Quả muỗm có hình dáng bên ngoài khá giống quả xoài, ngay cả cây hay lá cũng tương tự quả xoài nên nhiều người thường nhầm lẫn hai loại quả này với nhau. Vậy bạn có biết quả muỗm là quả gì? Sự khác nhau giữa quả muỗm và quả xoài cũng như công dụng của loại quả này như thế nào?

Quả muỗm là quả gì?

Có thể bạn đã từng nghe, thậm chí là đã từng nhìn thấy, tiếp xúc với quả muỗm nhưng không hề biết quả muỗm là quả gì. Quả muỗm còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau tại nước ta là quả xoài hôi, quả kéo,…

Tìm hiểu Quả muỗm là quả gì?
Quả muỗm là quả gì? (Ảnh internet)

Theo Wikipedia, quả muỗm có tên khoa học là Mangifera foetida Lour. Nó là một loài thực vật thuộc họ đào lộn hột (Anacardiaceae), thường được tìm thấy ở các vùng rừng nhiệt đới đất ngập nước ở Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Các tên gọi khác của xoài hôi trong những ngôn ngữ khác là Bachang, Bacang, Macang, Gray bacang, Grey mango, Horse Bacang, Machang, Limus, Mamut, Pahu, Svaay sââ, Thayetpoh.

Hình ảnh lá của quả muỗm (Ảnh internet)
Lá quả muỗm (Ảnh internet)

Quả muỗm là gì? Đây là một loại cây thường xanh, lâu năm, có thân dày đặc, có thể cao tới 40m. Thân cây thẳng, có đường kính khoảng 100cm và không có lõi. Vỏ cây có màu nâu nhạt đến nâu xám sẫm, có nhựa trắng, cành to cho tán lá rậm màu xanh đậm.

Lá cây muỗm có hình elip thuôn dài. Chiều dài có thể từ 15 – 40 cm và rộng 9 – 15cm, có màu xanh cứng, có từ 15 – 33 cặp gân lá.

Hình ảnh Chùm hoa quả muỗm (Ảnh internet)
Chùm hoa quả muỗm (Ảnh internet)

Hoa của cây muỗm thường tạo thành chùm hình chóp mọc ở các ngọn và cành cây. Mỗi chùm có nhiều bông hoa, dài từ 10 – 40cm, phân nhánh thưa, hoa khá dày đặc, màu hồng đỏ đậm, trục phát hoa mập mạp. Mỗi bông hoa có 5 cánh hóa, mỗi cánh dài từ 6 – 10mm, có một nhị hoa sinh sản dài bằng cánh hoa, những nhị còn lại là nhị lép sẽ ngắn hơn một chút.

Hình ảnh Quả muỗm khi còn xanh (Ảnh internet)
Quả muỗm khi còn xanh (Ảnh internet)

Quả muỗm là quả gì? Quả muỗm có hình trứng thuôn dài hoặc gần như hình cầu, kích thước khoảng 9 – 16 cm. Quả có màu xanh vàng bóng khi còn non, chuyển sang màu xanh ô liu sẫm bẩn hoặc màu xanh vàng xỉn với các đốm khi chín. Vỏ quả dày khoảng 5 mm. Thịt có màu trắng vàng nhạt khi còn non chuyển sang màu vàng khi chín. Quả muỗm có nhiều sợi xơ, mọng nước, vị chua, chát và hơi đắng, có mùi nhựa thông nồng nặc khi còn xanh. Hạt quả muỗm là hạt đơn, được bao quanh bởi nang gỗ ở giữa thịt quả.

Quả muỗm Khi chín thường xuất hiện đốm nâu
Khi chín thường xuất hiện đốm nâu (Ảnh internet)

Thành phần hóa học trong quả muỗm là gì?

Sau khi đã biết quả muỗm là quả gì thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các thành phần hóa học có trong quả muỗm nhé.

  • Trong quả muỗm, tỷ lệ thịt quả chiếm 60 – 70%, thịt quả chứa nhiều chất bột, chất đường với khoảng 16 – 20%. Trong thịt quả cũng có axit hữu cơ chủ yếu là axit citric, vitamin C, vitamin B và chất gôm.
  • Hạt quả muỗm có vị đắng, chát, chứa nhiều axit gallic tự do.
  • Vỏ cây có chứa mangiferin (hợp chất flavonoid) khoảng 3% và tanin
  • Lá cây muỗm có chứa khoảng 1,6% mangiferin.
  • Nhựa cây muỗm là một loại gôm nhựa với 81% là nhựa và 16% gôm. Nhựa này tan trong dung môi hữu cơ cũng như tinh dầu thông.

Sự khác nhau giữa quả muỗm và quả xoài

Loại Cây muỗm này thường mọc dại thân cây lớn
Cây muỗm thường mọc dại, cây lớn (Ảnh internet)

Quả muỗm có phải quả xoài không? Câu trả lời là không. Nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa quả muỗm và quả xoài vì chúng có bề ngoài khá giống nhau, nhất là khi quả muỗm còn non. Thực tế, chúng có những điểm khác nhau dễ nhận biết, bạn có thể phân biệt hai loại quả này qua những đặc điểm sau đây.

Đặc điểm

Quả muỗm

Quả xoài

Hình dạng cây

Thân cao lớn, lá nhỏ hơn so với cây xoài

Hình dáng cây thường nhỏ, để dễ dàng thu hoạch quả. Những cây lâu năm thì cũng rất lớn. Lá to và dài.

Kích thước quả

Quả muỗm khá nhỏ, thường tù chỉ hơi nhọn ở phần đuôi quả.

Có kích thước lớn, tròn to ở phần đầu và nhọn ở phần đuôi.

Hương vị

Vị chua gắt kèm chát đắng khi còn xanh. Khi chín độ chua có giảm nhưng vẫn chua nên ít được sử dụng với mục đích ăn uống. Ở một số nơi, quả muỗm non thường được sử dụng để ăn vặt, nấu canh chua hoặc để muối chua ăn kèm.

Một số nước dùng quả muỗng để làm món cari ở Malaysia, salad, món sambal ở Borneo,…

Tùy loại cũng như thời điểm mà xoài sẽ có hương vị khác nhau. Nhưng đa phần là chua khi còn xanh, ngọt khi chín. Xoài được sử dụng phổ biến trong đời sống để ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn.

Biến thể

Chỉ có một loại muỗm duy nhất.  Đa phần cây muỗm thường mọc hoang giống như những loài cây dại.

Xoài có nhiều biến thể, nhiều giống khác nhau. Chúng được lai tạo nhằm tạo ra giống xoài có những ưu thế tốt hơn như kích thước, độ giòn, ngọt, to, màu sắc đẹp mắt,…

Giá trị kinh tế

Quả muỗm thường không có giá trị về kinh tế. Nó chỉ là một loài cây mọc dại, không được chủ đích trồng để lấy quả hay lấy gỗ.

Đem lại giá trị kinh tế cao, được trồng phổ biến, là cây trồng chủ lực của nhiều địa phương. Nhiều loại xoài nổi tiếng, đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất khẩu như xoài cát Hòa Lộc, xoài Yên Châu,….

Lợi ích cho sức khỏe của quả muỗm là gì?

Quả muỗm có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe
Quả muỗm có nhiều tác dụng (Ảnh internet)

Bạn đã biết quả muỗm là quả gì vậy có biết chúng có lợi ích gì cho sức khỏe chưa? Mặc dù là loài cây mọc hoang, không có giá trị kinh tế nhưng quả muỗm lại có không ít lợi ích cho sức khỏe con người đâu nhé. Theo Healthbenefitstimes, quả muỗm rất giàu chất xơ tiền sinh học, vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa flavonoid poly-phenolic. Theo nghiên cứu mới, quả muỗm đã được chứng minh là giúp bảo vệ chống lại ung thư ruột kết, ung thư vú, bệnh bạch cầu và ung thư tuyến tiền liệt. Một số lợi ích sức khỏe cụ thể của quả muỗm được mô tả dưới đây:

Chữa thiếu máu và hỗ trợ thai kỳ

Quả muỗm rất giàu chất sắt nên khá có lợi cho người bị thiếu máu. Tiêu thụ quả muỗm thường xuyên có thể giúp tránh thiếu máu bằng cách tăng lượng máu trong cơ thể. Chúng cũng rất có lợi cho phụ nữ mang thai vì là nguồn cung cấp sắt tự nhiên, một khoáng chất thiết yếu.

Giảm nguy cơ ung thư

Quả muỗm có chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan được gọi là pectin. Pectin làm giảm hoạt động của một loại protein gọi là galectin có trong tế bào ung thư và đóng vai trò quan trọng trong bệnh ung thư. Khả năng mắc bệnh ung thư ở đường tiêu hóa có thể giảm khi ăn chất xơ. Một hợp chất trong quả muỗm, được gọi là lupeol, được cho là có tác dụng ức chế các tế bào khối u ung thư tuyến tiền liệt.

Quả muỗm có ngoại hình tròn nhỏ
Quả tròn nhỏ (Ảnh internet)

Tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể

Trong quả muỗm có lượng beta-carotene dồi dào. Yếu tố này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Loại quả này cũng có chứa vitamin A – là một chất chống oxy hóa và cung cấp sự bảo vệ chống lại các gốc tự do không thể đếm được có thể gây hại cho hệ thống miễn dịch bên trong của bạn.

Làm giảm cholesterol

Quả muỗm có chứa một lượng lớn pectin, một chất xơ hòa tan có tác dụng làm giảm mức cholesterol trong máu một cách hiệu quả. Nó cũng ngăn ngừa bạn khỏi bị ung thư tuyến tiền liệt.

Khi quả chín sẽ có màu vàng
Quả khi chín có màu vàng (Ảnh internet)

Tốt cho tiêu hóa

Trong thịt quả muỗm còn có chứa một loại enzyme được coi là tốt cho quá trình tiêu hóa. Este, terpen và aldehyd là một số thành phần hoạt tính sinh học có trong quả muỗm, nó được cho là làm tăng cảm giác thèm ăn và cũng cải thiện tiêu hóa. Ăn quả muỗm sau bữa ăn giúp loại bỏ các vấn đề như khó tiêu và axit.

Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá

Quả muỗm có liên quan đến việc làm đẹp da và được sử dụng như một thành phần trong mặt nạ, đặc biệt là những loại tự làm tại nhà. Ngoài việc mang lại vẻ tươi sáng cho khuôn mặt, loại quả này còn giúp làm sáng màu da. Nó cũng có thể điều trị mụn trứng cá hiệu quả vì chúng làm thông các lỗ chân lông bị tắc trên da.

Tốt cho sức khỏe não bộ

Quả muỗm có lượng vitamin B6 dồi dào giúp duy trì và cải thiện chức năng não. Những vitamin này giúp kết hợp các chất dẫn truyền thần kinh chính góp phần xác định tâm trạng và điều chỉnh giấc ngủ. Hàm lượng axit glutamine trong nó cũng giúp cải thiện khả năng tập trung và trí nhớ.

Trong y học dân gian, lá của cây muỗm được cho là có khả năng hạ sốt. Hạt có thể dùng trị bệnh trichophytosis, ghẻ và chàm. Người Orang Asli ở bán đảo Malaysia được cho là đã sử dụng nhựa cây muỗm để làm vết sẹo xăm sâu hơn.

Đến đây hẳn bạn đã biết quả muỗm là quả gì rồi đúng không nào. Những chia sẻ trên đây mang tính chất tham khảo cung cấp thông tin và giáo dục, không phải là hướng dẫn y tế. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với quý vị.

>>>> Xem thêm bài viết: QQ Là Gì? QQ Là Viết Tắt Của Những Từ Nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *