Bảo thủ là một trong những tính cách khó ưa và có thể khiến bạn gặp khó khăn trên con đường phát triển bản thân, thăng tiến. Vậy bảo thủ là gì, người như thế nào thì được xem là bảo thủ? Có cách nào để hạn chế bảo thủ không?…

Hàng loạt những thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết ngày hôm nay, mời quý vị theo dõi thông tin dưới đây của maytaoamcongnghiep.com!

Bảo thủ là gì? Có lợi hay có hại?
Bảo thủ là gì? Có lợi hay có hại?

Bảo thủ là tính cách như thế nào?

Bảo thủ (tiếng Anh là Conservative) được sử dụng để nói về việc một người không muốn nghe ý kiến của người khác mà chỉ chăm chăm tin rằng lý tưởng của bản thân mới là đúng. Tính cách bảo thủ là gì thì đây là một người khá ngoan cố, chỉ cho rằng ý kiến của mình mới đúng, bác bỏ các ý kiến, đánh giá của người khác.

Trong các cuộc tranh luận, người có tính cách này thường khá “cùn” khi đưa ra lý lẽ, không nhận sai về mình. Họ từ chối lắng nghe nên không chấp nhận những cái mới, luôn đi theo nếp nghĩ cũ, khó thay đổi, không linh động. Ngay cả khi biết bản thân sai, người bảo thủ cũng vẫn cố chấp bảo vệ cái tôi thay vì chấp nhận ý kiến của mọi người để thay đổi.

Dấu hiệu của một người có tính cách bảo thủ là gì?

Chúng ta có thể tiếp xúc với ai đó và đánh giá họ có phải người bảo thủ hay không. Bởi vì tính cách này luôn được bộc lộ rõ ràng với các dấu hiệu nổi bật như sau:

Người bảo thủ tuyệt đối tôn thờ chủ nghĩa cá nhân

Người bảo thủ không chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác
Người bảo thủ không chịu lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác

Đặc điểm nổi bật nhất của người bảo thủ là gì thì bạn có thể nhắc đến đầu tiên đó là việc họ luôn cho bản thân mình là đúng. Mọi lỗi sai, thất bại đều là do lỗi của người khác, tuyệt nhiên không phải do bản thân họ.

Họ thường tự đặt cho bản thân một tiêu chuẩn riêng và tuân theo những quy tắc mang tính cá nhân – triết lý hiển nhiên. Những người không thuận theo các quy tắc của mình, người bảo thủ sẽ phản đối, muốn mọi người phải tuân theo quy tắc cá nhân đó.

Tư duy theo lối cũ – bảo thủ là gì?

Một người bảo thủ thường có tư duy và suy nghĩ theo lối cũ và cực kỳ khó để thay đổi. Tất nhiên, khi nhìn vào thực tế không phải chỉ người già mới có kiểu tính cách này mà nó còn xuất hiện ở nhiều người trẻ (do di truyền tính cách hoặc ảnh hưởng giáo dục của gia đình…).

Người bảo thủ không muốn giao tiếp với nhiều người

Người bảo thủ sẽ luôn luôn cho rằng suy nghĩ, ý kiến của mình là đúng. Họ không muốn kết giao với nhiều người, đặc biệt là những người thường xuyên phản bác, góp ý với họ.

Cho dù có kết giao thì mối quan hệ với người bảo thủ cũng không duy trì quá lâu. Do đó, nếu như bạn gặp một người sùng bái chủ nghĩa cá nhân, suy nghĩ lạc hậu, theo lối cũ, ngại giao tiếp với mọi người thì đó chính là một người bảo thủ!

Người bảo thủ không biết lắng nghe, lười giao tiếp với mọi người
Người bảo thủ không biết lắng nghe, lười giao tiếp với mọi người

Nguyên nhân dẫn đến tính cách bảo thủ là gì?

Có khá nhiều yếu tố có thể tác động đến tính cách, cách suy nghĩ, tư tưởng của một người. Cụ thể một số nguyên nhân của tính cách bảo thủ đó là:

  • Con người không chịu tiếp nhận, thay đổi tư duy, hành động theo hướng phát triển mà chỉ chăm chăm với lối suy nghĩ cũ, lối mòn.
  • Do những ám ảnh từ thuở nhỏ bị phê bình, phản bác tiêu cực khiến họ tìm những lý do để bảo vệ mình, hình thành một thói quen xấu khi lớn lên.
  • Do sự giáo dục, học tập những người xung quanh (ông bà, cha mẹ,…) luôn đổ lỗi cho mọi người, hoàn cảnh.

Những hậu quả, phiền toái do tính cách bảo thủ là gì?

Bảo thủ ở một khía cạnh tích cực có thể giúp cho một người kiên định, có chính kiến riêng. Tuy nhiên thì kiểu tính cách này vẫn mang lại những tiêu cực, phiền toái trong công việc và trong cuộc sống như sau:

Khó phát triển bản thân

Việc chịu đựng sự áp đặt từ một người bảo thủ của một cá nhân là đã rất khó và nó còn khó hơn khi đứng trên khía cạnh của một tập thể. Nếu người bảo thủ giữ một chức vị cao trong tập thể, đơn vị, công ty thì đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp đó sẽ khó phát triển.

Bảo thủ khiến một người khó phát triển, thụt lùi với xã hội
Bảo thủ khiến một người khó phát triển, thụt lùi với xã hội

Thực tế cho thấy, nếu giữ thói quen cổ hủ, bảo thủ thì khách hàng, đối tác sẽ không muốn hợp tác lâu dài. Sự bảo thủ càng lớn làm cho sự phát triển bản thân, tập thể càng giảm. Nếu không thay đổi thì bản thân người bảo thủ và đơn vị, tập thể đó sẽ bị bỏ lại phía sau vì không theo kịp thời đại.

Gia tăng kẻ thù, người đối nghịch

Một trong những hậu quả của bảo thủ là gì chính là việc nó khiến bạn hay gặp phải các tranh cãi, dễ có thêm kẻ thù. Chẳng ai muốn đi trao đổi với một kẻ luôn cho bản thân mình là đúng. Và những người bảo thủ vừa làm hại đến quyền lợi bản thân vừa hạn chế việc giúp đỡ từ những người khác.

Làm việc đội nhóm sẽ giúp bạn có thể thu thập nhiều ý kiến, giải quyết vấn đề nhanh chóng hơn. Nhưng với những người bảo thủ, họ luôn cho rằng bản thân có thể giải quyết được mọi thứ mà không cần nghe ý kiến, nhận sự hỗ trợ của người khác. Các cuộc họp với người bảo thủ luôn diễn ra theo hướng căng thẳng, tranh cãi.

Người bảo thủ cũng không suy nghĩ đến cảm nhận của mọi người nên ít bạn bè, đa phần là mối quan hệ xã giao, thậm chí là kẻ thù. Họ ít gặp thuận lợi trong công việc do người ta khá e ngại góp ý, giúp đỡ người bảo thủ. Còn giữ tính cách bảo thủ, bạn sẽ chết dần chết mòn bên trong nó.

Bảo thủ khiến các cuộc họp căng thẳng, bế tắc
Bảo thủ khiến các cuộc họp căng thẳng, bế tắc

Phương pháp để hạn chế tính cách bảo thủ là gì?

Bảo thủ là một tính cách khó ưa, khiến chúng ta thụt lùi và khó đạt tới thành công như mong muốn. Việc thay đổi tính cách này rất khó tuy nhiên nếu như người bảo thủ muốn thay đổi bản thân để phát triển hơn thì cần cố gắng sửa dần với những gợi ý như sau:

Để ý hơn đến cảm xúc của chính mình và của mọi người

Nếu như cứ khăng khăng giữ ý kiến của mình, bạn sẽ khiến cho mọi người có cảm giác vô cùng ức chế và bực tức. Vì thế, hãy biết cách đặt bản thân mình vào vị trí của người khác, nếu bảo vệ quan điểm cá nhân, đừng thể hiện thái độ thiếu tôn trọng các ý kiến khác mình. Nếu làm được, tính bảo thủ sẽ được giảm đi một cách hiệu quả hơn đấy nhé!

Thay đổi cách giao tiếp

Cách để thay đổi tính bảo thủ là gì thì thay vì nói năng khó nghe, muốn người khác làm theo ý của mình, bạn hãy cho họ thấy rằng họ quan trọng với mình. Việc chỉ trích, chê bai người khác khiến cho không khí căng thẳng. Hãy lắng nghe ý kiến của mọi người, ghi nhận chúng và khéo léo đưa ra ý kiến của mình để không bị chống đối, xa lánh.

Tham khảo thêm sách về đề tài giao tiếp, ứng xử

Đọc thêm sách về giao tiếp, ứng xử giúp thay đổi kiến thức, tư duy
Đọc thêm sách về giao tiếp, ứng xử giúp thay đổi kiến thức, tư duy

Bổ sung kiến thức chuyên môn và ứng xử bằng việc đọc sách sẽ giúp bạn tiếp nhận hiệu quả hơn. Đọc sách giúp bạn thay đổi tư duy, suy nghĩ, mở mang nhiều kiến thức hơn. Điều này vô cùng hữu ích đối với những người bảo thủ trong việc thay đổi bản thân mình.

Cố gắng gạt cái tôi cá nhân đi – bảo thủ là gì

Những người bảo thủ thường kiên định và luôn cho rằng mình đúng, mọi ý kiến khác đi đều là lệch lạc. Bởi vậy, nếu muốn giảm tính bảo thủ, bạn cần học cách lắng nghe mọi người, tập nhìn nhận các vấn đề một cách khách quan nhất.

Hạn chế việc đổi lỗi

Nếu muốn giảm được tính cách này trong con người mình, hãy hận chế những từ ngữ đổ lỗi cho người khác. Điều này hạn chế sự khó chịu của mọi người, tạo dựng được mối quan hệ tốt hơn với những người xung quanh bạn.

Kết luận

Bạn vừa theo dõi những thông tin mà Maytaoamcongnghiep chia sẻ về tính cách bảo thủ. Mong rằng quý vị đã hiểu rõ khái niệm và dấu hiệu của bảo thủ là gì để có thể điều chỉnh bản thân hiệu quả nhất nếu như đang có tính cách này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *