Nhiều người không quan tâm đến vi lượng copper trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu cơ thể thiếu hụt copper thì sức khỏe của bạn có thể gặp một số vấn đề như thiếu máu, đau mỏi cơ bắp, viêm khớp, mệt mỏi, rụng tóc nhiều,… Vậy copper là gì mà lại quan trọng với cơ thể như vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vi lượng này qua những chia sẻ ngay sau đây nhé.

Copper là gì?

Không ít người thắc mắc copper là gì? Copper chính là đồng hay còn gọi là đồng đỏ. Khi nói về đồng, hầu hết mọi người sẽ không nghĩ nó liên quan đến thực phẩm, chế độ ăn uống, thay vào đó là nghĩ về các vật dụng kim loại. Nhưng thực tế, copper hay đồng chính là một loại khoáng chất vi lượng rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của cơ thể con người.

Tìm hiểu Copper là gì?
Copper là gì?

Copper là khoáng chất phổ biến đứng thứ ba ở trong cơ thể. Nó được vận chuyển chủ yếu bởi protein huyết tương và ceruloplasmin. Theo tạp chí Journal of Biochemistry of Copper, thì khoảng 75% lượng đồng của cơ thể con người được tìm thấy ở trong xương và cơ của chúng ta, phần còn lại nằm ở trong não, tim và gan.

Copper cần thiết để xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh cho cơ thể cũng như hình thành các tế bào hồng cầu, tế bào máu và các mô liên kết khỏe mạnh. Do có nhiều chức năng, copper được nhiều người coi là một trong những khoáng chất vi lượng tốt nhất cho sức khỏe tim và xương của bạn.

Lợi ích sức khỏe của copper là gì?

Sau khi đã biết copper là gì thì hãy cùng tìm hiểu về những lợi ích của khoáng chất này với sức khỏe con người nhé. Mặc dù chỉ là khoáng chất vi lượng nhưng đồng lại có vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người.

Copper giúp tăng cường hệ miễn dịch

Copper có những lợi ích gì có cơ quan trong cơ thể
Copper có lợi ích cho nhiều cơ quan trong cơ thể

Lượng copper trong cơ thể thấp hơn mức cần thiết sẽ dẫn đến tình trạng giảm bạch cầu trung tính. Lượng bạch cầu này được sản xuất bởi tế bào gốc ở trong tủy xương. Nhưng nếu tế bào gốc không tạo ra đủ tế bào bạch cầu sẽ làm hệ thống miễn dịch sẽ yếu đi. Từ đó gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, cơ thể dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

Bởi vì copper thúc đẩy quá trình sản xuất bạch cầu trung tính, cho nên việc đảm bảo mức copper đủ cho cơ thể sẽ giúp bạn có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Copper thúc đẩy sản xuất hồng cầu

Thực tế thì copper trong cơ thể không trực tiếp tham gia vào sản xuất hồng cầu. Tuy nhiên nó gián tiếp hỗ trợ quá trình sản xuất hồng cầu. Cụ thể, copper giúp  hồng cầu trong cơ thể tiếp cận được lượng sắt từ thực phẩm. Mà sắt là thành phần tạo nên huyết sắc tố (haemoglobin) của hồng cầu. Sắt trong huyết sắc tố kết hợp cùng với oxy ở phổi tạo thành oxyhaemoglobin (tạo sắc đỏ của máu). Do đó mà copper thúc đẩy việc sản xuất tế bào hồng cầu.

Hỗ trợ cơ thể sản xuất hồng cầu
Hỗ trợ sản xuất hồng cầu

Copper tốt cho tim mạch

Thiếu đồng có thể làm thay đổi nồng độ lipid ở trong máu – một yếu tố gây bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch. Đồng có thể làm giảm mức cholesterol LDL (xấu), giúp tăng cholesterol HDL (tốt) có lợi. Từ đó làm giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ,…

Copper tốt cho xương

Copper có vai trò quan trọng trong việc hình thành xương. Đồng là một yếu tố của enzyme lysyl oxydase rất cần thiết cho sự hình thành xương chắc khỏe. Bổ sung copper sẽ giúp giảm thiểu các bất thường về xương đồng thời kích thích hình thành xương ở trẻ sơ sinh cũng như người cao tuổi.

