“Tuổi mụ” là cách tính tuổi truyền thống tại Việt Nam và một số quốc gia châu Á. Loại tuổi này có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa tín ngưỡng phương Đông. Vậy tuổi mụ là gì? Cách tính tuổi mụ như thế nào? Lễ cúng Mụ cầu may mắn, bình an cho bé ra sao? Tham khảo nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để hiểu rõ hơn bạn nhé!
Tuổi mụ là gì?
Theo Wikipedia, tuổi mụ (còn được gọi là tuổi âm hay tuổi ta) là tuổi được tính từ khi em bé bắt đầu hình thành trong bụng mẹ (khoảng 9 tháng 10 ngày). Thời gian 9 tháng 10 ngày cũng xấp xỉ bằng 1 năm nên được xem là tuổi đầu tiên của em bé.
Tuổi mụ xuất phát từ nền văn hóa Trung Quốc, có ảnh hưởng to lớn tới đặc trưng xã hội của một số quốc gia như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.
Theo tiếng Hán, tuổi mụ được gọi là “hư tuế”; trong đó “hư” sẽ được hiểu là ảo và không có thật. Vào thời kỳ cổ đại, tuổi mụ chính là cách tính tuổi duy nhất; bởi vì người xưa không có khái niệm tính tuổi từ 0 và cũng không tính tuổi từ ngày sinh nhật.
Do đó, hiện nay ở nước ta tồn tại song song 2 loại tuổi là:
- Tuổi dương (tuổi thực): Là tuổi được tính theo năm sinh dương lịch.
- Tuổi âm (tuổi mụ): Là tuổi được tính theo năm sinh âm lịch; thông thường sẽ tính bằng cách cộng thêm một tuổi vào tuổi dương.
Nguồn gốc tuổi mụ
Xét về nguồn gốc hình thành tuổi mụ, chúng ta cùng đi khám phá về cách tiếp cận và quan niệm dưới đây.
1. Cách tính thiên văn của người Trung Quốc cổ xưa
Người Trung Quốc xưa xác định thời gian dựa vào thiên văn. Theo đó, người ta thường quan sát mặt trời vào các thời điểm lặn – mọc, sáng – tối để cho ra khái niệm “ngày – đêm”; nghiên cứu 1 chu kỳ tuần hoàn lặn – mọc của mặt trăng để cho ra khái niệm “tháng” và dựa vào chu kỳ hè qua đông đến để tính ra “năm”.
Ngoài ra, họ tính ngày bằng cách sử dụng giờ, số giờ và một số thuật ngữ địa chi. Cụ thể, một ngày sẽ có 12 địa chi là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi tương ứng với giờ trong ngày. Vì lẽ đó mà họ thường chú trọng đến giờ sinh hơn chứ không biết đến ngày, tháng sinh chính xác như bây giờ.
Theo quan điểm của họ, ngay từ khi sinh ra thì em bé sẽ được tính là một tuổi và mỗi khi sang năm mới sẽ cộng thêm một tuổi. Do đó, tuổi mụ chính là tuổi mẹ (tuổi tính từ trong bụng mẹ); nhưng được phát âm trại đi để có thể phân biệt với tuổi của người mẹ.
2. Quan niệm Phật giáo
Theo quan niệm Phật giáo ở phương Đông, thai nhi hình thành trong bụng mẹ được coi là một sinh linh. Thế nên tuổi sẽ được tính từ khi em bé còn trong bụng người mẹ chứ không phải như phương Tây (chỉ tính tuổi từ lúc em bé chào đời).
Một số nhận định liên quan tới nguồn gốc hình thành tuổi mụ
Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng người Trung Quốc cổ xưa có sự quan tâm đặc biệt đến yếu tố sinh thần nên họ nhớ đến con giáp nhiều hơn là năm sinh cụ thể. Với cách ghi nhớ này, một số vấn đề nảy sinh ra như sau:
- Nếu dùng năm làm đơn vị thì mỗi năm sẽ tương ứng với 1 con giáp mà không cần không quan tâm tới yếu tố ngày, tháng.
- Nếu 1 người sinh ra ở thời điểm đầu năm thì cũng sẽ có chung con giáp với những người sinh ở thời điểm giữa năm và đầu năm.
Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều bạn trẻ có thể vì chưa hiểu rõ bản chất tuổi mụ là gì nên đã đưa ra một số quan điểm như:
- Người Trung Quốc cổ đại xưa không có tinh thần khoa học cho nên thích mọi thứ tương đối, trong đó bao gồm cả vấn đề tuổi tác cũng không chính xác tuyệt đối.
- Cách tính tuổi mụ này là do tâm lý muốn chiếm lợi của những người cổ xưa, lý do là vì họ muốn có tuổi cao hơn để thỏa mãn sự vui vẻ của mình.
- Con người không đồng nhất về cách tính tuổi khi một sinh mệnh được hình thành.
Tuy nhiên tất cả những giả thuyết, nhận định bên trên đều chỉ là suy đoán. Trên thực tế thì chưa có bất cứ căn cứ nào liên quan vấn đề này được ghi nhận trong lịch sử và khoa học.
Tuổi mụ dùng để làm gì?
Hiện nay, tuổi mụ được áp dụng trong lĩnh vực tín ngưỡng theo văn hóa phương Đông như tử vi, phong thủy, nhà cửa, hôn nhân,… Tuy nhiên, đối với lĩnh vực pháp luật hay trong văn hóa phương Tây,… thì tuổi mụ không được áp dụng mà phải sử dụng tuổi dương (tuổi thực).
Cách tính tuổi mụ chính xác nhất theo ngày tháng năm sinh
Với các thông tin tìm hiểu bên trên, chắc hẳn rất nhiều người nghĩ rằng ai khi sinh ra cũng đều mặc định được cộng thêm một tuổi và nó gọi là tuổi mụ. Tuy nhiên, trên thực tế thì cách tính tuổi mụ này chưa hoàn toàn đúng theo ngày tháng năm.
Để có cách tính tuổi mụ chính xác hơn, chúng ta cần căn cứ vào khoảng hơn 9 tháng thai nhi phát triển trong bụng mẹ. Từ đó sẽ có 2 trường hợp tính tuổi mụ như sau:
1. Trường hợp sinh từ tháng 1 đến tháng 8
Trường hợp sinh vào thời điểm từ tháng 1 đến tháng 8, tuổi mụ sẽ bằng tuổi thực cộng thêm 1 tuổi (tuổi mụ = tuổi thực + 1). Vì thai nhi đã được hình thành trong bụng mẹ từ thời điểm năm trước đó cho nên sẽ được cộng thêm 1 tuổi làm tuổi mụ.
Ví dụ: Đối với người sinh vào tháng 3 năm 2020 thì tuổi mụ sẽ bằng tuổi thực công thêm 1 tức là 3 + 1 = 4 tuổi. Tuổi này sẽ tính từ lúc người này được hình thành trong bụng mẹ từ khoảng tháng 7 năm 2019.
2. Trường hợp sinh từ tháng 9 đến tháng 12
Trường hợp sinh vào thời điểm từ tháng 9 đến cuối tháng 12 thì tuổi mụ sẽ bằng tuổi thực. Vì khoảng thời gian mang thai 9 tháng 10 ngày thì thai nhi đã hình thành từ khoảng đầu năm và không thuộc vào năm trước nên sẽ không cộng thêm 1 tuổi.
Ví dụ: Đối với người sinh vào tháng 12 năm 2020 thì tuổi mụ sẽ bằng tuổi thực là 3 tuổi. Vì người này đã hình thành trong bụng mẹ từ khoảng tháng 3 đầu năm 2020 nên sẽ không cộng thêm 1 tuổi.
Hướng dẫn thực hiện lễ cúng mụ
Theo Wikipedia, cúng mụ là phong tục cúng tạ ơn các bà Mụ – những Tiên nương theo quan niệm dân gian tương truyền phụ trách việc sinh nở và nặn ra những em bé. Lễ cúng mụ thịnh hành trong một số quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, đây cũng là dịp để gia đình đứa trẻ cầu xin các bà Mụ ban cho đứa trẻ sức khỏe, may mắn, tốt lành và thành đạt.
Dưới đây là hướng dẫn thực hiện lễ cúng mụ mà bạn có thể tham khảo.
1. Thời gian thực hiện
Lễ cúng mụ thường được tổ chức vào 4 dịp với 4 mốc thời gian tương ứng như sau:
- Ngày đầy cữ: Ngày em bé được 3 ngày tuổi
- Ngày đầy tháng: Ngày em bé được 1 tháng tuổi
- Ngày đầy tuổi tôi: Ngày em bé được 100 ngày tuổi
- Ngày thôi nôi hoặc đầy năm : Ngày em bé được 1 năm tuổi
2. Lễ vật cúng mụ
Trong nghi thức cúng mụ, việc sửa soạn lễ vật cúng mụ đòi hỏi phải được thực hiện cẩn thận và chu đáo. Để thực hiện lễ cúng mụ, bạn cần chuẩn bị 12 phần lễ nhỏ dùng để cúng 12 bà Mụ và 1 phần lễ lớn dùng để cúng bà Mụ chúa. Mâm lễ thường có:
- Đồ vàng mã: Gồm những đôi hài màu xanh, nén vàng màu xanh, váy áo màu xanh.
- Trầu cau: Gồm trầu têm cánh phượng, 12 miếng trầu với cau bổ tư và 1 miếng to hơn với cau nguyên quả.
- Đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sành sứ: Gồm những bộ đồ chơi giống hệt nhau với bát, đũa, thìa, chén cốc, con giống, xe cộ, nón, mũ,…
- Động vật: Như cua, con ốc, tôm để sống gồm 12 con kích thước bằng nhau và 1 con kích thước lớn hơn. Nếu như không có con lớn hơn thì thay bằng 3 con nhỏ. Chúng được để vào bát bày cúng và sau khi cúng xong thì đem thả ra ao, hồ phóng sinh.
- Phẩm oản: Được chia thành 12 phần bằng nhau và một phần lớn hơn (hoặc nhiều hơn).
- Lễ mặn: Gồm có xôi, gà luộc, cơm, canh, món ăn và rượu trắng.
- Kẹo bánh: Chia thành 12 phần bằng nhau và một phần to hơn (hoặc nhiều hơn).
- Hương hoa: Gồm có hương, lọ hoa nhiều màu sắc, tiền vàng và nước trắng.
Tất cả các lễ vật cần được bài trí một cách hài hòa, cân đối ở chính giữa phía trên của hương án. Trong đó, mâm lễ mặn với hương, hoa, nước trắng để trên cùng và mâm tôm, cua, ốc sẽ để phía dưới.
3. Lễ cúng
Sau khi bày lễ cúng 12 bà Mụ trang trọng, đẹp mắt thì bố hoặc mẹ đứa trẻ sẽ thắp 3 nén hương rồi bế đứa bé ra trước án khấn theo bài khấn cúng mụ theo mẫu sau:
“Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Chúng con xin được kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa
– Chúng con xin được kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa
– Chúng con xin được kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa
– Chúng con xin được kính lạy Thập nhị bộ Tiên nương
– Chúng con xin được kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên nương
Hôm nay, ngày … tháng … năm …
Vợ chồng chúng con là …
Sinh được người con (trai, gái) đặt tên là …
Chúng con ngụ tại…
Nay nhân ngày đầy tháng (đầy cữ, đầy năm), chúng con xin được thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tấu trình :
Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà và các đấng Thần linh, Thổ Công, Long Mạch, Thổ Địa chánh thần, Tiên tổ nội ngoại, cho chúng con sinh ra cháu tên là … sinh ngày … được mẹ tròn con vuông.
Cúi xin chư vị Tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án để chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve và che chở cho cháu ăn ngon ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai vô ương và vô hạn vô ách. Xin phù hộ cho cháu được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng (nếu là bé trai) và kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Toàn gia đình chúng con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nào xâm và tám tiết hưởng vinh quang thịnh vượng.
Xin thành tâm kính lễ, cúi xin mong được chứng giám lòng thành.
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
Cẩn cáo!”
Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ chắp tay em bé trước án vái 3 vái và sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Các lễ vật vàng mã thì sẽ được đem hóa; đồ ăn thì người nhà thụ lộc; động vật sống thì phóng sinh và đồ chơi thì giữ lại cho em bé hoặc phân phát cho trẻ em hàng xóm, họ hàng để lấy khước.
Mong rằng nội dung bên trên đã giúp bạn hiểu được tuổi mụ là gì và cách tính tuổi mụ chính xác nhất. Để không bỏ lỡ các bài viết thú vị khác hãy thường xuyên truy cập vào trang Maytaoamcongnghiep.com bạn nhé!
>>> Xem thêm bài viết: Noọng là gì? Tìm hiểu một số cụm từ ý nghĩa liên quan đến “noọng”