Khí áp là khái niệm quan trọng liên quan đến sự tương tác giữa Trái đất và khí quyển. Đây cũng là mảng kiến thức Địa lý mà các bạn học sinh sẽ được học trong chương trình Địa lý lớp 6. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp kiến thức về khí áp là gì, nguyên nhân và ứng dụng trong đời sống một cách dễ hiểu nhất.

Khí áp là gì, có các loại khí áp nào?

Khí áp hay còn được gọi là áp suất không khí. Đây là sức ép của không khí lên bề mặt Trái Đất. Đơn vị được sử dụng để đo áp suất không khí là mm thủy ngân. Khí áp tại mỗi nơi lại khác nhau và phụ thuộc vào các yếu tố như tình trạng không khí (co lại, nở ra), tỉ trọng…

Khí áp là gì và phân bố như thế nào?
Khí áp là gì và phân bố như thế nào?

Khí áp trên địa cầu được phân bố xen kẽ với các đai áp cao và đai áp thấp, cụ thể:

  • Khí áp cao là khối khí áp với tính chất đặc trưng là khô – lạnh.
  • Khí áp thấp là khối khí có tính chất nóng, ẩm.

Gió sẽ thổi từ nơi có khí áp cao về khu vực có khí áp thấp. Vậy nên, loại gió này sẽ mang những tính chất của khối khí là khô và lạnh. Ví dụ như mùa đông lạnh giá, khô hanh của miền Bắc nước ta.

Ngoài ra, các khí áp  cao – thấp sẽ đối xứng nhau qua Xích đạo (áp thấp xích đạo). Sự phân bố khí áp là gì được giới thiệu tổng quan như sau:

  • Các đai khí áp trên địa cầu phân bố không liên tục, do trên bề mặt có sự xen kẽ nhau của lục địa (tương ứng khí áp cao) và đại dương (tương ứng khí áp thấp).
  • Hai đầu cực của Trái Đất là khí áp cao, đến vĩ tuyến 60 độ Bắc – Nam là đai khí áp thấp (đối xứng nhau).
  • Đến vĩ tuyến 30 độ Bắc – Nam là đai khí áp cao.
  • Đường Xích Đạo nằm trong đai khí áp thấp.

Theo phân bố trên, chúng ta có 7 đai khí áp cả cao và thấp trên bề mặt Trái Đất; 4 đai áp cao gồm 2 đai áp cao ôn đới, 2 đai áp cao cực và 3 đai khí áp thấp gồm đai áp thấp Xích Đạo, 2 áp thấp cận nhiệt đới.

Phân bố các đai khí áp trên bề mặt của Trái Đất
Phân bố các đai khí áp trên bề mặt của Trái Đất

Quá trình hình thành khí áp là gì?

Khí áp được tạo nên do trọng lượng của không khí. Trọng lượng không khí trung bình khoảng 1.3 g/lít không khí. Tuy nhiên, với chiều dày lớp khí quyển là hơn 60 nghìn kilomet thì nó cũng tạo thành một sức ép cực lớn lên bề mặt Trái Đất.

Sự hình thành các đai khí áp

Các khối khí áp được tạo ra do sức nén của không khí tới bề mặt địa cầu. Khi chúng tách rời nhau sẽ tạo thành những mảnh nối kết hợp cùng nhau. Nhiệt độ mặt đất không đồng đều, nơi có nhiệt độ cao, nơi lại có nhiệt độ thấp nên sự nóng lạnh mỗi vùng khác nhau, khiến các khối khí phân bố không được đồng đều.

Những nơi có nhiệt độ thấp, khí hậu lạnh chính là khu vực khí áp cao còn nơi nóng, mưa nhiều là khu vực của khí áp thấp. Các khí áp thay đổi không ngừng, đan xen nhau đã tạo nên các kiểu thời tiết khác nhau. Thông thường, khi khí áp thấp sẽ dễ mang lại mưa, hơi ẩm trong khi khí áp cao sẽ khiến không khí khô ráo, trời trong xanh.

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp là gì?

Khí áp không cố định mà có thể thay đổi tùy theo các yếu tố dưới đây:

Các đai khí áp ảnh hưởng đến chiều gió thổi trên bề mặt Trái Đất
Các đai khí áp ảnh hưởng đến chiều gió thổi trên bề mặt Trái Đất
  • Độ cao: Chúng ta được biết, càng lên cao không khí càng loãng và sức nén của nó cũng càng giảm, làm khí áp bị giảm theo. Ngược lại, càng xuống thấp thì sức nén của không khí càng lớn, mật độ không khí dày hơn nên khí áp dễ bị tăng.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ tăng lên làm không khí nở ra, tỉ trọng không khí giảm làm khí áp giảm. Ngược lại, nhiệt độ giảm, không khí bị co lại, tỉ trọng tăng lên nên khí áp cũng tăng theo.
  • Độ ẩm không khí: Không khí chứa nhiều hơi nước (trên các biển, đại dương) khiến cho khí áp giảm. Trường hợp nhiệt độ càng cao, hơi nước bốc lên càng nhiều và chiếm chỗ của không khí khô, làm cho khí áp giảm xuống. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở những khu vực áp thấp Xích đạo nên khu vực này có lượng mưa lớn hơn, không có mùa đông lạnh giá.

Quan hệ của gió trên Trái Đất và khí áp là gì?

Khí áp cao đẩy gió và khí áp thấp hút gió. Vậy nên, gió được thổi từ nơi khí áp cao về khu vực có khí áp thấp. Những nơi có khí áp thấp (Xích Đạo, ông đới) có mưa nhiều hơn vì gió thổi đến mang mưa.

Những nơi có khí áp cao (cận chí tuyến và 2 cực) sẽ dễ xuất hiện các hoang mạc khô hạn vì không có gió thổi tới. Bởi vậy nên những nơi có khí áp cao thường ít mưa và khô cằn hơn.

Áp kế được sử dụng khi cần đo khí áp và áp suất khí quyển
Áp kế được sử dụng khi cần đo khí áp và áp suất khí quyển

Mối liên hệ giữa gió và khí áp sẽ giúp người ta có thể đưa ra những dự đoán về thời tiết. Điều này mang lại rất nhiều lợi ích cho đời sống con người, có thể dự đoán tình trạng thời tiết cực đoan. Từ những cảnh báo trước đó, chúng ta có thể hạn chế được những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

Để đo được khí áp, chúng ta có thể sử dụng một thiết bị là áp kế (đơn vị là mm thủy ngân). khí áp trung bình chuẩn nhất được đánh giá ở ngang mặt biển của 1 cột thủy ngân tiết diện 1cm2 là 760 mm thủy ngân.

Áp kế còn được sử dụng để đo áp suất do khí quyển gây ra (bằng cách dùng thêm nước, khí thủy ngân,…). Sự thay đổi của áp suất khí quyển cũng giúp ích cho việc dự báo ngắn hạn các hiện tượng thời tiết.

Kết luận

Mong rằng với những chia sẻ của bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu rõ về khí áp là gì, nguyên nhân hình thành của khí áp. Để có thêm nhiều thông tin thú vị về các lĩnh vực khác nhau, bạn hãy truy cập Website của Maytaoamcongnghiep mỗi ngày nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *