“Bị liệu” thường xảy ra với những người có nhân cách yếu hoặc bị tổn thương tâm lý, có cú sốc lớn trong quá khứ. Tuy nhiên, cũng có người cho rằng đây là một bệnh tâm thần, bị “ma ám”,… Vậy bị liệu là gìBị liệu là như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về tật nói liệu qua những chia sẻ ngay dưới đây. 

Bị liệu là gì?

Bị liệu hay còn gọi là bị nhịu, bị lịu và trên thực tế thì từ bị lịu là chính xác nhất. Có thể bạn đã tiếp xúc với những người bị liệu nhưng chưa chắc đã hiểu rõ bị liệu là gì. Thế nên hãy tham khảo một số ví dụ sau để hiểu rõ nhé.

  • Như Hương (17 tuổi) ở Trà Vinh lên TP.HCM phụ việc cho một quán phở. Một sáng, khi cô đang bê bát phở ra cho khách – là đôi vợ chồng cùng với cậu con trai thì cũng là lúc ông khách lớn tiếng cảnh báo cậu con trai khi thấy nó dùng đũa để khều lọ tương ớt “rớt, rớt…”. Và thế là bát phở trên tay Hương bỗng nhiên rơi xuống đất. Bà chủ tiệm hết lời xin lỗi và nói “Nó bị bệnh liệu”.
Bị liệu là loại bệnh gì?
Bị liệu là gì?
  • Một trường hợp khác, bác sĩ An, chuyên khoa tâm thần kể lại, có một cô gái đưa mẹ mình đến phòng khám của chị. Theo lời cô con gái thì mẹ cô mắc chứng liệu. Biết được điều này, lũ trẻ trong xóm luôn tìm cách để chọc phá bà cụ. Khi thấy bà cụ đứng trước cửa, thì chúng đồng loạt kêu lớn lên là “đái, đái”, và thế là bà cụ… tè luôn ra quần, hoặc chúng kêu “bước, bước” thì bà cụ sẽ tự nhiên chân cao chân thấp.

=> Những ví dụ trên dây chính là tình trạng bị liệu. Thạc sĩ, bác sĩ Đào Trần Thái, Chủ nhiệm của Bộ môn Tâm thần, Đại học Y Dược TP HCM có giải thích: “Trong y học, người ta gọi bị liệu là dạng ám thị, một dạng tương tự như là bệnh Hysteria (rối loạn tâm thần phân ly) nhưng nó lại có một số đặc tính khác với Hysteria vì 2 chữ ám thị được sử dụng để chỉ sự biến đổi hành vi của một người được gây nên bởi một thông báo gửi tới tâm trí người ấy. Mức độ biến đổi sẽ phụ thuộc vào tính chất của thông báo cũng như là thể chất của người ấy. Cho nên, có người bị nói liệu rất nặng nhưng cũng có người chỉ bị thoáng qua. Có người khi nghe thấy nói té là lập tức lăn đùng ra đất, nhưng cũng có người sau khi nghe câu nói ấy chỉ hơi loạng choạng và nhanh chóng trở lại bình thường”.

Bị liệu có thể bộc phát khi người nghe, nghe thấy từ bị liệu
Bị liệu có thể bộc phát khi nghe thấy ai nó nói đúng từ bị liệu của bản thân

Bị nói liệu là gì?

Thực tế, nhiều tài liệu đều cho rằng bị liệu và bị nói liệu là một. Điều này đúng nhưng có thể nhận thấy là bị nói liệu thường chỉ mức độ nhẹ hơn, tác động ở mặt lời nói.

Chị Hà (Thanh Trì, Hà Nội), sau kỳ nghỉ sinh quay trở lại với công việc là nhân viên chăm sóc khách hàng cho một mạng điện thoại di động. Công việc chị Hà phải thường xuyên giải đáp thắc mắc của khách hàng cho nên phải nói liên tục. Trước đây, điều này không khó khăn với chị , nhưng sau khi sinh việc trò chuyện trở nên khó khăn. Chị rất hay dùng từ “tủ lạnh” trong câu nói mà đôi khi chả liên quan gì. Có lần khách hàng hỏi về chương trình khuyến mại, thay vì bảo họ sang bàn bên cạnh có nhân viên chuyên phụ trách mảng đó thì chị lại hướng dẫn khách “sang cái tủ lạnh bên cạnh”. Lại có lần Hà nhờ chồng đặt con vào nôi thì lại nói rằng “anh ơi, đặt con vào tủ lạnh cho nó ngủ giúp em với”. Tình trạng như chị Hà được gọi là bị nói liệu.

Bị nói liệu là nghĩ 1 đằng nói 1 nẻo
Nói liệu nghĩ một đằng nhưng nói một nẻo

Theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức giảng thì “lịu”: xem “nhịu”. Trong đó, nhịu là tật nói lầm tiếng nọ ra tiếng kia; ý chỉ người có tật nói nhịu. Ngoài ra, học giả Lê Văn Đức cũng đã giải thích rằng “lịu” – chỉ tật vài người đàn bà hay quýnh rồi nói lộn xộn, nhất là hay lặp lại lời nói người khác. Bên cạnh đó, theo Đại Nam Quốc Âm Tự Vị thì định nghĩa “lịu” là nói dấp dính, xấp nhập không sửa. 

Như vậy, tuy các giải thích có hơi khác nhau nhưng nhìn chung các tài liệu đều có sự thống nhất cao rằng bị nói liệu hay bị lịu, nói nhịu là dùng để chỉ tật nói nhầm ý này thành ý kia, nhầm từ này thành từ kia.

Nguyên nhân bị liệu là gì?

Theo định nghĩa trong ngành Tâm thần học, nói liệu chính là 1 trạng thái của tâm thức; nó biểu hiện bằng sự kích động thái quá và không điều khiển được cảm xúc. Những người bị nói liệu thường là người yếu bóng vía, họ hay bị mất tự chủ vì một nỗi sợ hãi (gây ra bởi một hay nhiều sự kiện trong quá khứ, hoặc là sau 1 chấn thương tâm lý). 

Nguyên nhân dẫn đến bị liệu do bạn bị ám ảnh tâm lý
Bị liệu có thể do bị ám ảnh tâm lý

Ví dụ, một người khi còn bé thường bị cha mẹ phạt quỳ gối sẽ khiến việc bị phạt đó in sâu vào tiềm thức họ. Nếu không may họ là người nhân cách yếu thì sau này khi mà đột ngột nghe ai đó nói lớn từ “quỳ, quỳ” thì rất có thể họ sẽ quỳ xuống ngay lập tức mặc dù chẳng ai dùng sức để ép họ phải quỳ.

Nhiều khảo sát của các chuyên gia thần kinh đã cho thấy, khi mà tâm trí người bị liệu nhận được thông điệp. Ví dụ như “đái”, ngay lập tức não bộ sẽ điều khiển bàng quang co thắt một cách vô ý thức, dẫn tới hiện tượng tiểu tiện không kiểm soát.

Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, Pháp, Anh, Hà Lan, Italia, Hy Lạp công bố trên tạp chí Di truyền con người (Mỹ), đã cho thấy nhiễm sắc thể số 2 và số 7 chứa các gen liên quan tới bệnh ám thị. Họ đã thực hiện nghiên cứu ADN của 150 cặp anh chị em ruột bị chứng ám thị và đã phát hiện ra một số phần của 2 nhiễm sắc thể là số 2 và số 7 có chứa các gen liên quan, trong đó nhiễm sắc thể số 7 có một vai trò ở trong chứng rối loạn ngôn ngữ. Ngoài ra, một số chi tiết ở 2 nhiễm sắc thể số 16 và 17 cũng liên quan tới căn bệnh này, nhưng ít ảnh hưởng hơn.

Người bị liệu thường bị ảnh hưởng từ những người xung quanh
Bị liệu thường bị ảnh hưởng bởi người khác

Bị liệu có phải tâm thần, bị ma ám không?

Thực tế; bị liệu là một chứng lành, nó không phải là bệnh và cũng không hề gây nguy hiểm cho cộng đồng ngoại trừ cho chính bản thân người bị nói liệu. Người mắc chứng nói liệu là những người bình thường về mọi mặt ở trong cuộc sống như tất cả người bình thường khác.

Bị liệu không phải bệnh tâm thần mặc dù là một dạng ám thị tương tự như bệnh Hysteria, nhưng bị liệu lại có một số đặc tính khác với Hysteria. Cụ thể, Hysteria đôi khi gây nên hiệu ứng dây chuyền như trường hợp trong lớp học, hàng loạt nữ sinh bị ngất xỉu; còn bị “nói liệu” thì không.

Bị liệu là do bệnh không phải ma ám
Bị liệu không phải bị ma ám

Ngoài ra, bị liệu cũng không phải bị ma ám. Khá nhiều người không hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cơ chế của tật bị liệu, nhất là những người sinh sống ở nông thôn cho rằng bị liệu là bị ma ám; bị “cậu nhập, bà nhập” và thậm chí bị bùa ngải. Vì họ cho rằng khi một người mà chỉ cần nghe thấy người ta nói “té, té” lập tức ngã xuống đất, nên nếu người đó cầm dao rồi nghe ai đó nói to “chém, chém” thì biết đâu họ sẽ chém thật!

Anh Thành, ở Bình Chánh (TP.HCM) có đứa con gái bị nói liệu. Thay vì đưa con đi bệnh viện thì anh lại nghe lời vợ, mời thầy về cúng để giải bùa và trục quỷ. Thầy cúng dùng hương cháy đỏ dí vào da bé để trừ tà, khiến con anh đã bị bỏng cả chục nốt nhưng chứng nói liệu thì vẫn còn y nguyên. (Nguồn tham khảo: Báo Công an Nhân dân, BV Phụ sản TW)

Trên đây là một số thông tin tổng hợp để giải đáp nghi vấn bị liệu là gì. Bị liệu là một chứng lành, nó không phải bệnh và không gây nguy hiểm cho mọi người xung quanh. Do đó, xã hội nên có cái nhìn cảm thẩm với những người bị liệu. Mong rằng những chia sẻ trên đây có thể hữu ích đối với quý độc giả!

>>> Xem thêm thông tịn bài viết: Fen Là Gì? Ok Fen Là Gì? Ý Nghĩa Và Nguồn Gốc Của Fen Trên Mạng Xã Hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *