Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm do muỗi gây ra vô cùng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người thậm chí là tử vong. Vậy bị sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Bị sốt xuất huyết kiêng gì?… Thông tin liên quan sẽ được chúng tôi làm rõ trong bài viết.

Nguyên nhân gây ra bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân làm lây lan bệnh là do muỗi vằn (muỗi Aedes) truyền virus Dengue từ người bệnh sang cho người khỏe mạnh.

Người bị sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi
Bị sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?

Cụ thể, muỗi Aedes cái mang bệnh sẽ hút máu của vật chủ đã bị nhiễm virus Dengue sau đó ủ bệnh ở trong cơ thể và truyền bệnh cho những người khỏe mạnh thông qua vết đốt bởi trong tuyến nước bọt của muỗi có chứa virus Dengue.

Sốt xuất huyết xảy ra chủ yếu ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm – môi trường thuận lợi để muỗi vằn sinh sản và phát triển. Điển hình tại Việt Nam, sốt xuất huyết có thể lưu hành quanh năm với nguy cơ bùng phát thành dịch. Thậm chí vào mùa mưa – thời điểm sinh sản của muỗi có thể bùng phát thành đại dịch với diễn biến khó lường, phức tạp.

Muỗi vằn là nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt xuất huyết
Muỗi vằn là nguyên nhân gây lây lan bệnh sốt xuất huyết

Tình hình thời tiết hiện tại nắng mưa xen kẽ khiến cho muỗi phát triển, làm gia tăng dịch sốt xuất huyết. Theo Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến 25/8/2023 cả nước ghi nhận 66.386 ca bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 14 bệnh nhân tử vong.

Bị sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi?

Rất nhiều người thắc mắc bị sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi, thậm chí cụ thể hơn là sốt xuất huyết ở người lớn bao lâu thì khỏi hay trẻ bị sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi? Thực tế, dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì đều phải trải qua đủ các giai đoạn mới hoàn toàn khỏi.

Vào mỗi mùa mưa dịch bệnh thường sẽ bùng phát
Vào mùa mưa, sốt xuất huyết bùng phát ở nhiều nơi

Cũng giống nhiều căn bệnh truyền nhiễm khác, sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh từ 3 – 14 ngày trước khi có biểu hiện ra bên ngoài, quá trình ủ bệnh thường bắt đầu sau 4 – 7 ngày sau kể từ khi bị muỗi vằn có virus dengue đốt.

Thời gian ủ bệnh ngắn hay dài còn tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa cũng như khả năng miễn dịch của mỗi người. Tuy nhiên, trong thời gian ủ bệnh thì gần như không thể phát hiện ra bệnh vì nó không có triệu chứng đặc trưng hoặc rất mờ nhạt.

Sau thời gian ủ bệnh, sốt xuất huyết sẽ phát ra bên ngoài, kéo dài trong khoảng từ 7 – 10 ngày, chia làm những giai đoạn sốt xuất huyết như sau:

  • Giai đoạn sốt: thường kéo dài trong khoảng 3 ngày, có khi lên tới 7 ngày. Người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu, người đau nhức, đau hai hốc mắt, buồn nôn, chán ăn, đôi khi đau vùng thượng vị kèm tiêu chảy. Xuất hiện nốt phát ban dưới da, chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng.

Nổi ban là biểu hiện của sốt xuất huyết
Nổi phát ban
  • Giai đoạn nguy hiểm: Thường kéo dài khoảng 3 – 4 ngày, xảy ra vào ngày thứ 4 tới ngày thứ 7 kể từ khi bị sốt. Bệnh nhân lúc này thường chỉ còn sốt nhẹ hoặc đã hết sốt. Bắt đầu xuất huyết dưới da, những nốt ban đỏ nổi lên ở phần mặt trước hai cẳng chân cũng như mặt trong cánh tay, vùng bụng, đùi, mạn sườn. Xuất huyết niêm mạc như chảy máu lợi, mũi và đi tiểu ra máu. Trường hợp nặng có thể bị xuất huyết nội tạng như là chảy máu dạ dày, xuất huyết não, gặp biến chứng suy tạng như viêm não, viêm gan, viêm cơ tim.
  • Giai đoạn hồi phục: Qua giai đoạn nguy hiểm, thì bệnh nhân bước vào giai đoạn hồi phục. Nó thường xảy ra 1 – 2 ngày sau giai đoạn nguy hiểm và kéo dài trong 2 – 3 ngày. Lúc này thể trạng người bệnh tốt dần lên, hết sốt có cảm giác thèm ăn và bắt đầu đi tiểu nhiều. Tuy nhiên, trong giai đoạn này nhịp tim bệnh nhân vẫn còn chậm và điện tâm đồ thay đổi.