Mức độ copper trong cơ thể thấp nghiêm trọng có thể dẫn tới tình trạng giảm mật độ xương. Nó có thể tiến triển thành chứng loãng xương, làm cho xương trở nên yếu và dễ gãy.

Ngoài ra, copper còn có tính năng chống viêm, có hiệu quả trong việc giảm thiểu các triệu chứng của bệnh viêm khớp.

Giúp xương trong cơ thể chắc khỏe
Giúp xương chắc khỏe

Copper tốt cho sức khỏe não bộ

Copper được nghiên cứu là đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của não và chức năng nhận thức. Khoáng chất vi lượng này giúp giữ cân bằng cho các hormone não. Copper cần thiết để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh (ATP7a). Một số chuyên gia đã chỉ ra sự thiếu hụt đồng trong chế độ ăn uống có thể là nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer – nguyên nhân hàng đầu gây chứng mất trí nhớ.

Tuy nhiên, hàm lượng copper ở trong chế độ ăn uống cần phải có tỷ lệ vừa đủ, vì quá nhiều copper cũng không tốt cho não bộ.

Copper hỗ trợ sản xuất collagen, giúp chống lão hóa da

Collagen có ở trong xương, da, mạch máu, cơ, các cơ quan,…  Nó là một thành phần cấu trúc chính trong cơ thể. Nếu cơ thể chúng ta không đủ collagen thì sẽ dễ phát sinh các vấn đề về khớp. Những mô liên kết bảo vệ, hỗ trợ, vận chuyển chất dinh dưỡng cũng có thể bị phá vỡ.

Chống lại quá trình lão hóa da
Chống lão hóa da

Hàm lượng copper vừa đủ giúp cơ thể duy trì collagen. Đồng còn có đặc tính chống oxy hóa rất tốt. Nó còn có sự hiện diện của enzyme chống oxy hóa là superoxide dismutase – một trong những chất chống oxy hóa mạnh nhất ở trong cơ thể. Do đó mà copper có khả năng ngăn ngừa lão hóa da bằng việc bảo vệ màng tế bào khỏi những gốc tự do, giúp tăng trưởng collagen.

Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy đồng giúp giữ độ đàn hồi cho da, được dùng để giảm nếp nhăn.

Copper giúp cải thiện sức khỏe tuyến giáp

Đồng có vai trò quan trọng đảm bảo chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, lượng đồng dư thừa cũng là nguyên nhân gây ra những sự cố tuyến giáp. Vậy nên, đảm bảo hàm lượng copper trong máu ở mức cân bằng là rất quan trọng. Nếu không, sẽ làm các hoạt động nội tiết tố bị rối loạn, có thể phát triển các triệu chứng của suy giáp hay cường giáp.

Copper cung cấp năng lượng

Copper cũng là một thành phần không thể thiếu của nhiều enzym ở trong cơ thể. Điển hình như cytochrome c oxidase, nó có vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng tế bào. Chúng xúc tác quá trình khử oxy để thành nước, từ đó cấp gradient điện thế cho ty thể nhằm tạo ATP, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Cung cấp năng lượng cho toàn cơ thể
Cung cấp năng lượng cho cơ thể

Thiếu hụt copper sẽ làm sao?

Đa số người trưởng thành phát triển khỏe mạnh đều có đủ lượng đồng thông qua chế độ ăn uống, các chất bổ sung và nước uống có đồng. Tuy nhiên, với những người bị suy dinh dưỡng thì nguy cơ thiếu đồng cao. Những bệnh nhân gặp rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng cũng sẽ giảm khả năng hấp thụ đồng. Ngoài ra, nếu bạn hấp thụ số lượng lớn kẽm và sắt cũng làm giảm lượng đồng trong cơ thể.

Nếu cơ thể của bạn bị thiếu hụt copper thì có thể sẽ gặp những triệu chứng phổ biến như sau:

  • Mệt mỏi
  • Viêm khớp
  • Loãng xương
  • Xanh xao
  • Nhiệt độ cơ thể thấp hay luôn cảm thấy lạnh
  • Thiếu máu
  • Xương giòn
  • Thường bị cảm và sốt
  • Đau nhức cơ bắp
  • Đau khớp
  • Rụng tóc nhiều
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Có những vết bầm tím trên da
  • Da viêm và loét

Cơ thể người cần bao nhiêu copper?

Để có thể phát triển ổn định cơ thể cần có đồng
Cơ thể cần đảm bảo lượng đồng để phát triển ổn định

Thiếu copper khiến cơ thể gặp các vấn đề về sức khỏe, nhưng quá nhiều copper cúng không tốt. Do đó, bạn cần cung cấp đủ lượng copper cho cơ thể, mỗi đối tượng ở mỗi nhóm tuổi sẽ có lượng copper cần thiết khác nhau. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (Recommended dietary allowance) với copper cho cơ thể người là:

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi: 200 – 340 mcg (microgam)
  • Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 440 mcg
  • Từ 9 – 13 tuổi: 700 mcg
  • Từ 14 – 18 tuổi: 890 mcg
  • Từ 19 tuổi trở lên: 900 mcg
  • Phụ nữ mang thai: 1000 mcg
  • Phụ nữ đang cho con bú: 1300 mcg

Lưu ý, những người mắc bệnh Wilson thì không nên bổ sung đồng. Vì bệnh Wilson là tình trạng đồng tích tụ trong cơ thể.

Những người mắc bệnh gan cũng nên thận trọng khi bổ sung copper. Copper được bài tiết qua gan, nên nếu gan không hoạt động tốt, thì nó có thể dẫn tới tích tụ đồng.

Những thực phẩm chứa nhiều copper

Hàu có copper vô cùng dồi dào
Hàu có hàm lượng copper vô cùng dồi dào

Hầu hết vi lượng đồng trong cơ thể chúng ta đều được cung cấp thông qua con đường thực phẩm. Có nhiều loại thực phẩm có hàm lượng đồng lớn. Tiêu biểu nhất là các loài động vật có vỏ, nội tạng động vật, các loại hạt,… Cùng tham khảo bảng hàm lượng copper chi tiết trong một số thực phẩm quen thuộc ngay sau đây.

Loại thực phẩm

Đơn vị

Số lượng copper

Hàu

85g

3.790mcg

Hạt hướng dương

¼ cup*

612mcg

Socola đen 85% cacao

28g

597mcg

Mì ống nguyên cám

1 cup*

405mcg

Đậu xanh

½ cup*

320mcg

Cá hồi

85g

212mcg

Quả bơ

½ cup*

195mcg

Khoai tây

1 của vừa

161mcg

Thịt bò

85g

78mcg

Cà chua

½ cup*

49mcg

Sữa chua không béo

1 cup*

27mcg

Rau chân vịt

½ cup*

19.5cmg

Táo

½ cup*

17mcg

* 1 cup = 16 muỗng canh (~48 muỗng cà phê) = 240ml.

Trên đây là những thông tin tổng hợp để giải đáp nghi vấn copper là gì. Thiếu copper và thừa copper đều không tốt cho sức khỏe, do đó hãy cân đối lượng khoáng chất này nạp vào cơ thể nhé. Hầu hết cơ thể người đều đã đủ đồng thông qua các thực phẩm nạp vào người. Do đó, nếu sử dụng các loại viên uống bổ sung đồng thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé.

>>> Xem thêm bài viết: Bravo là gì? Cách sử dụng từ bravo trong các tình huống cụ thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *