Bảng đơn vị đo diện tích là một danh sách các đơn vị được sử dụng để đo diện tích của một không gian hai chiều như: một bề mặt, một mảnh đất, hoặc một khu vực xác định. Trong bài viết này, chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về bảng đơn vị tính diện tích nhé!

Đơn vị đo diện tích là gì?

Trước khi tìm hiểu về bảng đơn vị đo diện tích lớp 3, chúng ta cần biết đơn vị đo diện tích là đại lượng được dùng để đo, tính toán diện tích. Đại lượng này được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống như toán học, vật lý, hoá học,… Còn diện tích chính là đại lượng biểu thị phạm vi của hình một chiều hoặc hai chiều trên một mặt phẳng.

Đơn vị đo diện tích đó là đại lượng được dùng để đo, tính toán diện tích
Đơn vị đo diện tích là đại lượng được dùng để đo, tính toán diện tích

Để thể hiện diện tích, người ta thường sử dụng các đơn vị đo lường như m², cm², mm², km². Khi đọc các đơn vị diện tích, các bạn cần ghi nhớ các số đo một cách logic để tránh bị nhầm lẫn khi đổi đơn vị đo diện tích. Đồng thời, bạn cần biết cách sắp xếp các đơn vị đo diện tích theo thứ tự giảm dần từ lớn đến bé. Có như vậy sẽ giúp việc thực hiện đổi hoặc tính toán một cách chính xác hơn.

Bảng đơn vị đo diện tích & cách quy đổi chuẩn nhất

Dưới đây là bảng đơn vị đo diện tích lớp 4 giúp các bạn có thể dễ dàng đổi cũng như tính toán diện tích.

Lớn hơn mét vuông

Mét vuông

Bé hơn mét vuông

km²

hm²

dam²

dm²

cm²

mm²

1km²

= 100hm²

1hm²

= 100dam² = km²

1dam²

= 100m²

=hm²

1m²

= 100dm²

dam²

1dam²

= 100cm²

=

1cm²

= 100cm²

dm²

1mm²

cm²

Trong bảng đơn vị đo diện tích, mỗi đơn vị trước sẽ gấp 100 lần so với đơn vị liền kề sau. Mỗi đơn vị sau sẽ bằng  lần đơn vị trước.

Thứ tự đơn vị đo diện tích

Thứ tự ưu tiên giữa các đơn vị đo diện tích do là km² -> hm² -> dam² -> m² -> dm² -> cm².  

  • Ki-lô-mét-vuông (km²): Đơn vị đo diện tích lớn nhất, ví dụ: 20km², 100km²,…
  • Héc-tô-mét-vuông (hm²): Đơn vị đo diện tích liền kề đứng sau km², ví dụ: 100 hm², 200 hm²,…
  • Đề-ca-mét-vuông (dam²): Đơn vị đứng liền kề sau hm², ví dụ 3000 dam², 5000 dam²…
  • Mét vuông (m²): Đơn vị liền kề sau hm², ví dụ: 100m², 500m², 1000m²,…
  • Đề-xi-mét-vuông (dm²): Đơn vị đứng liền kề sau m², ví dụ: 200dm², 600dm².
  • Xăng-ti-mét-vuông (cm²). Đơn vị đứng liền kề sau dm², ví dụ: 100cm², 200cm², 300cm²…

Quy đổi đơn vị diện tích  giúp việc tính toán đơn giản hơn
Quy đổi đơn vị diện tích sẽ giúp việc tính toán đơn giản hơn

Quy đổi các đơn vị đo diện tích chuẩn nhất

Mỗi đơn vị trong bảng đơn vị đo diện tích phía trước sẽ gấp 100 lần so với đơn vị đo diện tích liền kề sau đó. Chính vì thế khi đổi các đơn vị đo diện tích, các bạn cần chú ý:

  • Khi cần đổi diện tích sang một đơn vị lớn hơn sang đơn vị bé hơn: Hãy lấy số đó nhân với 100. Ví dụ: 1km² = 100hm², 10 km² = 1.000 hm².
  • Khi đổi đơn vị đo diện tích từ đơn vị bé sang đơn vị lớn hơn liền kề: Lấy số đó rồi chia cho 100. Ví dụ như: 2000 dm² = 20m², 200cm² = 2dm².

Tầm quan trọng của bảng đơn vị đo diện tích 

Bảng đơn vị đo diện tích lớp 5 là một công cụ quan trọng trong việc đo đạc, so sánh cũng như tính toán diện tích. Theo đó tầm quan trọng của bảng đơn vị đo này được thể hiện như sau:

Bảng đơn vị đo diện tích đó là công cụ hỗ trợ việc đo đạc, so sánh, tính toán
Bảng đơn vị đo diện tích là công cụ hỗ trợ việc đo đạc, so sánh, tính toán
  • Xác định diện tích: Bảng đơn vị cho phép chúng ta biết rõ diện tích của một vùng đất, một bề mặt hay một hình học nào đó. Điều này rất hữu ích trong việc thực hiện các công việc liên quan đến thiết kế, xây dựng, trồng trọt, sản xuất, hay quản lý đất đai.
  • Tính toán diện tích: Bên cạnh đó, bảng đơn vị đo diện tích còn giúp chúng ta tính toán diện tích để định giá bất động sản, tính toán diện tích trong một công thức toán học, tính toán lượng vật liệu cần thiết.
  • So sánh diện tích: Trong thực tế, bảng đơn vị đo diện tích giúp chúng ta so sánh diện tích giữa các khu vực, căn hộ, đất đai, đất nông nghiệp, hay bất kỳ đối tượng nào khác. Điều này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về kích thước và tỷ lệ của các đối tượng khác nhau.

Tóm lại, bảng đơn vị đo diện tích có vai trò quan trọng, giúp chúng ta xác định được diện tích, so sánh và tính toán diện tích một cách nhanh chóng, hiệu quả và chính xác nhất.

Bảng công thức tính diện tích các hình cơ bản

Để tính được diện tích của các hình cơ bản, các bạn có thể tra cứu theo bảng tổng hợp dưới đây.

Hình

Công thức

Hình chữ nhật

Diện tích bằng tích chiều dài hai cạnh: a.b

Trong đó:

  • a: Chiều dài
  • b: Chiều rộng

Hình vuông

Diện tích bằng bình phương chiều dài 1 cạnh: 

Với a: chiều dài cạnh hình vuông.

Hình bình hành

Diện tích bằng 1 cạnh nhân với chiều cao tương ứng với cạnh đó: a.h

Trong đó:

  • a: Chiều dài 1 cạnh
  • h: Chiều cao tương ứng với a

Hình thoi

Diện tích hình thoi bằng 1 nửa tích độ dài 2 đường chéo: (a.b)

Với a và b là chiều dài 2 đường chéo.

Tam giác

Diện tích bằng 1 nửa tích chiều dài 1 cạnh với đường cao tương ứng với nó: (b.h).

Trong đó:

  • b: Cạnh đáy
  • h: Chiều cao

Hình tròn

Diện tích hình tròn sẽ bằng số pi nhân với bình phương bán kính:

Trong đó:

  • R: Bán kính
  •  

Hình elip

Diện tích hình elip được tính theo công thức như sau: .a.b

Với a và b là độ dài nửa trục thực và nửa trục ảo.

Mặt cầu

Diện tích bằng số Pi nhân với bình phương chiều dài đường kính: 4.. hoặc .

Trong đó:

  • R: Bán kính
  • d: Đường kính hình cầu

Hình thang

Diện tích bằng trung bình cộng 2 đáy nhân với chiều cao: (a+b).h

Trong đó:

  • a và b: Các cạnh đáy
  • h: Chiều cao

Hình trụ tròn

Diện tích hình trụ tròn: 2.r.(h+r)

Trong đó

  • r: Bán kính
  • h: Chiều cao

Diện tích xung quanh hình trụ

Diện tích xung quanh hình trụ được tính theo công thức: 2.r.h

  • r: Bán kính
  • h: Chiều cao

Mặt nón

Diện tích mặt nón: .r.(l+r)

Trong đó

  • r: Bán kính
  • l: Độ dài đường sinh

Diện tích xung quanh hình nón

Diện tích xung quanh hình nón được tính theo công thức: .r.l

Trong đó:

  • r: Bán kính
  • l: Độ dài đường sinh

Ứng dụng của bảng đơn vị đo diện tích trong thực tiễn

Không chỉ được ứng dụng trong môn toán, bảng đơn vị đo diện tích được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành, lĩnh vực trong cuộc sống. Cụ thể như:

Bảng đơn vị đo diện tích được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
Bảng đơn vị đo diện tích được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
  • Xây dựng và kiến trúc: Trong thiết kế và xây dựng, bảng đơn vị đo diện tích được sử dụng để tính toán diện tích các vùng đất, sàn nhà, bức tường, vật liệu xây dựng và các khu vực khác.
  • Bất động sản: Trong lĩnh vực bất động sản, bảng đơn vị đo diện tích giúp cung cấp thông tin quan trọng về diện tích của một căn nhà, đất đai hoặc tài sản bất động sản khác. Điều này nhằm xác định giá trị, định giá và giao dịch bất động sản một cách chính xác.
  • Ngành nông nghiệp: Trong lĩnh vực nông nghiệp, bảng đơn vị đo diện tích được áp dụng vào việc tính toán diện tích đất canh tác, diện tích cây trồng, sản lượng và đầu tư vào các khu vực nông nghiệp.
  • Quản lý môi trường: Bảng đơn vị đo diện tích cũng được sử dụng trong quản lý môi trường. Đặc biệt là trong việc đo và giám sát diện tích rừng, bãi biển, hồ, vùng đất hoang dã và các khu vực khác.
  • Khoa học và nghiên cứu: Bảng đơn vị đo diện tích đóng vai trò quan trọng trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong các lĩnh vực địa lý, địa chất, sinh thái học và nghiên cứu môi trường.

Qua đây, chắc hẳn các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về bảng đơn vị đo diện tích, cách quy đổi và bảng đơn vị đo diện tích. Hy vọng rằng những chia sẻ trong bài viết trên sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn.

>>>> Xem thêm bài viết: Talet là gì? Hệ quả, ứng dụng của định lý Talet trong thực tiễn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *