Dữ liệu là gì? Thuật ngữ này đã xuất hiện từ khi con người phát minh ra máy tính và internet. Theo đó, dữ liệu cho phép thông tin được lưu trữ, truyền tải một cách nhanh chóng và dễ dàng. Vậy chính xác dữ liệu là gì? Để tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề này qua những chia sẻ ngay sau đây.

Dữ liệu là gì?

“Theo điều 4 Luật Giao dịch điện tử ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005, Dữ liệu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự.” (Theo Wikipedia).

Dữ liệu là tập hợp những thông tin được thu thập, lưu trữ và xử lý để dùng cho mục đích nghiên cứu, quản lý và hỗ trợ ra quyết định. Được biểu diễn dưới nhiều dạng: văn bản ghi trên giấy, bit hoặc byte lưu trữ trong bộ nhớ của các thiết bị điện tử, các số liệu, hình ảnh, video, âm thanh,…

Dữ liệu là gì?
Dữ liệu là gì?

Tầm quan trọng của dữ liệu là vô cùng lớn khi nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề như kinh doanh, khoa học, y tế, giáo dục,… nhằm giải quyết các vấn đề phức tạp đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống.

Dữ liệu ở trong tiếng Anh còn được gọi là data. Và big data là thuật ngữ để miêu tả khối lượng dữ liệu khổng lồ được sản sinh và tích lũy mỗi ngày. Tới mức, các công cụ và kỹ thuật truyền thống không còn đủ khả năng xử lý, lưu trữ và phân tích.

Lưu trữ dữ liệu bằng cách nào?

Hệ số nhị phân 1 và 0
Hệ số nhị phân 1 và 0

Máy tính biểu diễn dữ liệu dưới dạng văn bản, video, hình ảnh, âm thanh,… theo hệ số nhị phân dạng 1 và 0. Đơn vị đo dữ liệu được tính là Bit, đây cũng là đơn vị dữ liệu nhỏ nhất, chỉ biểu thị một giá trị duy nhất. Thông thường 1 Byte tương đương với 8 Bit. Bộ nhớ và lưu trữ còn được đo bằng Megabyte và Gigabyte.

Những đơn vị đo lường của dữ liệu phát triển khi mà số lượng dữ liệu được thu thập và lưu trữ ngày càng tăng. Ví dụ, thuật ngữ “Brontobyte” là một đơn vị dữ liệu chỉ  một số lượng rất lớn các Byte. Đơn vị này thường được so sánh với 1024 Yottabytes (YB) hay 1027 Bytes.

Bảng quy đổi đơn vị lưu trữ dữ liệu
Bảng quy đổi đơn vị lưu trữ dữ liệu

Dữ liệu thường được lưu trữ dưới định dạng các tệp như trong những hệ thống máy tính lớn (mainframe system) dùng ISAM và VSAM. Những định dạng tệp khác thì được thiết kế để lưu trữ, chuyển đổi cũng như xử lý dữ liệu gồm những giá trị được phân tách bằng dấu phẩy.

Các phương pháp lưu trữ dữ liệu cho doanh nghiệp

Với những doanh nghiệp, lượng dữ liệu lớn thì họ sẽ có nhiều phương pháp lưu trữ khác nhau, cụ thể như:

Lưu trữ tại chỗ

Phòng dữ liệu
Phòng dữ liệu

Đây chính là phương pháp lưu trữ dữ liệu gốc. Phương pháp lưu trữ tại chỗ này thường liên quan đến những máy chủ do tổ chức sở hữu và quản lý. Nó phù hợp nhất khi bạn đã xác định được loại dữ liệu là gì và dữ liệu đó rất quan trọng. Những công ty lớn hơn có thể đặt hệ thống máy chủ này trong trung tâm cơ sở dữ liệu riêng biệt. Nhưng hầu hết các trường hợp, chúng là những máy trong phòng dữ liệu chuyên dụng được đặt trực tiếp trong văn phòng của các doanh nghiệp.

Thuê vị trí lưu trữ

Nhiều đơn vị vẫn muốn lưu trữ dữ liệu của họ trên những thiết bị mà họ sở hữu và kiểm soát, nhưng lại không muốn giải quyết những vấn đề đi kèm với việc quản lý các thiết bị đó. Các nhu cầu về điện năng, làm mát, tích hợp các dịch vụ – tính năng mới vào cơ sở hạ tầng CNTT,… có thể gây khó khăn cho các đơn vị trong việc tự triển khai cơ sở hạ tầng lưu trữ. Do đó, việc thuê các vị trí lưu trữ ở ngoài trung tâm dữ liệu là vô cùng tối ưu.

Public Cloud

Public Cloud được sử dụng phổ biến vì miễn phí
Public Cloud được sử dụng phổ biến vì miễn phí

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không đủ khả năng đầu tư cho phần cứng lưu trữ dữ liệu đắt tiền. Để tiết kiệm chi phí, nhiều đơn vị lựa chọn giải pháp lưu trữ Public Cloud (đám mây công cộng). Nó là một mô hình dịch vụ được cung cấp bởi một bên thứ ba, dựa trên nền tảng điện toán đám mây. Public Cloud cung cấp tạo ra những tài nguyên như máy ảo, ứng dụng hay bộ nhớ có sẵn,… cho người dùng trên internet. Các giải pháp Public Cloud có thể mở rộng, bổ sung thêm tài nguyên lưu trữ hoặc tính toán khi cần thiết. Bạn có thể truy cập dữ liệu ở bất cứ đâu khi có internet hoặc wifi. 

Private Cloud

Với tính chất mở, Public Cloud có thể khiến việc bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm khỏi bị truy cập trái phép gặp khó khăn. Khi đó, bạn nên lựa chọn giải pháp Private Cloud. Nó được triển khai thông qua một trung tâm dữ liệu ảo hóa có mức độ bảo mật cao hơn nhiều, tránh các rủi ro khi bảo quản dữ liệu.

Độ bảo mật được đảm bảo
Độ bảo mật được đảm bảo

Có những loại dữ liệu nào?

Hiện nay dữ liệu đang được chia thành 2 loại phổ biến, cụ thể như sau:

Dữ liệu có cấu trúc

Dữ liệu có cấu trúc hay còn gọi là dữ liệu định lượng, có tên tiếng Anh là structured data. Đây là loại dữ liệu có tổ chức rõ ràng, các thành phần của chúng sẽ được tổ chức thành các bảng, các trường, các cột. Các phần tử của dữ liệu có thể được liên kết bằng cách dùng các trường xác định trước. Loại dữ liệu này rất dễ tìm, dễ sắp xếp nhất. Nó có thể được tổ chức theo một mô hình dữ liệu được tạo ra bởi người thiết kế cơ sở dữ liệu.

Ví dụ: các bảng dữ liệu trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các tài liệu XML có cấu trúc hoặc tập tin Excel,…

Sự khác nhau giữa dữ liệu cấu trúc và không cấu trúc
Sự khác nhau giữa dữ liệu cấu trúc và không cấu trúc

Dữ liệu không có cấu trúc

Dữ liệu không có cấu trúc còn được gọi là dữ liệu định tính, có tên tiếng Anh là unstructured data. Đây là loại dữ liệu không có cấu trúc rõ ràng, không tuân theo các quy tắc, tiêu chuẩn cụ thể,… Nó là tập hợp những dữ liệu phức tạp, khó nhận biết và chưa được sắp xếp, tổ chức theo đúng trình tự có sẵn.

Ví dụ: các tài liệu văn bản tự do trong Word, tài liệu HTML, tài liệu PDF, email, hình ảnh và video.

Cả hai loại dữ liệu có cấu trúc và dữ liệu không có cấu trúc đều chính là một phần big data. Việc phân tích và khai thác giá trị của những dữ liệu này đòi hỏi các công cụ cũng như kỹ thuật phân tích dữ liệu đặc biệt.

Cách phân tích dữ liệu

Việc thu thập dữ liệu ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc. Tuy nhiên, không phải lúc nào dữ liệu thu thập được cũng chính xác, đạt chuẩn yêu cầu của bạn. Vì vậy, người dùng cần phải biết được cách xử lý, phân tích dữ liệu là gì. Hiện nay có hai cách phân tích dữ liệu cơ bản là phân tích trong nghiên cứu định tính và định lượng.

Tính toán, phân tích dữ liệu rất quan trọng với doanh nghiệp
Tính toán, phân tích dữ liệu rất quan trọng với doanh nghiệp

Nghiên cứu dữ liệu kiểu định tính

Phương pháp nghiên cứu dữ liệu theo kiểu định tính dựa trên từ ngữ, mô tả, hình ảnh và đối tượng. Trong quá trình nghiên cứu, phân tích thì việc phân tích dữ liệu dựa trên từ ngữ là được ưu tiên sử dụng phổ biến nhất. Thông thường, những phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện bằng thủ công.

Nghiên cứu dữ liệu kiểu định lượng

Phương pháp nghiên cứu dữ liệu kiểu định lượng được dùng để xác nhận thông tin định danh. Những thông tin sau phải được chuẩn bị là: Xác thực dữ liệu, chỉnh sửa dữ liệu và mã hóa dữ liệu.

Phương pháp này chỉ hiển thị số liệu thống kê ở dạng số, nó không đi sâu vào lý do để có những số liệu này. Các chuyên gia dữ liệu dựa vào những con số này để tiến hành nghiên cứu và đưa ra các quyết định chủ quan. Cho nên, tùy thuộc vào loại dữ liệu là gì, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn cách phân tích này. Người phân tích cần có kỹ năng chuyên môn để đảm bảo rằng không có sai sót để kết quả đạt nhu cầu, hiệu quả.

Ý nghĩa của dữ liệu với doanh nghiệp

Dữ liệu hiện rất lớn, có vai trò rất quan trọng
Dữ liệu hiện rất lớn, có vai trò rất quan trọng

Thực tế cho thấy, dữ liệu có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp có thể hiểu được đa dạng những vấn đề mà tổ chức này đang gặp phải.

Việc sử dụng dữ liệu hiệu quả sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thể cải thiện được kết quả kinh doanh. Từ đó có thể đưa ra những chiến lược phát triển thị trường phù hợp nhất, góp phần giảm thiểu chi phí, ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn rất nhiều.

Việc phân tích đa dạng dữ liệu tác động lớn đến nhiều ngành nghề khác nhau. Tiêu biểu và thể hiện rõ nhất phải kể đến lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ tài chính, bảo hiểm,  sản xuất hoặc hàng tiêu dùng. Việc thu thập dữ liệu, xử lý đúng quy cách giúp đơn vị có thể quan sát được các hành vi và thói quen, mục đích của khách hàng. Từ đó có thể điều chỉnh các hoạt động của doanh nghiệp tốt hơn.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho nghi vấn dữ liệu là gì. Dữ liệu rất lớn và đa dạng, cho nên hãy có cách xử lý và phân tích thích hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *