Theo quan điểm dân gian, trúng gió có nghĩa là bị “gió độc” xâm nhập vào cơ thể. Theo y học phương Tây thì trúng gió chính là cảm mạo hay cảm lạnh. Khi bị trúng gió, nhẹ thì khiến cơ thể mệt mỏi nhưng nặng có thể gây méo miệng, liệt mặt, tai biến,… Cùng chúng tôi nhận diện đúng biểu hiện trúng gió để biết bị trúng gió nên làm gì qua những chia sẻ ngay sau đây nhé.

Trúng gió là gì?

Trúng gió là một thuật ngữ ở trong Đông y. Nó là tên gọi của nhóm bệnh thời khí do có sự thay đổi thời tiết. Còn trong Tây y, trúng gió có tên gọi là cảm mạo hay cảm lạnh, thường gặp trong mùa lạnh.

Trường hợp bị trúng gió người bị bệnh nên làm gì
Bị trúng gió nên làm gì?

Hiểu đơn giản thì tình trạng trúng gió xuất hiện khi có sự tác động đột ngột của những yếu tố thời tiết như sương, gió, mưa, nắng,… làm cho khí lạnh thông qua lỗ chân lông và hệ hô hấp xâm nhập vào cơ thể, khiến cho cơ thể bị mất khả năng kiểm soát – điều hòa thân nhiệt, mất khả năng tiết mồ hôi từ đó sinh ra hiện tượng cảm.

Trúng gió là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu biết bị trúng gió nên làm gì thì sau vài ngày cơ thể bạn sẽ khỏe mạnh trở lại. Ngược lại, nếu để bệnh diễn biến âm thầm có thể gây ảnh hưởng đến những bộ phận khác trên cơ thể.

Nguyên nhân bị trúng gió

Thời tiết thay đổi thất thường người mắc bệnh dễ bị trúng gió
Thời tiết thay đổi thất thường dễ gây trúng gió

Nhóm người già, trẻ nhỏ và những người đang bị ốm, đang điều trị bệnh là những đối tượng dễ bị trúng gió. Đặc biệt, những người có tiền sử bệnh tăng huyết áp, hạ đường huyết sẽ dễ trúng gió hơn.

Nguyên nhân gây ra tình trạng trúng gió là do thời tiết thay đổi đột ngột, mưa, nắng, gió, sương lạnh thay đổi thất thường làm cho cơ thể không kịp thích ứng. Từ đó nguồn không khí lạnh xâm nhập vào trong cơ thể qua lỗ chân lông và đường hô hấp khiến chúng ta bị trúng gió.

Thời điểm thời tiết thay đổi thất thường từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng hay thời điểm giao mùa dễ khiến bạn bị trúng gió nhất.

Biểu hiện khi bị trúng gió

Người mắc bệnh thường nhức đầu, chóng mặt, ...
Trúng gió thường gây nhức đầu, chóng mặt, nôn mửa,…

Trong thời điểm giao mùa, khi nhiệt độ thay đổi nhanh, mưa bão, gió lạnh hay áp thấp nhiệt đới tác động đột ngột vào cơ thể con người qua đường hô hấp hoặc lỗ chân lông sẽ dẫn đến tình trạng bị trúng gió.

  • Người bị trúng gió thường giống với cảm lạnh, có các triệu chứng như:
  • Ớn lạnh tại sống lưng, đau vai gáy.
  • Trúng gió méo miệng: những người bị trúng gió thường méo miệng, mắt chỉ lộ lòng trắng (do liệt cơ khép vòng mi khiến cho nhãn cầu bị đẩy lên), mắt không nhắm được, miệng và nhân trung thì méo về phía bên lành, chảy nước mắt, nước miếng và nói cười khó khăn.
  • Hắt hơi và sổ mũi.
  • Chóng mặt, nhức đầu.
  • Nôn mửa.
  • Nặng hơn có thể bị vẹo cổ, liệt dây thần kinh số VII ngoại vi, đau thắt lưng cấp thậm chí là liệt nửa người gây nguy hiểm tới tính mạng.

Hình ảnh minh họa của dây thần kinh số VII
Minh họa cho dây thần kinh số VII

Bị trúng gió nên làm gì?

Trúng gió là hiện tượng không hiếm, xảy ra đột ngột và không thể tránh hay lường trước được. Biểu hiện khi trúng gió của mỗi người sẽ nặng nhẹ khác nhau, có những trường hợp bị nhẹ thì sẽ tự khỏi vào vài ngày sau đó. Nhưng có trường hợp nặng nếu như bạn không xử trí kịp thời và đúng cách sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm đến các bộ phận trong cơ thể. Vậy khi bị trúng gió nên làm gì?