Sốt xuất huyết sẽ khỏi hoàn toàn trong khoảng 7 - 10 ngày
Bệnh sốt xuất huyết sẽ khỏi dần trong khoảng 7 – 10 ngày

Lưu ý, bệnh này thường diễn tiến nhanh, các biểu hiện sẽ nặng dần theo từng giai đoạn. Kể từ thời điểm phát bệnh với những cơn sốt cao đầu tiên, thì bệnh sẽ khỏi dần trong khoảng 7 – 10 ngày sau đó.

Điều trị bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu. Cho nên phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu là hỗ trợ, giảm nhẹ các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Việc điều trị cho người bệnh cần được quan tâm, tuân thủ các bước nghiêm túc để bệnh nhân có thể hồi phục nhanh chóng, tránh các biến chứng nguy hiểm, hạn chế lây lan cho mọi người xung quanh.

Do vậy, để người bệnh sốt xuất huyết được điều trị thuận lợi và mau hồi phục, nên:

  • Để người bệnh nghỉ ngơi.
  • Hạ sốt bằng thuốc Paracetamol. Không dùng thuốc Aspirin hoặc Ibuprofen vì trong 2 loại thuốc này có thành phần có khả năng chống đông máu, làm tình trạng xuất huyết trở nên trầm trọng hơn.
  • Bù nước cho người bệnh bằng cách uống nhiều nước, tốt nhất là dùng oresol.

Người bệnh cần được cung cấp đủ nước
Cấp đủ nước cho người bệnh

Những điều cần tránh khi bị sốt xuất huyết

Để quá trình điều trị hiệu quả, tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh thì trong quá trình mắc bệnh, người bệnh nên tránh, kiêng những điều sau:

  • Không tự ý dùng thuốc hạ sốt khi chưa xác định được bị sốt do bệnh gì. Dùng sai thuốc như Aspirin hoặc Ibuprofen có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
  • Không hạ sốt cấp tốc, dồn dập vì có nguy cơ gây tổn thương cho những cơ quan khác trong cơ thể.
  • Không ra nơi có gió to, không tắm nước lạnh khi đang sốt. Vì nước lạnh có thể làm cho mạch ngoài da bị co lại nhưng lại làm giãn mạch ở trong nội tạng dễ dẫn đến tử vong.

Những thực phẩm có màu màu tím, đỏ, đen,... người bệnh không được ăn
Không ăn những thực phẩm có màu tím, đỏ, đen,…
  • Không ăn những thực phẩm có màu đỏ, nâu, đen. Những màu này khiến phân người bệnh bị nhuộm màu khiến chúng ta khó nhận biết khi phân bị lẫn máu trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa.
  • Không ăn trứng khi bị sốt xuất huyết vì nó sẽ sinh một lượng nhiệt lớn tích trữ trong cơ thể, làm tăng thân nhiệt mà không thể phát ra ngoài.
  • Không uống cà phê, trà đặc, uống rượu, hút thuốc,… Những thứ này có chứa caffeine khiến não bị kích thích, huyết áp tăng, tim đập nhanh, cơ thể trở nên mệt mỏi hơn. Trà đặc cũng làm giảm tác dụng của một số thuốc hạ sốt. Một số chất trong trà cũng có tác dụng làm tăng nhiệt độ của cơ thể, khiến tình trạng sốt trở nên trầm trọng hơn.
  • Không ăn ăn đồ ngọt. Đường quá nhiều khiến những tế bào bạch cầu hoạt động chậm chạp, khả năng diệt khuẩn yếu và bệnh sốt xuất huyết càng lâu khỏi.
  • Không ăn đồ nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng. Nó có thể khiến bệnh nhân bị đầy bụng, ì mạch, mệt mỏi,…

Dấu hiệu khi đã khỏi sốt xuất huyết

Để chắc chắn hơn với việc bị sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi thì bạn có thể tham khảo các dấu hiệu khỏi bệnh. Khi đã trải qua 3 giai đoạn của bệnh thì người bệnh sẽ xuất hiện một số dấu hiệu như sau:

Những nốt phát ban sẽ mờ dần khi bạn khỏi bệnh
Những nốt phát ban mờ dần
  • Cơ thể đỡ mệt mỏi: Trong giai đoạn đầu người bệnh sẽ sốt cao kéo dài 2 – 3 ngày, sau đó bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất. Giai đoạn này dù không còn sốt cao nhưng cơ thể sẽ rất mệt mỏi. Hãy tính xem khi bạn mắc bệnh được khoảng 1 tuần, cơ thể nếu bớt mệt rõ rệt đi kèm cảm giác ăn ngon miệng, ăn khỏe hơn tức là bạn đang dần hồi phục, sắp khỏi bệnh.
  • Đi ngoài nhiều hơn: Sốt xuất huyết sẽ khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng. Nếu bạn để ý sẽ thấy bản thân gần như không buồn đi tiểu kể từ khi phát sốt. Sau 5 – 7 ngày chữa trị, bệnh nhân sẽ dần lấy lại cảm giác buồn đi tiểu, đi tiểu nhiều hơn.
  • Không xuất hiện thêm các nốt phát ban mới: Kể từ khi sốt, các nốt xuất huyết dưới da bắt đầu xuất hiện. Nó sẽ sẽ liên tục xuất hiện và ngày càng nhiều hơn, dày đặc trên da khiến cho người bệnh ngứa ngáy trong 3-4 ngày.
  • Các nốt xuất huyết mờ dần: Các nốt xuất huyết mờ dần, cảm giác ngứa cũng thuyên giảm. Khi thấy dấu hiệu này tức là bạn sắp khỏi bệnh.

Khỏi sốt xuất huyết bao lâu thì được tắm?

Khi bị mắc sốt xuất huyết nói riêng và sốt nói chung cơ thể cần tránh bị nhiễm lạnh. Người mắc sốt xuất huyết nên hạn chế việc tắm vì nó có thể làm cơ thể bị nhiễm lạnh, khiến tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng.

Trong những ngày đầu mới phát bệnh, bệnh nhân bị sốt cao không nên tắm. Nhưng ở giai đoạn hết sốt, người bệnh thường có tâm lý chủ quan hơn. Tuy nhiên đây mới là giai đoạn nguy hiểm nhất do tiểu cầu giảm và có các rối loạn về vận mạch khiến cho bệnh nhân dễ bị choáng, ngất. Nếu khi tắm xảy ra những va chạm hoặc làm chảy máu sẽ rất khó cầm, khiến cho bệnh trở nặng.

Người mắc bệnh Không tắm nước lạnh
Hạn chế tắm, không tắm bằng nước lạnh

Do đó, trong thời gian bị sốt xuất huyết, nên hạn chế việc tắm gội vì sẽ làm cho thành mạch giãn mạnh, khiến tình trạng xuất huyết trở nên trầm trọng hơn. Tốt nhất là chỉ nên dùng khăn ấm lau người. Trong trường hợp bất khả kháng phải tắm, thì nên tắm bằng nước ấm, kỳ cọ nhẹ nhàng. Tuyệt đối không được tắm gội bằng nước lạnh vì sẽ làm mạch ngoài da co lại, còn mạch nội tạng giãn ra, dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho nghi vấn sốt xuất huyết bao lâu thì khỏi. Vì căn bệnh này rất nguy hiểm, có diễn tiến phức tạp nên bạn cần lưu ý, chăm sóc người bệnh tỉ mỉ. Nếu có triệu chứng khác thường nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tiến hành tốt các công việc phòng chống muỗi tại khu vực sinh sống để hạn chế bị sốt xuất huyết nhé.

>>>> Tìm hiểu thêm bài viết: Cách nhận biết sốt xuất huyết tại nhà ở trẻ em và người lớn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *