Không ít người nhầm lẫn giữa triều cường và thủy triều. Nhưng thực tế nó là hai hiện tượng khác nhau. Triều cường chỉ là một chu kỳ thuộc thủy triều – thời điểm mực nước dâng cao nhất đạt đỉnh. Cùng tìm hiểu chi tiết triều cường là gì để hiểu hơn về hiện tượng tự nhiên thú vị này.

Hiện tượng triều cường là gì?

Triều cường hay còn gọi là triều cao, là một trong 4 chu kỳ của thủy triều. Đây chính là hiện tượng thủy triều dâng lên cao nhất trước khi nó rút xuống.

Triều cường thường bị nhầm lẫn với hiện tượng thủy triều, tuy nhiên đây là hai hiện tượng hoàn toàn khác nhau. Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông thay đổi lên xuống theo một chu kỳ nhất định dựa trên thiên văn. Đơn giản hơn, thủy triều chính là hiện tượng nước biển, nước sông có lúc dâng lên cao và lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi ra xa.

Tìm hiểu Hiện tượng triều cường là gì?
Hiện tượng triều cường là gì?

Hiện tượng thủy triều được chia thành 4 giai đoạn là:

  • Triều dâng (flood tide): hay còn được gọi là ngập triều hay con nước lớn. Đây là khi nước biển dâng lên nhanh chỉ trong vòng vài giờ có thể làm ngập những vùng tiếp giáp giữa biển và đất liền.
  • Triều cường (high tide): còn được biết đến với tên gọi triều cao, là thời điểm mà thủy triều lớn nhất, mực nước dâng cao nhất trước khi nó rút xuống.
  • Triều xuống (ebb tide): hay còn gọi là con nước ròng. Là khi nước rút xuống những khu vực mà nó dâng lên trước lúc đó trong vài giờ.
  • Triều kém (low tide): hay triều thấp là khi mà mực nước hạ tới mức thấp nhất.

Hình ảnh sự khác biệt của triều cường và triều kém tại một vùng biển
Hình ảnh về sự khác biệt của triều cường và triều kém tại một vùng biển

Triều cường xảy ra khi nào?

Triều cường là một hiện tượng tự nhiên chịu phụ thuộc vào sự tương tác giữa Mặt Trăng (là chủ yếu), Mặt Trời với Trái Đất. Thủy triều có sự thay đổi giữa 4 mùa trong năm do sự thay đổi về khoảng cách của Mặt Trăng, Mặt Trời với Trái Đất trên quỹ đạo quay của chúng. Do vậy, triều cường sẽ xuất hiện khi Mặt Trăng – Mặt Trời và Trái Đất cùng nằm thẳng hàng với nhau, tức là vào ngày 30 – 1 và ngày 15 16 âm lịch hàng tháng.

Những ngày trăng tròn thì sẽ có triều cường, triều cường cao nhất là vào mùa đông
Những ngày trăng tròn thì sẽ có triều cường, triều cường cao nhất vào mùa đông
  • Ngày 30 và 1 âm lịch (tối trời): Mặt Trăng sẽ nằm ở giữa Mặt Trời và Trái Đất.
  • Ngày 15 và ngày 16 âm lịch (ngày trăng tròn): Mặt Trăng đối xứng với Mặt Trời thông qua Trái Đất. Thời điểm này, Mặt Trăng sẽ ở khá gần Trái Đất cho nên lực hấp dẫn lên trục cảm ứng mạnh, từ đó tạo ra hiện tượng triều cường.

Hiện tượng triều cường thường sẽ mạnh nhất vào mùa đông, mùa hè là lúc mà triều cường yếu nhất.Thời điểm xảy ra triều kém là khi Mặt Trăng và Trái Đất tạo một góc vuông đối với Mặt Trời.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng triều cường là gì?

Để biết được nguyên nhân của hiện tượng triều cường thì chúng ta cần hiểu được cách thức hoạt động của thủy triều. Thực tế, thủy triều hoạt động không đơn giản vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến, nhưng chủ yếu là do lực hấp dẫn của Mặt trăng và Mặt trời tác dụng lên Trái đất.

Triều cường và thủy triều ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của Mặt Trăng
Triều cường và thủy triều bị ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của Mặt Trăng

Thủy triều bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi lực hấp dẫn của Mặt trăng (do nó ở gần Trái Đất). Lực kéo của Mặt Trăng tác dụng lên hành tinh của chúng ta sẽ thu hút nước về phía nó khiến thủy triều dâng cao. Khi Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất thì lực hấp dẫn mạnh nhất khiến nước dâng cao nhất, hình thành triều cường.

Chỗ phình ra ở phía xa của Trái Đất là do quán tính gây ra. Nước di chuyển xa ra khỏi Mặt Trăng sẽ chống lại lực hấp dẫn cố gắng kéo nó theo hướng ngược lại. Do lực hấp dẫn của Mặt Trăng ở phía xa Trái Đất yếu hơn nên lực quán tính thắng, đại dương phình ra và triều cường xảy ra.

Mặt Trời cũng hút nước trên sông, biển trên Trái Đất theo cách tương tự, nhưng ít hơn một chút so với Mặt Trăng (vì nó ở xa hơn).

Những ảnh hưởng của triều cường

Triều cường là hiện tượng tự nhiên xảy ra một cách tất yếu trong đời sống mà bạn không thể thay đổi được. Chúng mang đến những tiêu cực và tích cực cho đời sống sinh hoạt của người dân miền biển, cửa sông cũng như các sinh vật biển.

Ảnh hưởng tích cực

Triều cường nói riêng và thủy triều nói chung có những ảnh hưởng tích cực như sau:

Có lợi ích tích cực cho nuôi trồng thủy hải sản vùng ven biển, cửa sông
Mang lại lợi ích tích cực cho nuôi trồng thủy hải sản vùng ven biển, cửa sông
  • Tận dụng sự lên xuống theo chu kỳ của thủy triều, người dân tại những khu vực ven biển, cửa sông phát triển nuôi trồng thủy hải sản theo sự lên xuống của thủy triều, giúp hạn chế sức người, tiết kiệm sức của.
  • Sản lượng nuôi trồng thủy hải sản tăng cao, có sự đóng góp lớn từ thủy triều do chu trình thay đổi nước của ao, hồ, kênh, rạch khi thủy triều lên.
  • Người dân cũng tranh thủ khi thủy triều lên xuống để tiến hành tưới ruộng, tiêu úng, khử phèn, rửa mặn, trên từng vùng quy hoạch.
  • Thủy triều hỗ trợ bồi đắp phù sa cho nông nghiệp tại những vùng cửa sông. Trong ngư nghiệp thủy triều mang theo nguồn thuỷ hải sản phong phú, hỗ trợ hoạt động đánh bắt thủy hải sản của ngư dân.
  • Triều cường tác động tốt tới hệ sinh thái biển, cung cấp nguồn thức ăn, môi trường sống cho một số động vật ven bờ.
  • Hỗ trợ quá trình sinh sản cho một số động vật dưới nước. Sóng thủy triều định kỳ mang theo các loài thực vật và động vật di chuyển liên minh ở vùng nước sâu và khu vực sinh sản.
  • Cứ mỗi 24 giờ lại có hai đợt thủy triều dâng cao và hai lần thủy triều rút xuống. Sự thay đổi lên xuống nhanh chóng của nước mang lại nguồn năng lượng tái tạo cho các cộng đồng ven biển. Do đó, các nhà máy thủy điện có thể tối ưu hóa dòng nước giống như nước ở các dòng sông.

Ảnh hưởng tiêu cực

Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực thì triều cường cũng mang đến những mặt tiêu cực như sau:

Triều cường làm ngập sâu trên đường Trần Xuân Soạn, quận 7 (TP.HCM)
Triều cường gây ngập sâu trên đường Trần Xuân Soạn, quận 7 (TP.HCM)
  • Trong mùa mưa lũ, triều cường dâng cao làm chậm thoát nước gây ra tình trạng ngập lụt. Thủy triều đi sâu vào sông khiến cho nước mặn xâm nhập vào đồng ruộng ở vùng hạ lưu, từ đó ảnh hưởng đến canh tác sản xuất.
  • Triều cường mạnh nhất trong mùa đông khiến nước dâng mạnh, làm ảnh hưởng đến vùng đồng bằng ven biển, liên quan trực tiếp tới vận chuyển phù sa, làm thay đổi đến dòng chảy hạ lưu.
  • Đời sống sinh hoạt của người dân ở những vùng gần biển, cửa sông bị tác động lớn. Triều cường tạo áp lực lên hệ thống thoát nước ở các vùng đô thị, thành phố khiến các tuyến đường bị ngập trên diện rộng, thậm chí nước còn tràn cả vào cả nhà dân.
  • Việc thiếu khả năng dự đoán về thời gian thủy triều lên và xuống dễ dẫn đến tai nạn nghiêm trọng cho người bơi lội khi vào hoặc tham quan khu vực biển nào đó.
  • Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của nước ta chịu tác động phức tạp của thủy triều cùng xâm thực nước biển do nước dâng. Nó ảnh hưởng không nhỏ tới việc phân vùng nông nghiệp và thủy lợi.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về hiện tượng triều cường là gì. Đây là một hiện tượng tự nhiên tất yếu, việc dự đoán trước triều cường để có cách tận dụng phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống, giảm tối thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi có thể giúp bạn hiểu hơn về hiện tượng kỳ thú này.

>>>> Xem thêm bài viết: Bảng đơn vị đo diện tích: Tầm quan trọng và ứng dụng trong thực tiễn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *