Hầu hết mọi người đều quen với việc trồng cây mới từ hạt, nhưng cây mới cũng có thể được tạo ra bằng cách giâm cành. Phương pháp này có ưu điểm là cho cây sinh trường nhanh, đồng bộ,… nhưng cũng tồn tại một số hạn chế. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về phương pháp giâm cành là gì cũng như những nhược điểm, ưu điểm của phương pháp giâm cành là gì qua chia sẻ ngay sau đây nhé.

Giâm cành là gì?

Giâm cành là một hình thức nhân giống cây trồng có từ rất lâu, chúng ta cũng đã được tiếp xúc với phương pháp này trong chương trình học môn công nghệ lớp 7. Vậy giâm cành là gì công nghệ 7? Thực tế, giâm cành là phương pháp nhân giống cây trồng bằng việc tách một bộ phận của cây ra khỏi cây mẹ, sau đó đặt vào môi trường thích hợp (đất ẩm, dịch dinh dưỡng,…) để tự tái sinh, từ đó hình thành một cây hoàn toàn mới.

Phương pháp Giâm cành là gì?
Giâm cành là gì?

Giâm cành là gì cho ví dụ? Ví dụ cơ bản, rất quen thuộc của phương pháp giâm cành chính là việc trồng mía bằng các đoạn mía, trồng sắn bằng các đoạn thân cây sắn, trồng rau ngót bằng việc cắm cành, trồng khoai lang bằng dây,…

Các loại giâm cành phổ biến

Sau khi đã biết nhân giống bằng phương pháp giâm cành là gì thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các loại giâm cành. Nhiều người thường nghĩ giâm cành chỉ là cắt một đoạn thân cây rồi cắm xuống đất, nhưng thực tế thì có nhiều cách giâm, có thể giâm từ cành, lá, cuống lá,…

  • Giâm cành: Có thể lấy cành giâm từ cả cây thân thảo như dây khoai lang, cây trầu bà,… thân gỗ mềm như cây sắn, mía,… Những cành giâm bằng gỗ mềm và thân thảo có nhiều khả năng phát triển rễ và trở thành cây độc lập nhất, những cành giâm bằng gỗ cứng ít có khả năng phát triển thành cây con.
  • Giâm từ cuống lá: Chúng ta sẽ ngắt một lá, cắm phần cuống vào đất, một hoặc nhiều cây con sẽ mọc từ cuống lá.
  • Giâm từ lá: Phương pháp này áp dụng cho những cây có lá dày, nhiều thịt và không phân chia cuống như là cây lưỡi hổ. Chúng ta sẽ cắt những chiếc lá dài thành những đoạn ngắn rồi cắm xuống đất.

Phương pháp Giâm cành bằng lá
Giâm cành bằng lá
  • Giâm bằng rễ: Giâm cành lấy từ rễ cũng có thể được sử dụng, nhưng chỉ có một số loài có thể được nhân giống theo cách này. Giâm cành kiểu này được thực hiện khi cây chết, yếu và bộ rễ vẫn còn sống. Mỗi rễ tạo ra hai đến ba thân mới và mỗi thân sau đó sẽ tạo ra rễ riêng.

Ưu điểm của của phương pháp giâm cành là gì?

Hiện nay nhiều người lựa chọn giâm cành làm phương pháp nhân giống tối ưu cho cây trồng thay vì gieo hạt vì chúng mang lại nhiều ưu điểm như sau:

  • Sinh sản nhanh hơn: Nhân giống bằng phương pháp giâm cành giúp cây sinh sản nhanh hơn so với nhân giống bằng hạt. Bằng cách lấy một phần của cây trưởng thành, chẳng hạn như cắt thân hoặc rễ, có thể tạo ra các dòng vô tính giống hệt nhau về mặt di truyền. Phương pháp này bỏ qua quá trình nảy mầm và tạo cây con tốn nhiều thời gian, cho phép người trồng có được cây trưởng thành nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Phương pháp giâm cho khả năng sinh trưởng nhanh
Cây từ phương pháp giâm cho khả năng sinh trưởng nhanh
  • Tính đồng nhất: Việc giâm cành tạo ra các bản sao giống hệt nhau về mặt di truyền của cây mẹ, mang lại mức độ đồng nhất cao giữa các cây con. Tính đồng nhất này có giá trị trong nông nghiệp thương mại, nơi mà tính nhất quán về đặc tính, hình thức và năng suất của cây trồng thường rất cần thiết. Ngoài ra, tính đồng nhất tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa các hoạt động canh tác, chẳng hạn như thu hoạch, vì các loại cây có mô hình tăng trưởng và tốc độ trưởng thành tương tự nhau.

Nhược điểm của phương pháp giâm cành là gì?

Bên cạnh những ưu điểm thì phương pháp giâm cành cũng còn tồn tại một số hạn chế như sau:

  • Tính đồng nhất về mặt di truyền: Mặc dù tính đồng nhất về di truyền là một lợi thế trong một số trường hợp nhưng nó cũng có thể là một bất lợi. Việc nhân giống cây bằng phương pháp giâm cành sẽ tạo ra các dòng vô tính có cấu tạo di truyền giống hệt với cây mẹ. Sự thiếu đa dạng di truyền này có thể làm cho cây trồng dễ bị bệnh, sâu bệnh và thay đổi môi trường hơn. Đặc biệt, nếu như cây mẹ tiềm ẩn mầm bệnh, gặp vấn đề thì có khả năng ảnh hưởng đến toàn bộ quần thể cây nhân bản.

Phương pháp Giâm cành hoa hồng
Giâm cành hoa hồng
  • Chi phí cao và nhiều lao động: Nhân giống bằng phương pháp giâm cành thường đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn cả về nhân công và vật liệu. Việc chuẩn bị và duy trì các điều kiện ra rễ thích hợp, chẳng hạn như độ ẩm thích hợp và kích thích tố tạo rễ, có thể tốn thời gian và tốn kém. Ngoài ra, nhu cầu về lao động có tay nghề cao để thực hiện các kỹ thuật cắt một cách chính xác có thể làm tăng thêm chi phí chung của phương pháp nhân giống này.

Cách giâm cành đúng cách

Để có thể giâm cành thì ngoài việc biết giâm cành là gì chưa đủ, bạn cần phải biết thêm cách giâm cành. Để tiến hành giâm cành, bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị cây mẹ. Hãy chọn những cây mẹ có sức khỏe tốt, không bị sâu bệnh, mục rữa, gãy lá hoặc cành. Nếu cần, hãy cắt tỉa để tạo hình nhằm đảm bảo cây mẹ không quá dày đặc.

Bước 2: Chuẩn bị dao cắt cành thật sắc. Dao cần được sát khuẩn dao bằng cồn hoặc nước sát khuẩn để đảm bảo cây không bị lây nhiễm bệnh từ cây mẹ sang các cành giâm.

Bước 3: Tìm những cành khỏe mạnh để giâm. Cành không được quá non cũng như quá già. Dài khoảng 30cm trở lên với đường kính khoảng 2.5cm – 3cm.  Cành phải không có vết thương như xước vỏ, gãy,… Dùng kéo sắt để cắt cành đó xuống, độ vát của mặt cắt tạo một góc khoảng 45 độ.

Dùng kích rễ để rễ ra nhanh
Sử dụng kích rễ để rễ ra nhanh

Bước 4: Tạo thêm rễ cho cành. Để hiệu quả giâm cành tốt nhất, trước khi giâm bạn có thể bôi một ít chất kích thích rễ lên vết cắt của cây cành giâm. Chất kích rễ có thể là mật ong, giấm táo, nước lá liễu hoặc là chất kích rễ chuyên dụng như IBA, NAA giúp cành giâm phát triển rễ nhanh hơn.

Bước 5: Cắm cành giâm vào giá thể. Hãy cắm cành giâm vào sâu trong giá thể, khoảng 1/3 chiều dài cành, để đảm bảo cành được cố định và phát triển rễ tốt hơn. Khoảng cách giữa từng cây giâm nên khoảng 10 – 15cm. Lưu ý, giá thể để cắm cành giâm phải được làm tơi xốp trước đó. Hãy sử dụng giá thể được trộn từ trấu hun, xơ dừa, trùn quế cùng đất sạch để hiệu quả tốt nhất.

Cắm vào chậu đựng giá thể để cây phát triển nhanh hơn
Cắm vào chậu đựng giá thể

Bước 6: Tiến hành tưới nước đều đặn với độ ẩm từ 85 – 90% để giữ ẩm cho đất. Tháng đầu thì nên tưới nước mỗi ngày, từ tháng thứ 2 thì chỉ cần tưới 2 ngày/lần. Hãy bảo vệ cây giâm khỏi ánh nắng gắt trực tiếp, gió và mưa lớn. Độ sáng những tháng đầu tiên chỉ cần khoảng 60%, từ 3 – 5 tháng có thể làm giàn che với độ sáng từ 80%. Sau 6 tháng mới nên tháo hẳn giàn che. Bạn nên bón thúc cho cành giâm bằng nước phân chuồng pha loãng trong 2 tháng đầu với nồng độ khoảng 0.5%. Sau đó có thể nâng lên 1% ở các tháng tiếp theo.

Bạn cần Chăm sóc cây sau khi giâm
Chăm sóc cây sau khi giâm

Bước 7: Chăm sóc và thường xuyên kiểm tra tình trạng cây giâm. Theo dõi tình trạng cây giâm, tiến hành chăm sóc đúng cách để đảm bảo cây phát triển tốt, không bị bệnh. Sau khi cây giâm đã phát triển đủ rễ, bạn có thể trồng nó ra ngoài đất và chăm sóc như một cây mới trồng.

Lưu ý khi tiến hành giâm cành

Để quá trình giâm cành đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên lưu ý một số điểm như sau:

  • Việc cắt cành để giâm nên thực hiện vào buổi sáng sớm khi cây đang còn căng nhựa. Cắt xong bạn nên chúc ngọn xuống đất, hướng vết cắt lên trời.
  • Không ấn đoạn cành cây giâm trực tiếp vào chậu đất. Điều này sẽ làm tổn thương những điểm sinh trưởng dọc theo cành. Bạn nên dùng ngón tay hoặc dụng cụ tạo 1 lỗ vừa đủ trong đất để cắm đoạn cành vào.
  • Tránh di chuyển hay làm xáo trộn xung quanh các đoạn cành vừa giâm. Việc di chuyển quá nhiều sẽ làm ảnh hướng tới việc cây mọc rễ.

Trên đây là tổng hợp một số thông tin về nhân giống bằng phương pháp giâm cành là gì. Với nhiều ưu điểm, dễ thực hiện, phương pháp giâm cành được nhiều người ưa chuộng. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tự giâm được những cây trồng như ý.

>>> Xem thêm bài viết: Cây ưa sáng là gì? Điểm khác biệt giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *