổ chức/ doanh nghiệp
Nói chung, có rất nhiều lý do để bạn bắt tay vào viết 1 cuốn hồi ký. Biết được mục đích và lý do viết hồi ký là gì sẽ cung cấp cho bạn thêm được niềm cảm hứng cũng như cảm xúc để hoàn thành cuốn hồi ký theo các mốc thời gian.
Bước 2: Xác định khoảng thời gian cụ thể
Bạn cần xác định được mốc thời gian mà bạn muốn viết trong cuộc đời của mình. Dòng thời gian xuyên suốt sẽ thúc đẩy bắt đầu và kết thúc câu chuyện của bạn. Mốc thời gian này có thể:
- Năm tháng ấu thơ
- Năm tháng bạn sinh sống/ làm việc tại thành phố xa lạ nào đó
- Quãng thời gian mà bạn theo đuổi mục tiêu/ giấc mơ của mình và đạt được nó
- Hành trình tìm hiểu tâm linh/ khám phá của bạn
- Một chuyến phiêu lưu kỳ thú của bạn
Bước 3: Phác thảo và đánh dấu các mốc thời gian quan trọng
Khi đã lựa chọn được 1 khoảng thời gian cụ thể thì bạn cần xác định được sự kiện lớn đã diễn ra trong thời gian trên. Hãy gán nhãn cho mỗi tab mỗi tháng, năm, ngày,… tùy thuộc vào độ dài của tổng thời gian bạn định viết.
Đánh dấu dòng thời gian với những sự kiện lớn đã từng xảy ra trong khoảng thời gian đó sẽ giúp bạn dễ dàng hơn rất nhiều trong quá trình viết hồi ký. Các sự kiện lớn trong cuộc đời có thể là tốt nghiệp đại học, sinh nhật, yêu đương, kết hôn, sinh con,… Điều này sẽ cung cấp cấu trúc thời gian liền mạch cho cuốn hồi ký của bạn.
Bước 4: Tìm điểm chạm trong cảm xúc
Trong cuộc đời của mỗi người, chắc chắn sẽ có những bước ngoặt cảm xúc của cuộc đời mà bạn không thể quên. Các bạn có thể sử dụng 1 cuốn sổ tay trống và dán nhãn cho từng trang cho mỗi năm của cuộc đời. Sau đó, điền vào đó những mốc sự kiện lớn, bước ngoặt cảm xúc ở mỗi năm. Sau đó, sử dụng nó như 1 bản ghi về cuộc đời bạn để viết hồi ký.
Bước 5: Tìm chủ đề cụ thể
Có nhiều người thường cho rằng, cuộc đời của mỗi người có 2 chủ đề chính xoay quanh đó là tình yêu cùng sự đổi thay. Thế nhưng, mỗi câu chuyện sẽ đều có cái hay riêng của nó.
Vậy câu chuyện của bạn là gì, chủ đề chính như thế nào? Bài học chính mà bạn học được từ kinh nghiệm phong phú của bản thân là gì? Chẳng hạn như:
- Tình yêu không mất đi và luôn luôn tồn tại
- Không bỏ cuộc trước khó khăn, thử thách và cố gắng vượt qua để thành công
- Tiếp tục thực hiện giấc mơ
- Những điều tuy nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống.
Tóm lại, bạn không cần phải biết rõ chủ đề mình để bắt đầu viết hồi ký, mà nó sẽ xuất hiện trong chính những văn bản mà bạn đã viết. Và đến 1 lúc nào đó, bạn sẽ tự chọn được 1 chủ đề trong cuốn hồi ký của mình và sắp xếp lại các chi tiết của câu chuyện xung quanh của chủ đề này.
Bước 6: Bắt tay viết hồi ký
Khi bắt đầu viết hồi ký, mỗi ngày bạn có thể dành ra 1 khoảng thời gian nhất định để viết từ 10 – 30 phút. Hoặc bạn cũng có thể tự đưa ra 1 số lượng trang giấy phải viết mỗi ngày để rèn luyện thói quen. Một khi đã biết mình viết gì thì tâm trí sẽ tự động đưa ra nhiều thông tin hơn để bạn viết.
Bạn không cần phải ép buộc bản thân phải viết 1 đoạn văn để tạo ra cuốn hồi ký. Thay vào đó, bạn có thể kể chuyện của mình cho những thứ như: máy quay phim, máy ghi âm, chương trình phần mềm,… Tất cả những điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian và năng lượng để tập trung cho điều quan trọng nhất.
Bước 7: Nghĩ về cuộc sống như 1 hành trình “vĩ đại”
Có nhiều tác phẩm kinh điển của các vĩ nhân đều tuân theo cấu trúc “hành trình của người anh hùng”. Đây là hành trình của 1 người bình thường cho đến khi khôn ngoan, hay những khó khăn, thử thách trong cuộc phiêu lưu bất ngờ. Viết hồi ký theo công thức này sẽ giúp bạn có được cấu trúc logic để làm những bước trên đó.
Hy vọng rằng những thông tin mà maytaoamcongnghiep.com cung cấp đã giúp bạn hiểu rõ hồi ký là gì, đặc điểm của thể loại văn học này, cũng như những cuốn hồi ký hay mà bạn nên tham khảo. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi và có được những giây phút thư giãn vui vẻ.