Bị trúng gió nên làm gì trong Đông y?

Để xử lý tình trạng trúng gió, trong Đông y thường áp dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như hút giác, cạo gió,… Tuy nhiên, phương pháp giác hơi và cạo gió không nên áp dụng đối với thai phụ.

Người mắc bệnh cần ăn Cháo tía tô
Cháo tía tô

Bị trúng gió nên uống gì? Người bị trúng gió nên được làm ấm cơ thể bằng cách uống trà gừng hoặc là nước ấm pha gừng tươi giã nát. Phần lòng bàn chân cũng cần được giữ ấm bằng cách thoa dầu nóng rồi tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng.

Trúng gió nên ăn gì? Khi người bệnh trúng gió đã tỉnh táo trở lại thì nên ăn cháo tía tô hoặc là cháo hành nóng để làm ấm cơ thể.  Theo y học cổ truyền, tía tô có tính ấm, vị cay, lợi vào kinh tỳ, phế. Có tác dụng phát tán phong hàn, giải uất, giải độc,… Hành lá có vị cay, tính nóng, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông khí.

Trường hợp bị trúng gió nặng đến bất tỉnh thì cần bấm vào huyệt nhân trung để cho người bệnh tỉnh lại. Người bệnh cần được đặt nằm trong tư thế đầu thấp hơn chân để cho máu được dồn về não, phần đầu nằm nghiêng sang một bên để tránh tình trạng hít phải chất nôn vào phổi hoặc là bị tụt lưỡi, đắp chăn ấm và để nằm ở nơi kín gió.

Nếu đã xử lý theo những cách này mà các biểu hiện trúng gió không có sự thuyên giảm, người bệnh vẫn khó thở, lờ đờ hay không tỉnh lại thì cần phải đưa đến cơ sở y tế ngay.

Bị trúng gió nên làm gì trong Tây y?

Người mắc bệnh cần uống thuốc cho phù hợp
Uống thuốc phù hợp

Tình trạng trúng gió theo Tây y thì chính là bị cảm. Cho nên, để điều trị thì chúng ta sẽ dựa trên các triệu chứng của người bệnh để dùng thuốc phù hợp. Một số thuốc được dùng cho trúng gió tùy trường hợp như thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc kháng histamin,… hoặc bổ sung thêm vitamin C để giúp tăng đề kháng (nếu cần).

Các biện pháp phòng và tránh bị trúng gió

Sự kết hợp của việc luyện tập thể chất, thể thao cùng bổ sung khoáng chất và các chất dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường đề kháng là cách sseer giảm thiểu nguy cơ bị trúng gió rất hiệu quả. Ngoài ra, để tránh bị trúng gió thì mỗi người cũng cần lưu ý:

  • Giữ ấm phần đầu, cổ và tai khi thời tiết chuyển lạnh. Tránh đi ra ngoài vào sáng sớm hoặc đêm muộn để tránh bị gió lạnh cũng như sương giá “tấn công”.
  • Ngay sau khi tắm xong bạn cần lau khô và giữ ấm cơ thể. Ngồi phòng kín sau khi tắm để tránh nhiệt độ quá lạnh hoặc gió lớn vì lúc này cơ thể sẽ rất dễ bị sốc nhiệt.

Cần Giữ ấm cho cơ thể vào mỗi mùa đông
Giữ ấm cho cơ thể
  • Cố gắng tránh tắm nước quá lạnh, tắm vào buổi khuya hay sau khi uống rượu bia. Nó dễ dẫn đến cảm lạnh thậm chí là đột quỵ.
  • Nằm ngủ ở những nơi kín gió để không bị gió lạnh lùa.
  • Vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy bạn không nên ra khỏi giường ngay mà cần nằm thêm một lúc để cho cơ thể dần chuyển sang giai đoạn tỉnh táo, thích nghi được với điều kiện nhiệt độ mới. Nếu bạn bật dậy ngay khi đồng hồ báo thức kêu có thể sẽ bị trúng gió, nhức đầu hoặc chóng mặt,…
  • Nếu phải di chuyển từ nơi có mức nhiệt độ thấp sang nơi có nhiệt độ cao, ánh sáng gắt thì trước đó hãy đứng gần cửa, ranh giới giữa hai khu vực để cho cơ thể làm quen, thích nghi dần với sự thay đổi nhiệt độ rồi mới bước ra bên ngoài để tránh cơ thể bị sốc nhiệt.
  • Tránh không cho hơi lạnh từ điều hòa, máy lạnh thổi trực tiếp vào gáy.
  • Sau khi tắm bạn nên tập một số động tác vận động nhẹ nhàng ở vùng cổ, vai và gáy để giúp lưu thông tuần hoàn máu.
  • Hiện tượng trúng gió thường hay gặp tại thời điểm giao mùa hoặc thời tiết thay đổi. Người có sức đề kháng kém sẽ dễ bị trúng gió hơn người có sức khỏe tốt. Do đó, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ để tăng đề kháng cho cơ thể giúp phòng ngừa nguy cơ bị trúng gió.
  • Giữ ấm bàn chân, đi tất, giầy, quàng khăn, đội mũ kín khi ra ngoài vào mùa đông để cho gió không lùa vào được.

Vào mùa đông cần phải đi tất
Nên đi tất khi đông về

Phân biệt trúng gió với tai biến/đột quỵ

Như những thông tin ở trên, trúng gió thường xảy ra khi giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, mưa nắng thất thường,… tác động vào cơ thể một cách đột ngột. Nguyên nhân gây ra trúng gió chính là do hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động quá nhiều, mạch máu giãn nở ra, tim đập chậm lại, áp huyết hạ xuống.

Trong khi đó, đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là sự ngưng trệ đột ngột dòng máu cấp lên não bộ hoặc khu trung ương thần kinh. Trường hợp mà dòng máu đột ngột tắc do tác động của mạch máu não, được gọi là đột quỵ do nhồi máu não. Còn đột quỵ do chảy máu não khi những mạch máu não bị vỡ, thì được gọi là xuất huyết não.

Trúng gió biểu hiện chủ yếu là mệt mỏi, ớn lạnh, chóng mặt, đau nhức cơ thể, thậm chí bị ngất xỉu, méo mặt (liệt dây thần kinh ngoại biên),… Nó không có các dấu hiệu rối loạn thực thể, rối loạn vận động hoặc ngôn ngữ, không gây liệt.

Đột quỵ não cũng có một số biến chứng như gây liệt, khó nói, mất cảm giác, giảm thị lực, mất thăng bằng,… Mức độ nặng nhẹ sẽ phụ thuộc vào phần nào của não bị tổn thương, bị tổn thương ở mức độ nào. Chúng ta có thể phân biệt người bệnh bị trúng gió hoặc đột quỵ theo những mẹo sau:

Cần gọi ngay cấp cứu khi người bệnh có dấu hiệu của đột quỵ
Gọi cấp cứu ngay khi người bệnh có dấu hiệu đột quỵ
  • Cười: Yêu cầu người bệnh cười mỉm, nếu không thể cười mỉm thì bệnh nhân bị đột quỵ
  • Nói: Hỏi người bệnh một vài câu đơn giản, người bệnh nói không tròn tiếng hoặc là không nói được thì có nghĩa là bị đột quỵ.
  • Giơ 2 tay: Yêu cầu người bệnh giơ cả hay tay lên, nếu bị đột quỵ thì sẽ không thể nâng cả hai cánh tay do bị yếu hoặc là liệt 1 bên.

Người đang khỏe mạnh nếu đột nhiên ngã nằm xuống, sờ người thấy bị nóng sốt thì có thể bị trúng gió. Còn nếu sờ thấy bình thường hoặc lạnh thì nên nghĩ đến đột quỵ.

Khi đã xác định bệnh nhân bị đột quỵ thì cần lập tức gọi cấp cứu, giữ cho bệnh nhân nằm yên, đầu hơi nâng lên và tiến hành các biện pháp khai thông đường thở. Tuyệt đối không xoa dầu, cạo gió hay di chuyển nạn nhân. Kiểm tra và ghi nhớ các triệu chứng ban đầu để thông báo với bác sĩ.

Lưu ý: Bệnh nhân đột quỵ não cần phải được cấp cứu kịp thời trong vòng 6 tiếng đầu (6 giờ vàng). Nếu cấp cứu quá muộn có thể gây ra những di chứng nặng nề, thậm chí gây tử vong.

Trên đây là những thông tin giải đáp nghi vấn trúng gió nên làm gì. Nhiều người thường nhầm tình trạng trúng gió với đột quỵ nên mọi người cần hết sức lưu ý nhé. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với quý vị.

>>>> Xem thêm bài viết: Cách nhận biết sốt xuất huyết tại nhà ở trẻ em và người lớn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *