Bên cạnh Tết Thượng Nguyên, Tết Trung Nguyên thì còn có Tết Hạ Nguyên. Đây là ngày tết cuối cùng trong bộ ba kể trên, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về ngày lễ này. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về Tết Hạ Nguyên là gì qua những chia sẻ ngay sau đây nhé.

Tết Hạ Nguyên là gì?

Có thể bạn đã từng ăn tết Hạ Nguyên, chuẩn bị cho tết này nhưng lại không hề biết Tết Hạ Nguyên là tết gì? Theo tập tục cổ truyền của người Việt, một năm sẽ tiến hành ăn mừng ba ngày rằm lớn là Tết Thượng Nguyên nhằm vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch, Tết Trung Nguyên nhằm vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch và Tết Hạ Nguyên diễn ra vào ngày rằm tháng Mười âm lịch.

Tết Hạ Nguyên là gì? Ngày bao nhiêu diễn ra tết
Tết Hạ Nguyên là gì?

Vào dịp lễ này, mọi người sẽ sửa soạn các mâm cơm cúng để đặt lên bàn thờ tổ tiên, thần Tam Bảo, các vị thần linh đã phù hợp để cho mùa màng bội thu và cầu phúc cho gia đình. Ở một số địa phương khác, ngày Tết Hạ Nguyên được xem là ngày để cúng bái để cầu siêu cho những linh hồn người thân đã khuất.

Tết Hạ Nguyên còn được biết đến những tên gọi khác như Tết Cơm mới hay là lễ Mừng lúa mới. Dù được gọi với tên gọi nào thì nó đều thể hiện sự kỳ vọng cho một vụ mùa thuận lợi của người dân. Do đó, cứ đến Rằm tháng Mười Âm lịch hàng năm thì người dân sẽ đem những gì đã thu hoạch được từ vụ mùa để làm ra các món ăn theo phong tục địa phương dâng cúng ông bà tổ tiên, Thổ thần,… Dần dần, ngày này trở thành một dịp không thể thiếu ở trong đời sống người dân và được gọi là lễ mừng lúa mới, lễ tạ ơn hay tết Hạ Nguyên.

Đây còn là một trong tứ trọng ân trong Phật giáo mà đức Phật đã truyền lại khi mà Ngài còn tại thế. Sau khi cúng tạ ơn, thì cả nhà sẽ quây quần và thưởng thức mâm cơm ấm cúng giữa tiết đông đã se lạnh.

Lưu ý, với những người không biết rõ có thể nhầm Tết Hạ Nguyên với Tết Hạ Thu Khải Nguyên. Thực tế, “Tết Hạ Thu” ở đây là chỉ ngày 15/7, một lễ tự phát được tạo nên bởi nhóm fans hâm mộ của Vương Tuấn Khải và Vương Nguyên (2 ca sĩ trong nhóm TFBoys).

Nguồn gốc Tết Hạ Nguyên là gì?

Nguồn gốc của Tết Hạ Nguyên được cho là bắt nguồn từ việc người dân có thói quen tiến hành cúng bái mỗi khi xong mùa vụ. Cứ cuối mỗi vụ mùa tháng 8 hàng năm, người dân sau khi đã thu gạo thóc đủ đầy, mưa thuận gió hòa thì sẽ nấu mâm cơm thịnh soạn để đặt lên bàn thờ cúng cho tổ tiên chư thần cùng những người thân đã khuất.

Người dân thường ăn mừng lúa mới sau vụ mùa
Người dân thường có thói quen mừng lúa mới sau vụ mùa

Thói quen này đã được duy trì theo thời gian và dần trở thành một ngày lễ đặc biệt có ý nghĩa quan trọng với nông dân nói riêng và tất cả người dân Việt Nam nói chung. Theo đấy, cứ mỗi dịp rằm tháng Mười âm lịch hàng năm thì mọi nhà đều tất bật chuẩn bị mâm cơm cúng Tết Hạ Nguyên thịnh soạn.

Ý nghĩa Tết Hạ Nguyên là gì?

Mỗi ngày lễ tết đều có những ý nghĩa riêng biệt và Tết Hạ Nguyên cũng vậy. Sau khi đã biết Tết Hạ Nguyên là tết gì thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của ngày tết này.

Tưởng nhớ công ơn chư Phật và tổ tiên

Nguyên nhân khởi phát của Tết Hạ Nguyên chính là tưởng nhớ công ơn tổ tiên, chư vị Phật Tổ. Sau bao nhiêu thời gian thì ý nghĩa này vẫn được duy trì và thực hiện tại nhiều gia đình.

Vào ngày này, chúng ta có thể cùng gia đình và những người thân yêu đi chùa để tạ ơn thần linh cũng như cầu phúc. Có thể nói nó gần tương tự như là một lễ Tạ ơn của các quốc gia phương Tây vậy.

Tết Hạ Nguyên có ý nghĩa tưởng nhớ chư Phật, tổ tiên
Tết Hạ Nguyên mang ý nghĩa tưởng nhớ chư Phật, tổ tiên

Cầu an, cầu siêu cho thân nhân

Vào ngày Tết Hạ Nguyên, nhiều gia đình sẽ tiến hành cúng cầu siêu cho những thân nhân đã khuất. Họ tin rằng việc làm này sẽ giúp cho những người đã khuất được sớm siêu thoát, đầu thai luân hồi chuyển thế.

Sau khi lễ Phật xong, nhiều gia đình còn thăm viếng các thân nhân đã khuất được gửi tro cốt tại chùa và sẽ cầu siêu cho họ.

Hướng con người đến việc thiện

Vào ngày Tết Hạ Nguyên, nhiều gia đình sẽ tổ chức cúng bái tổ tiên, chư Thần, chư Phật. Đặc biệt, trong ngày này các Phật Tử, sẽ tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành kính với công ơn của đức Phật, Bồ Tát trong việc tạo ra và giữ gìn, phát huy tính trừ ác, hướng thiện và nhớ ơn tổ tiên.

Lễ cúng Tết Hạ Nguyên thường được diễn ra ở chùa để mọi người noi gương đức Phật. Thông qua Tết Hạ Nguyên, mong mọi người sẽ tự nguyện sống hướng thiện bởi vì đối với con người, không có việc gì tốt đẹp hơn là sống hướng thiện, sống tốt đời đẹp đạo.

Tết hạ nguyên là dịp cầu siêu cho người đã mất
Là dịp để cầu siêu cho người đã khuất

Các hoạt động trong Tết Hạ Nguyên là gì?

Trong Tết Hạ Nguyên thường có một số hoạt động phổ biến như sau:

  • Biếu quả cho người thân: Vào dịp này, nhiều người thường biếu quà, gạo nếp mới hay những đặc sản giao mùa Thu Đông để bày tỏ lòng hiếu thảo, nhớ ơn với ông bà, cha mẹ cũng như các bậc tôn kính.
  • Cúng tổ tiên, Tam Bảo: Để cho Tết Hạ Nguyên thêm phần thành tâm, trang trọng, nhiều gia đình sẽ mua sắm hương hoa, đèn nến, tiến hành nấu xôi gạo mới cùng với mâm lễ tươm tấp, thanh khiết để kính dâng Tam Bảo và tổ tiên.
  • Đi chùa thắp hương: Để tỏ lòng thành, cầu an, mọi người sẽ đi chùa để thắp hương, lễ Phật, thành tâm cầu mong mọi điều được thuận lợi, hanh thông. Vì thế, cứ mỗi dịp lễ Hạ Nguyên, các ngôi chùa đều sẽ đông người tấp nập, nghi ngút khói hương.
Tết Hạ Nguyên nhiều người lựa chọn đi chùa
Nhiều người đi chùa dịp Tết Hạ Nguyên

Một số món ăn phổ biến trong ngày Tết Hạ Nguyên

Trong ngày Tết Hạ Nguyên, mọi người sẽ nấu nhiều món ăn để đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên, thần Phật,… Tùy mỗi vùng miền mà sẽ có những món ăn đặc trưng khác nhau, tiêu biểu như sau:

Món ăn Tết Hạ Nguyên tại khu vực đồng bằng sông Hồng

Đồng bằng sông Hồng được xem là cái nôi của nền nông nghiệp lúa nước, cho nên những dịp lễ tết ở đây không thể thiếu được những loại bánh nếp. Người dân ở đây thường lấy gạo nếp mới để làm bánh chưng, bánh giầy, bánh trôi để cúng ông bà tổ tiên. Ngoài ra, trong mâm lễ cúng của người dân nơi đây còn thường có các đồ lễ khác như: gà luộc, thịt lợn luộc, giò lụa, xôi vò hoặc xôi đậu xanh. Canh thì thường là canh măng, canh mọc hoặc canh miến. Còn có nem rán, chè đỗ xanh, rau luộc hoặc rau xào cùng hoa quả, rượu, trầu cau

Mâm cỗ Tết Hạ Nguyên đúng chuẩn
Một mâm cỗ cúng ngày Tết Hạ Nguyên

Tết Hạ Nguyên của tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên

Vào ngày Tết Hạ Nguyên, người dân ở vùng núi Tây Bắc, Tây Nguyên thường tổ chức lễ cúng thần sông, thần rừng núi để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cây cối tốt tươi. Tuỳ thuộc vào điều kiện của mỗi nhà mà lễ cúng sẽ diễn ra to hay nhỏ.

Người dân tộc Ê Đê thì thường tổ chức lễ theo từng hộ gia đình. Họ sẽ  thường mổ lợn hay gà để ăn mừng. Còn người dân tộc Gia Rai và Ba Na thì lại tổ chức lễ Tết Hạ Nguyên từ tháng 11 dương lịch cho đến hết tháng giêng năm sau. Người dân tộc Mạ thường thì sẽ giết cả trâu để ăn mừng lễ. Tết Hạ Nguyên của người dao đỏ cũng như nhiều dân tộc khác, ngoài ra trong tháng 10 Âm lịch, người dao thường tổ chức lễ cấp sắc hay lễ trưởng thành.

Mỗi vùng miền sẽ có sự khác biệt trong mâm cỗ cúng
Mỗi vùng miền, dân tộc lại có những sự khác biệt trong mâm cỗ cúng

Tết Hạ Nguyên ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ở đồng bằng sông Cửu Long, vào ngày tết Hạ Nguyên người dân sẽ lấy gạo mới để làm các loại bánh dâng lên tổ tiên như bánh tét, bánh bao,… Ngoài ra còn một số món ăn khác như là heo quay, gà luộc, xôi, cá lóc kho, thịt kho hột vịt, giò lụa, gỏi cuốn, canh khổ qua nhồi thịt, thịt heo hầm măng,…

Một số vùng khác lại có các tập tục riêng, tuy nhiên đa số người dân đều sẽ tổ chức lễ cúng dâng hương ông bà tổ tiên trong ngày này. Một số món ăn tiêu biểu không thể thiếu là thịt gà luộc, thịt lợn luộc, xôi, nem,…

Trên đây là những thông tin tổng hợp để giải đáp câu hỏi Tết Hạ Nguyên là gì. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp mọi người hiểu hơn về ngày Tết Hạ Nguyên. Sắp đến Tết Hạ Nguyên rồi, hãy chuẩn bị cho mình những mâm lễ đủ đầy với lòng thành kính để dâng lên tổ tiên, chư vị thần Phật nhé.

>>> Xem thêm bài viết: Tết Thường Tân Là Gì? Nguồn Gốc, Ý Nghĩa, Các Hoạt Động Trong Ngày Tết Thường Tân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *