Tiêu chuẩn kép là gì? Tiêu chuẩn kép là cụm từ được sử dụng khá phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc biệt là đối với giới trẻ. Thế nhưng như thế nào được gọi là tiêu chuẩn kép thì không phải ai cũng biết? Để trả lời cho câu hỏi này, mời các đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Tiêu chuẩn kép là gì?
Theo Wikipedia,“tiêu chuẩn kép (tiếng Anh: double standard) là việc áp dụng các bộ nguyên tắc khác nhau cho các tình huống về nguyên tắc là giống nhau. Tiêu chuẩn kép xảy ra khi hai hoặc nhiều người, nhóm, tổ chức, hoàn cảnh hoặc sự kiện có bản chất giống nhau nhưng được đối xử khác nhau mặc dù đáng ra, họ phải được đối xử theo cùng một cách.”
Khi nói tới tiêu chuẩn kép, tức là ngụ ý rằng hai thứ giống nhau được đo lường theo nhiều tiêu chuẩn khác nhau. Cũng cùng một sự việc, hành động đó nhưng lại có các đánh giá theo nhiều chiều hướng khác nhau. Tùy theo cái có lợi và phù hợp với mục đích của bản thân để đánh giá. Tiêu chuẩn kép thường được dùng để bao biện hoặc hợp lý hóa cho hành vi của mình, áp đặt lên phía còn lại.
Cụm từ tiêu chuẩn kép cũng chính là cách nói lịch sự để chỉ tính hai mặt, tính cơ hội, thực dụng, mập mờ, không nguyên tắc của một hành động. Một số người còn cho rằng, tiêu chuẩn kép vi phạm các nguyên tắc về sự công bằng và được xem là một loại thành kiến. Không công bằng về mặt đạo đức nếu xét theo nguyên tắc tất cả đều bình đẳng và tự do.
Nguồn gốc của tiêu chuẩn kép
Tiêu chuẩn kép tiếng Anh là double standard, tiếng Nga là Двойной стандарт (двойная мораль), tiếng Hán là 双重标准 hay phồn thể 雙重標準 (song trùng tiêu chuẩn). Thuật ngữ này đã được sử dụng từ thế kỷ 18, chỉ sự bất bình đẳng đối với phụ nữ trong xã hội. Vào năm 1775, tiêu chuẩn kép đã được Thomas Paine nhắc đến trong một bài viết nói về phụ nữ đăng trên tạp chí Pennsylvania.
Đến năm 1930 ở Mỹ, tiêu chuẩn kép trở nên phổ biến hơn khi nó được dùng để phản ánh sự phân biệt nam nữ khi đứng trước cùng một vấn đề. Và ở xã hội hiện đại, tiêu chuẩn kép xuất hiện ở mọi khía cạnh khác nhau của cuộc sống. Để gọi một sự nhìn nhận nào đó là tiêu chuẩn kép, ta cần xem xét hành động ấy có áp dụng các nguyên tắc khác nhau cho nhiều tình huống tương tự hay không.
Một vài ví dụ điển hình về tiêu chuẩn kép
Trong cuộc sống, dường như ai trong chúng ta cũng đều có ít nhất một tiêu chuẩn kép. Thế nhưng chúng ta thường sẽ nhận định chúng là bình thường và không quan tâm quá nhiều về nó. Hoặc đôi khi chính chúng ta cũng không hề biết bản thân mình có tiêu chuẩn kép. Hãy cùng điểm qua một số ví dụ điển hình dưới đây để hiểu hơn về tiêu chuẩn kép là gì nhé!
- Các tổ chức nữ quyền cực luôn đoan đòi hỏi rằng phụ nữ phải có quyền lợi ngang đàn ông với lập luận “phụ nữ cũng có năng lực tương đương đàn ông”. Nhưng khi xét đến những nghĩa vụ như: nghĩa vụ quân sự, đóng thuế, nuôi con… Các tổ chức này lại đòi hỏi phụ nữ phải được ưu tiên hơn với lý do “năng lực thể chất của phụ nữ kém hơn đàn ông.”
- Nhiều người ủng hộ phong trào cổ xúy đồng tính/ chuyển giới để thể hiện thái độ văn minh. Nhưng đó là với người xa lạ, còn nếu người thân là đồng tính/ chuyển giới họ sẽ rất buồn, và họ cũng không muốn con mình tiếp xúc với phim ảnh, sách truyện về đồng tính vì sợ con ảnh hưởng. Chứng tỏ trong tâm tâm, họ vẫn nghĩ đồng tính/ chuyển giới là xấu.
- Những phụ nữ bị ảnh hưởng bởi phong trào nữ quyền cực đoan luôn đả kích các tiêu chí truyền thống khi đánh giá phụ nữ qua bốn đức tính (công – dung – ngôn – hạnh). Tính nết dịu dàng, giỏi nữ công gia chánh, sẵn sàng hy sinh vì chồng con. Nhưng khi đánh giá đàn ông, họ lại đòi hỏi các tiêu chí: có đạo đức tốt, nhạy cảm về tâm lý, giỏi kiếm tiền, chiều vợ.
- Các tổ chức thể thao phương Tây mạnh dạn tuyên bố rằng “thể thao là phi chính trị”. Nhưng khi chiến tranh Nga – Ukraine (2022) nổ ra, họ lại lấy lý do chính trị để cấm vận động viên Nga tham gia thi đấu.
Lý do tiêu chuẩn kép vẫn xảy ra trong xã hội hiện đại?
Qua nội dung phân tích ở trên, chúng ta đã hiểu được khái niệm tiêu chuẩn kép là gì? Theo đó, nếu được xác định một cách chính xác tiêu chuẩn kép sẽ bị coi là tiêu cực bởi nó thường chỉ ra sự hiện diện của hành vi đạo đức giả, thiên vị hoặc bất công. Và ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu lý do vì sao trong xã hội hiện đại ngày nay tiêu chuẩn kép double standard vẫn xảy ra phổ biến.
- Hành xử theo cảm xúc: Cảm xúc là trạng thái không ổn định và nhiều cung bậc. Vì vậy người nào càng hành xử theo cảm xúc, hay lấy cảm xúc của mình để phán xét người khác thì càng dễ bộc lộ tiêu chuẩn kép.
- Giáo dục sai cách: Việc giáo dục con cái sai cách dẫn đến trẻ nhìn nhận sai nhiều khía cạnh của cuộc sống. Ví dụ như cha mẹ nói với con rằng không nên nói dối, nhưng lại nói dối trong những tình huống hàng ngày. Hay khi cha mẹ nói về tầm quan trọng của sự trung thực nhưng không hành động nhất quán. Trẻ sẽ học bắt chước tiêu chuẩn kép của cha mẹ.
- Quyền lực không được kiểm soát: Việc trao cho ai hoặc nhóm người nào đó có quyền lực và không kiểm soát sẽ khiến họ hành xử kiểu tiêu chuẩn kép. Họ sẽ thẳng tay phạt lỗi người khác nhưng chính bản thân lại làm việc đó để phô trương quyền lực và không ai dám lên tiếng chỉ trích.
Tiêu chuẩn kép là gì trong mối quan hệ yêu đương
Trong tình yêu, tiêu chuẩn kép xảy ra khi một cá nhân có một vài kỳ vọng về đối tượng. Thế nhưng lại không tin rằng những kỳ vọng đó nên được áp dụng cho chính bản thân mình. Đây là những kỳ vọng không công bằng và có thể gây hại cho mối quan hệ của cặp đôi. Tiêu chuẩn kép có thể xuất hiện ở nhiều khía cạnh khác trong mối quan hệ như tài chính, ngoại hình, các hoạt động tình dục.
Một mối quan hệ tốt cần có sự tôn trọng, đối thoại có hiệu quả và sự bao dung. Nếu bạn hoặc người yêu có những tiêu chuẩn kép với đối phương thì đó là dấu hiệu của vấn đề. Bất kỳ ai cũng có tiêu chuẩn kép, không giới hạn tuổi tác, giới tính hay chủng tộc. Điều quan trọng là nhận thức được trong chính mình và ở người kia. Từ đó sẽ xây dựng mối quan hệ hạnh phúc, lành mạnh hơn.
Để giúp bạn xác định được người tiêu chuẩn kép là gì? Cũng như biết được tiêu chuẩn kép có trong mối quan hệ của mình hay không thì có thể dựa vào những yếu tố dưới đây.
Tài chính
Đối phương muốn bạn tiết kiệm tiền, tiêu xài ít lại, thanh toán các hóa đơn và chi li trong mua sắm. Tuy nhiên họ lại tiêu xài vô tội vạ, mua đồ không cần đắn đo và các khoản nợ cũng ngày càng tăng lên. Một ví dụ khác là khi đối phương muốn bạn thành thật hoàn toàn với mục đích tiêu tiền của bạn. Thế nhưng họ lại kín miệng với những khoản chi tiêu của chính mình.
Ngoại hình
Đối phương kỳ vọng bạn sẽ duy trì sắc vóc, tập thể dục và ăn uống điều độ. Họ đưa ra bình luận về cân nặng, sự thay đổi trong hình dáng cơ thể bạn. Nhưng lại không áp những tiêu chuẩn đó lên chính bản thân. Hay khi họ đưa ra lời chỉ trích về việc lựa chọn quần áo, cách bạn thể hiện ra bên ngoài. Trong khi bản thân lại không quan tâm đến ngoại hình hay không cho phép bạn đặt kỳ vọng.
Cuộc sống bên ngoài xã hội
Người yêu bạn nghĩ rằng họ có thể thả thính với bất kỳ ai. Bởi họ là người cởi mở, thân thiện hoặc đó là một phần của công việc. Nhưng khi bạn như vậy họ sẽ tức giận, nói rằng bạn đang không tôn trọng và buộc tội rằng bạn ngoại tình. Nếu đối tượng yêu cầu bạn chấm dứt tình bạn khác giới và bào chữa rằng người đó không trung thực. Tuy nhiên chính họ lại cho cái quyền kết bạn với bất kỳ ai.
Đối mặt với sung đột
Đối phương đổ lỗi rằng bạn chưa bao giờ lắng nghe. Nhưng liên tục cắt ngang khi bạn đang nói và bảo rằng họ không có thời gian để nghe bạn nói về quan điểm. Họ cũng sẽ im lặng khi tức giận, từ chối giao tiếp và rút lui khỏi vấn đề. Tuy nhiên, khi bạn tức giận, họ ép buộc bạn phải nói ra suy nghĩ của mình. Ngay cả khi bạn cần thời gian và không gian để xử lý cảm xúc của bản thân.
Hẹn hò và hoạt động tình dục
Về hoạt động tình dục, có những tiêu chuẩn kép trong mối quan hệ cho thấy rằng đang nhắm tới giới tính cụ thể. Ví dụ:
- Một người đàn ông có nhiều kinh nghiệm trong tình dục có thể đánh giá tiêu cực về người bạn gái đó vì cô ấy có lịch sử tình dục phong phú.
- Một người phụ nữ rất tức giận khi bạn trai họ nói không với tình dục. Họ có thể sẽ nghi ngờ về ham muốn tình dục hay thậm chí buộc tội anh ta đang có mối quan hệ ngoài luồng. Nhưng khi đảo ngược vị trí, họ lại muốn người đàn ông hiểu rằng phụ nữ đang mệt. Hay đơn giản không có hứng bởi xã hội dễ chấp nhận phụ nữ luôn “giữ kẽ” trong tình dục.
Ảnh hưởng của tiêu chuẩn kép ở chốn công sở
Tiêu chuẩn kép là gì đề cập đến quy tắc hoặc kỳ vọng khác nhau được áp dụng cho hai nhóm người khác nhau. Mặc dù họ đang thực hiện cùng một công việc hoặc tương tự vậy. Trong phạm công sở, mọi người đang bị áp đặt theo các tiêu chuẩn khác nhau dựa trên danh tính thay vì hiệu suất công việc. Điều này có thể dẫn đến sự bất công, phân biệt đối xử tại nơi làm việc.
Một số ví dụ phổ biến về tiêu chuẩn kép thường thấy ở nơi làm việc bao gồm:
- Đàn ông được khen ngợi vì sự quyết đoán và tự tin. Trong khi phụ nữ lại bị chỉ trích vì hành vi tương tự và bị gắn mác là hách dịch, hung hăng.
- Nhân viên lớn tuổi có thể bị cho là có năng lực kém, ít cơ hội thăng tiến hơn so với các đồng nghiệp trẻ. Ngay cả khi hó có kinh nghiệm tương đương hoặc nhiều hơn.
- Ở nơi làm việc, phụ nữ phải ăn mặc chuyên nghiệp và trang điểm. Trong khi đàn ông có thể ăn mặc giản dị hơn và không bị đánh giá nhiều về hình thức hay ngoại hình.
- Nhân viên là cha mẹ được cho là ít tận tâm với công việc hơn. Trong khi những người không phải là cha mẹ người chăm sóc được coi là tận tâm và đáng tin cậy hơn tại nơi làm việc.
Bản chất của tiêu chuẩn kép là lối tư duy thiếu logic, chỉ dựa vào cảm xúc, tư duy hướng ra bên ngoài và không bao giờ chịu soi xét lại bản thân. Những người tư duy theo tiêu chuẩn kép thường hành xử thiếu công tâm dẫn đến khó được lòng nhiều đồng nghiệp và cấp trên. Họ cũng không được đánh giá cao năng lực do đó họ có rất ít khả năng thăng tiến.
Với những chia sẻ về tiêu chuẩn kép là gì trên đây, chúng tôi mong rằng bạn sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này. Từ đó biết cách phòng tránh và loại trừ tiêu chuẩn kép trong cuộc sống, tình yêu cũng như môi trường làm việc của mình.
>>> Xem thêm bài viết: Gan Vàng Dạ Sắt Là Gì? Những Tấm Gương Tiêu Biểu Về Gan Vàng Dạ Sắt