Độc đoán, chuyên quyền thường được sử dụng để nhắc đến những phong cách của một người lãnh đạo, đứng đầu trong tập thể… Vậy người độc đoán là gì, có những ưu điểm hay hạn chế gì? Cùng chúng tôi tòm hiểu rõ về phong cách lãnh đạo độc đoán trong những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

Như thế nào là người có tính cách độc đoán?

Độc đoán (tiếng Anh là Arbitrary) là từ được sử dụng khi nhắc đến một người có cách làm việc, ứng xử,… mà họ thường dùng quyền lực của mình để áp đặt ý kiến, quyết định lên người khác.

Định nghĩa về độc đoán là gì, độc đoán có lợi hay có hại?
Định nghĩa về độc đoán là gì, độc đoán có lợi hay có hại?

Độc đoán, chuyên quyền hoặc gia trưởng,… đều có nét tương đồng với nhau và ít nhiều gây những khó chịu cho những người xung quanh. Đây là kiểu tính cách quyền kiểm soát đối với mọi quyết định của người khác.

Người độc đoán thường không/ít tiếp thu ý kiến đóng góp của các thành viên khác trong gia đình/hội nhóm tập thể. Để hiểu hơn về kiểu tính cách này, bạn hãy theo dõi những phần tiếp theo của bài viết nhé!

Phong cách người lãnh đạo độc đoán chuyên quyền

Lãnh đạo độc đoán là gì?

Phong cách của người lãnh đạo là độc đoán biểu hiện những người có cách thức chỉ đạo, quản lý đưa ra các kế hoạch, phương hướng để làm việc. Họ luôn cho bản thân mình là trung tâm và những người khác phải xoay quanh mình, thực hiện tất cả các chỉ thị được đưa ra.

Lãnh đạo theo phong cách độc đoán là hình thức quản lý theo mệnh lệnh, các quyền lực đều được tập trung vào người lãnh đạo. Hiểu về phong cách lãnh đạo độc đoán là gì, bạn sẽ thấy nó gần như chuyên quyền, cấp dưới phải tuân theo chỉ đạo của người lãnh đạo.

Lãnh đạo độc đoán được đặc trưng bởi sự kiểm soát độc lập với các quyết định, hiếm khi tiếp nhận các ý kiến đóng góp và thường bác bỏ các ý kiến đó nếu được góp ý.

Người độc đoán rất nguyên tắc, cứng nhắc trong hành động
Người độc đoán rất nguyên tắc, cứng nhắc trong hành động

Các công việc được thực hiện một cách cứng nhắc, việc thực hiện các nguyên tắc được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, phong cách này cũng mang lại hiệu quả nếu như người lãnh đạo tài giỏi, tầm nhìn tốt.

Đặc điểm của người lãnh đạo độc đoán là gì?

Phong cách của người lãnh đạo cũng sẽ đóng góp rất lớn vào sự thành công của doanh nghiệp, sự lớn mạnh của một đơn vị. Phong cách lãnh đạo cũng thể hiện một phần tính cách của con người và có sức ảnh hưởng rất lớn đến tập thể, doanh nghiệp.

Một số đặc điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán có thể kể đến như:

  • Người lãnh đạo, cấp trên có quyền quyết định các phương pháp và quy trình làm việc.
  • Các công việc được phân công, tiến hành một cách máy móc, cứng nhắc không có sự linh hoạt.
  • Các ý kiến khác với người lãnh đạo đều bị gạt đi và bác bỏ.
  • Nhân viên, thành viên trong tập thể ít được bày tỏ ý kiến cá nhân để thay đổi cách làm việc, nội quy,…
  • Các nội quy, nguyên tắc của tập thể đều tuân theo sự chỉ đạo của người đứng đầu đơn vị đó.

Đánh giá những ưu điểm, hạn chế của phong cách độc đoán là gì?

Bất cứ một kiểu tính cách hoặc kiểu phong cách lãnh đạo nào đó cũng đều có những ưu điểm hoặc hạn chế nhất định. Với phong cách độc đoán chuyên quyền, chúng ta có thể tìm thấy một số ưu điểm và nhược điểm như sau:

Lão đạo theo kiểu độc đoán có thể hạn chế sự trì trệ trong công việc
Lão đạo theo kiểu độc đoán có thể hạn chế sự trì trệ trong công việc

Về ưu điểm của phong cách độc đoán

Độc đoán, không dân chủ không hẳn chỉ mang lại sự khó chịu và thụt lùi cho đơn vị. Vậy ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán là gì? Nếu như người lãnh đạo có đủ kiến thức cũng như khả năng quản lý thì phong cách này có thể mang lại nhiều hiệu quả như:

Hạn chế được sự trì trệ trong khi tiến hành công việc

Người lãnh đạo đưa ra các kế hoạch một cách nhanh chóng, yêu cầu cấp dưới, cộng sự thực hiện. Điều này hạn chế được tình trạng đình trệ vì không thể thống nhất được ý kiến khi xây dựng ý tưởng, tìm kiếm các phương án hoạt động.

Thách thức năng lực

Khi các kế hoạch được đưa ra, lãnh đạo theo kiểu độc đoán thường áp đặt các quy định về cách thức làm việc, thời gian hoàn thành,… Điều này tạo sức ảnh hưởng tới nhân viên, bắt buộc họ phải bộc lộ hết khả năng để hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng deadline, đảm bảo kế hoạch đúng tiến độ.

Khả năng tạo áp lực tích cực của phong cách độc đoán là gì?

Việc người lãnh đạo có tầm nhìn tốt đề ra các nguyên tắc giúp các nhân viên tự trau dồi kiến thức, kỹ năng để hoàn thành được công việc. Người ta sẽ thường thành công và phát huy khả năng của mình tốt hơn nếu có áp lực và áp lực này sẽ mang tính tích cực để tạo sự phát triển cho đơn vị, doanh nghiệp.

Độc đoán thúc đẩy công việc, tạo khuôn khổ hơn
Độc đoán thúc đẩy công việc, tạo khuôn khổ hơn

Một số người lại tỏ ra khá thích thú với việc làm việc “dưới trướng” người độc đoán. Những người này cho rằng họ được đi vào khuôn khổ nên có thể tập trung làm việc, không trì trệ.

Có tính phân cấp rõ rệt

Với những đơn vị, doanh nghiệp có người lãnh đạo chuyên quyền, chúng ta sẽ nhận thấy sự phân chia rõ rệt giữa lãnh đạo và nhân viên.

Một ví dụ tiêu biểu có thể kể đến khi nhắc tới ưu điểm của phong cách độc đoán là gì đó là Bill Gates. Nhà lãnh đạo của Microsoft nổi tiếng với kiểu độc đoán để lựa chọn những cá nhân xuất sắc.

Phong cách lãnh đạo của Bill Gates đưa nhân viên trong môi trường thử thách khắc nghiệt để họ biết cách vượt qua chính bản thân mình, tạo được các thành tích cao hơn, tạo động lực khuyến khích các nhân viên có năng lực.

Ví dụ khác về phong cách lãnh đạo độc đoán là gì, bạn có thể tìm hiểu về Steve Jobs – một cựu tổng giám đốc điều hành của Apple. Steve Jobs nổi tiếng với tư tưởng dân chủ không thể tạo ra được những sản phẩm tuyệt vời. Steve Jobs theo đuổi chủ nghĩa độc tài, đậm chất độc đoán chuyên quyền.

Steve Jobs với phong cách độc đoán giúp Apple vượt qua khủng hoảng
Steve Jobs với phong cách độc đoán giúp Apple vượt qua khủng hoảng

Ông tỏ ra rất quyết liệt với các ý kiến của chuyên gia, thành viên khác và chỉ thực hiện, hành động theo ý kiến của bản thân, bỏ ngoài tai những phản đối của mọi người. Nhờ ông mà cổ phiếu của Apple đã vượt qua khủng hoảng, trở thành một trong những tập đoàn lớn mạnh như hiện nay.

Nhược điểm của độc đoán là gì?

Ngoài những ưu điểm bên trên, không phải nhà lãnh đạo nào cũng có tầm nhìn và đủ năng lực. Vì thế, kiểu lãnh đạo độc đoán còn tồn tại những hạn chế dưới đây:

  • Kiểu lãnh đạo dễ gây sự bất đồng và mất đoàn kết giữa các thành viên trong tập thể, nhóm.
  • Người lãnh đạo không tiếp thu, ghi nhận ý kiến của người khác khiến các thành viên dễ có cảm giác mình không được tôn trọng, tập thể không có tính xây dựng.
  • Không tiếp thu ý kiến của mọi người để xây dựng tập thể, doanh nghiệp dễ khiến bỏ bỏ lỡ các cơ hội, giải pháp hiệu quả.
  • Không phải bất cứ người lãnh đạo nào cũng đủ tầm nhìn và năng lực nên khi đưa ra quyết định có thể gặp phải các sai lầm. Nếu như không chịu tiếp thu ý kiến của mọi người sẽ khiến cho doanh nghiệp, tập thể dần đi theo hướng xấu, không đạt hiệu quả.

Biện pháp để phát huy những ưu điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán là gì?

Tiếp nhận ý kiến để hoàn chỉnh các quyết định của người lãnh đạo
Tiếp nhận ý kiến để hoàn chỉnh các quyết định của người lãnh đạo

Độc đoán mang lại một số ưu điểm nhưng cũng có không ít hạn chế, vậy làm sao để có thể phát huy hết những ưu điểm và cải thiện nhược điểm của nó? Bạn có thể thực hiện một số gợi ý để phát huy ưu điểm, cải thiện các hạn chế của độc đoán như sau:

Lắng nghe nhiều hơn

Bạn cần lắng nghe ý kiến đóng góp của các thành viên khác trong tổ nhóm, đơn vị nhiều hơn. Ngay cả khi tin tưởng vào các suy nghĩ của mình nhưng bạn vẫn cần công nhận ý kiến đóng góp của mọi người. Lắng nghe cấp dưới sẽ giúp bạn hoàn chỉnh hơn các quyết định của mình.

Thiết lập quy định rõ ràng

Cách để có thể phát huy ưu điểm của phong cách độc đoán là gì thì bạn cần phải thiết lập các quy định về nguyên tắc rõ ràng. Hãy đảm bảo các thành viên khác cũng tán thành và sẽ thực hiện nó một cách tình nguyện và nghiêm túc.

Học cách trở thành một nhà lãnh đạo có tâm, có tầm

Một người lãnh đạo có tâm, có tầm sẽ được nhân viên tin cậy và tự nguyện thực hiện các kế hoạch có phần mang tính áp đặt. Tất nhiên, bạn cần tuân thủ chính xác những quy định mà mình đặt ra nếu không muốn nhận lại ánh mắt coi thường từ cấp dưới.

Tiên phong và nghiêm túc thực hiện các quy định
Tiên phong và nghiêm túc thực hiện các quy định
  • Nên đưa ra lời khuyên hoặc các đóng góp (chuyên môn, nghiệp vụ) để giúp các thành viên khác trong nhóm, nhân viên có thể hoàn thành tốt công việc của mình hơn.
  • Có nguyên tắc rõ ràng và hướng cho nhân viên hiểu, nhận thức đầy đủ về các nguyên tắc đó.
  • Cần phải công nhận, ghi nhận đóng góp, sự nỗ lực của các nhân viên. Điều này sẽ tạo động lực để họ có thể cố gắng hơn thay vì chăm chăm khiển trách các sai lầm đã phạm phải.

Kết luận

Vừa rồi Maytaoamcongnghiep vừa đưa những thông tin bổ ích để quý bạn đọc hiểu hơn về phong cách lãnh đạo độc đoán là gì. Hy vọng với những thông tin trong bài, nếu bạn là người lãnh đạo, hãy biết cách để có thể phát huy các ưu điểm nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho công việc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *