“Tam quan” là một khái niệm phổ biến, được đề cập đến trong nhiều lĩnh vực của đời sống hàng ngày. Trong mỗi lĩnh vực, tam quan lại có những ý nghĩa khác nhau. Vậy tam quan là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm qua những chia sẻ ngay sau đây nhé!

Tam quan là gì?

“Tam quan là gì? Khái niệm này có nhiều cách hiểu; đó có thể là một quan niệm nhân sinh, là cổng lớn có 3 cửa hoặc chỉ một địa danh. Tuy nhiên, trên thực tế thì tam quan trong mỗi lĩnh vực lại mang ý nghĩa khác nhau. Cụm từ này được giải thích dựa trên 3 phương diện chính gồm Triết học, kiến trúc và địa lý. Cụ thể như sau:

Tam quan là gì ở trong Triết học?

“Tam quan” là từ Hán Việt, có Hán tự là “三观 /Sān guān/”. Trong đó, “三” là “ba”; còn “观” là “quan” trong quan điểm. Trong Triết học; tam quan chính là những quan điểm của con người về thế giới ở xung quanh, là cách nhìn nhận và đánh giá khách quan về cuộc sống. Tam quan của con người được hình thành từ 3 yếu tố:

Tam quan là gì?
Tam quan là gì? Tam sinh quan là gì?

Thế giới quan hay vũ trụ quan

Đây là những suy nghĩ, quan điểm của con người về thế giới xung quanh cũng như sự liên kết giữa con người và thế giới. Thế giới quan được sản sinh và dần dần hình thành trên cơ sở thực tiễn xã hội.

Trong thực tế, trước hết con người hình thành quan điểm và ý kiến riêng của mình về các sự vật sự việc. Sau đó, theo thời gian thì dần dần hình thành quan điểm tổng quát và cơ bản nhất về bản chất của thế giới, về mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan,…

Giá trị quan

Là sự nhìn nhận, đánh giá tổng thể khách quan về ý nghĩa của một sự vật, sự việc nào đó diễn ra ở xung quanh cuộc sống của chúng ta.

Nhân sinh quan

Thể hiện thái độ của con người với các vấn đề cốt lõi và cơ bản của thời thế, nhân sinh. Nhân sinh quan định hình phương hướng cuộc sống của con người, ảnh hưởng đến phẩm chất đạo đức và hành vi đạo đức của con người. Đồng thời nó cũng quyết định đến các mục tiêu có giá trị suốt đời của con người.

Nội dung của nhân sinh quan thường bao gồm quan điểm về hạnh phúc, sự lạc quan, danh dự, tình yêu, tình bạn, sự sống và cái chết,… 

Không cùng tam quan, khó thể hòa hợp
Không cùng tam quan, khó thể hòa hợp

Tam quan của một người trong Triết học sẽ có quyết định trực tiếp đến nhận thức và cách hành xử của cá nhân đó với thế giới xung quanh. Nó cũng chính là yếu tố quan trọng giúp ta thiết lập nên những giá trị và đạo đức cho riêng mình.

Tam quan là gì ở trong kiến trúc?

Trong kiến trúc, “tam” có nghĩa là ba; còn “quan” nghĩa là cửa. Do đó, “tam quan” trong kiến trúc thường đi liền với cụm từ “cổng tam quan”.

Cổng tam quan là một loại cổng theo lối kiến trúc truyền thống, nó xuất hiện nhiều trong những công trình kiến trúc cổ hoặc các ngôi chùa. Loại cổng này được thiết kế với cấu trúc 3 cửa ra vào gồm cửa chính lớn nhất được xây ở giữa, và 2 bên là 2 lối cửa phụ nhỏ hơn. Giữa các cửa sẽ có phần vách ngăn được xây kiên cố bằng gạch đá hoặc gỗ. Cổng tam quan được chạm khắc tỉ mỉ tạo nên một tổng thể thống nhất. Thông thường, phần trên của cổng sẽ được lợp mái và treo bảng ghi tên địa danh.

Vào thời phong kiến, hầu hết các công trình kiến trúc cung đình đều dùng thiết kế cổng tam quan. Theo đó, phần cổng chính được thiết kế lớn nhất, chỉ dành cho các bậc vua chúa. Hai lối đi 2 bên được dành cho quan võ (cổng bên phải),quan văn (cổng bên trái).

Cổng tam quan tứ trụ
Cổng tam quan tứ trụ

Dựa theo thiết kế, cổng tam quan thường được chia thành 2 loại gồm:

  • Cổng tam quan tứ trụ: Loại cổng này được thiết kế 4 trụ chắc chắn, tạo 3 lối đi thay vì các vách ngăn. Hai trụ giữa có kích thước lớn và cao hơn 2 trụ rìa ngoài. Đồng thời, phần nối liền giữa các trụ sẽ được chạm khắc và trang trí hoành tráng.
  • Cổng tam quan có gác: Loại cổng này có thiết kế nhỏ, thường xây thêm tầng mái tạo chiều cao và có gác. Trong thiết kế chùa thì phần gác là nơi để đặt chuông.
Cổng tam quan có gác
Cổng tam quan có gác

Trong Phật giáo, cổng tam quan đại diện cho 3 góc nhìn nhà Phật:

  • Hữu quan: Đại diện của khái niệm “sắc” (giả) dùng để chỉ những vật chất hiện hữu với màu sắc và hình tướng nhất định. Nó không tồn tại mãi và sẽ bị biến đổi theo thời gian.
  • Không quan: Là “tính không” (không biến mất và không thay đổi); ý chỉ những điều bất biến – bất sinh – bất diệt thường được nhắc đến trong kinh Phật.
  • Trung quan: Là điểm nối giữa hay là sự trung hòa giữa hữu quan và không quan. Nó thể hiện cái nhìn xuyên suốt, thấu đáo về chân lý cuộc đời.
Cổng tam quan lại có nhiều ý nghĩa khác nhau
Cổng tam quan lại có nhiều ý nghĩa khác nhau

Ngoài ra, cổng tam quan theo góc nhìn của phương pháp Thiền Quán chính là 3 phương pháp hay 3 cửa ngõ vào Niết Bàn để đạt đến sự giải thoát trong giáo lý nhà Phật:

  • Không môn: Đây là cửa không, tu về “không quán”. Muốn thoát ly sinh tử luân hồi vượt qua ba cõi thì phải tu “không quán”; tức là quán các pháp đều không, không có thật ngã và thật pháp. Tu “không quán” nhằm dứt trừ bệnh chấp ngã, chấp pháp của chúng sinh.
  • Vô tướng môn: Là cửa vô tướng. Muốn phá trừ pháp chấp, ngã chấp thì cần phải xả bỏ các tướng gồm tướng ngã, tướng chúng sanh, tướng nhơn và tướng thọ giả.
  • Vô tác môn: Tức “cửa không tạo tác”. Nó có nghĩa là quán các pháp bản thể vốn không sanh, không diệt, không sạch, không dơ, không thêm, không bớt, bản lai thanh tịnh vô vi, vô tác, vô mong cầu nguyện ước, vô nguyện, quán sát; có như thế thì mới dứt trừ vọng tâm mê chấp.

Tam quan là gì trong địa lý?

Trong địa lý, tam quan là tên gọi của hai phường của thị xã Hoài Nhơn, Bình Định. Đó là phường Tam Quan Bắc và phường Tam Quan Nam.

  • Tam Quan Bắc: Có 10 khu phố với diện tích gần 8km2.
  • Tam Quan Nam: Có 7 khu phố với diện tích gần 10km2.

Tam quan lệch lạc là gì?

Tam quan lệch lạc là những suy nghĩ không đúng, có sự lệch lạc của con người về thế giới quan. Những suy nghĩ ấy có thể là do bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh, gia đình hoặc bởi chính bản chất mỗi người.

Tam quan lệch lạc là gì?

Tam quan lệch lạc là gì?

Ở nhiều góc độ khác nhau mà tam quan lệch lạc sẽ tác động tiêu cực đến lối sống, hành động của con người,… từ đó mang tới những kết quả không tốt. Người có tam quan lệch lạc thường có cái nhìn tiêu cực về bản thân và những người xung quanh. Dưới đây là một số lối suy nghĩ lệch lạc phổ biến nhất:

  • Tập trung vào các chi tiết tiêu cực: Người có tam quan lệch lạc thường sàng lọc và phóng đại các chi tiết tiêu cực, đồng thời bỏ qua khía cạnh tích cực. Một chi tiết tiêu cực sẽ được chọn ra, sau đó toàn bộ sự việc trong mắt họ sẽ mang màu sắc của chi tiết đó và khiến nó tồi tệ hơn so với thực tế.
  • Suy nghĩ phân cực: Mọi thứ đều đen hoặc trắng, tốt hoặc xấu chứ không có trung lập. Người có tam quan lệch lạc luôn nghĩ bản thân phải là người hoàn hảo, nếu không thì là thất bại.
  • Biến mọi thứ thành hiểm họa: Một số người có tam quan lệch lạc thương kỳ vọng những điều tồi tệ sẽ xảy ra. Họ chú ý hoặc nghe về một vấn đề, rồi bắt đầu nghĩ “điều gì sẽ xảy ra nếu…”, “điều gì sẽ xảy ra nếu như bi kịch ập đến”,… 
Tam quan lệch lạc có thể do môi trường, gia đình, nhân cách con người,...
Tam quan lệch lạc có thể do môi trường, gia đình, nhân cách con người,…
  • Nhầm lẫn về sự công bằng: Họ có thể cảm thấy bực bội vì cho rằng bản thân biết thế nào là công bằng; thế nhưng người khác lại không đồng ý với họ và không hành xử giống quan điểm “công bằng” của họ.
  • Luôn đổ lỗi: Người có tam quan lệch lạc thường không chấp nhận trách nhiệm đối với hành động, quyết định hay kết quả của mình. Thay vào đó thì họ sẽ đổ trách nhiệm lên người khác hoặc các yếu tố bên ngoài. 
  • Quá quy tắc: Đây là trường hợp cho thấy 1 người có khá nhiều quy tắc về cách ứng xử, hành động và quy định người khác nên hành động. Nếu họ hay những người xung quanh vi phạm 1 trong những quy tắc đó có thể dẫn đến các cảm giác căng thẳng, áp lực và thậm chí tức giận.
  • Bản thân luôn đúng: Chỉ những người luôn giữ vững ý kiến của mình, không chấp nhận ý kiến hoặc quan điểm khác. Loại tư duy này thường gặp trong trường hợp tự tin quá mức, hoặc thiếu khả năng chấp nhận sự đa dạng quan điểm.
  • Ảo tưởng thay đổi người khác: Tức là những người có suy nghĩ người khác sẽ thay đổi hành vi, quan điểm vì mình. Nó ám chỉ cho việc họ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến những người xung quanh. Hiện tượng này có thể phản ánh 1 sự tự tin quá mức, thiếu sự hiểu biết về độ phức tạp và sự đa dạng của người khác. Từ đó hoàn toàn có thể dẫn đến giao tiếp và quan hệ xã hội không lành mạnh. 

Trên đây là những thông tin tổng hợp để giải đáp nghi vấn tam quan là gì. Tam quan ảnh lớn đến cuộc sống của mỗi chúng ta, thế nên mỗi chúng ta hãy có cái nhìn chân thực để đưa ra đánh giá khách quan. Hy vọng những chia sẻ này sẽ phần nào hữu ích với các bạn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *