Đảo ngữ là gì? Đây là phần kiến thức quan trọng trong chương trình Ngữ văn phổ thông. Tuy nhiên, nhiều người còn chưa hiểu rõ đảo ngữ có nghĩa là gì? Sử dụng như thế nào? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng vội bỏ qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!
Đảo ngữ là gì?
Trong tiếng Việt, phép đảo ngữ là gì là hiện tượng đảo ngược vị trí động từ hoặc trợ động từ lên trước chủ ngữ. Hình thức tu từ này có đặc điểm thay đổi vị trí thông thường của một từ, cụm từ trong câu nhưng vẫn giữ được quan hệ cú pháp vốn có. Sự thay đổi này chỉ mang dụng ý nghệ thuật, nhằm tăng tính gợi hình và gợi cảm cho cách diễn đạt.
Khi sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, các thành phần trong câu được xếp theo một trật tự khác so với trật tự thông thường. Điều này không chỉ tạo ra hiệu ứng ngữ âm, mang lại sự mới mẻ cho câu mà còn có tác dụng như:
- Tăng tính nhấn mạnh: Bằng cách đặt từ hoặc cụm từ quan trọng lên đầu câu, biện pháp tu từ đảo ngữ giúp tăng tính nhấn mạnh và làm nổi bật ý muốn truyền đạt.
- Rõ ràng hóa thông điệp: Khi sử dụng biện pháp đảo ngữ, người viết có thể sắp xếp lại các thành phần trong câu theo cách tốt nhất để truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và dễ hiểu.
- Tạo sự thú vị và sáng tạo: Biện pháp tu từ đảo ngữ làm thay đổi trật tự thông thường của câu, tạo ra sự đặc biệt và thu hút người đọc. Điều này mang lại sự thú vị và sáng tạo cho câu thơ, lời văn.
Phân loại phương pháp đảo ngữ
Biện pháp đảo ngữ khá đa dạng, chúng ta có thể phân loại đảo ngữ thành hai loại chính như sau:
Đảo các thành phần trong câu
Đảo ngữ các thành phần trong câu có nghĩa là thay đổi vị trí các thành phần của câu, tạo ra sự khác biệt trong cách sử dụng ngôn ngữ. Ngoài ra, còn có nhiều cách khác để đảo ngữ các thành phần trong câu. Ví dụ như đảo ngữ thứ tự giữa các tính từ trong câu để tạo ra hiệu ứng nghệ thuật, hoặc đảo ngữ trật tự giữa các động từ để gợi hình ảnh sống động cho người đọc hoặc người nghe.
Đảo ngữ các thành tố cụm từ
Đảo ngữ các thành tố cụm từ cũng là một trong những phương pháp thường được sử dụng để tạo ra hiệu ứng đảo ngữ. Điều này không chỉ tạo ra sự khác biệt mà còn giúp cho người đọc hay người nghe dễ dàng hình dung ra cảnh vật được miêu tả trong câu văn, lời thơ. Ví dụ, thay vì nói là “đồi nương biếc”, bạn có thể đảo ngữ các thành tố thành “biếc đồi nương”.
Bên cạnh đó còn rất nhiều cách khác để thực hiện đảo ngữ các thành tố cụm từ. Chẳng hạn như đảo ngược trật tự giữa các cụm danh từ để tạo ra sự khác biệt trong ngôn ngữ, hoặc đảo thứ tự giữa các cụm động từ để tạo ra hiệu ứng nghệ thuật độc đáo trong câu văn.
Đảo ngữ là gì cho ví dụ
Biện pháp đảo ngữ là kiến thức tiếng Việt phức tạp, dễ bị nhầm lẫn khi phân tích cấu trúc câu đảo cũng như vai trò của phép đảo trong ý thơ, lời văn. Vì vậy cần phải hiểu rõ bản chất mới có thể dễ dàng vận dụng vào các bài tập, bài kiểm tra trên lớp. Dưới đây là những ví dụ về đảo ngữ mà các bạn có thể tham khảo:
Ví dụ 1
“Chất trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay”
(Hành trình của bầy ong – Nguyễn Đức Mậu)
=> Ở câu thơ thứ hai, theo cấu trúc ngữ pháp thông thường sẽ là “Thay những con đường ong bay lặng thầm”. Thế nhưng nhà thơ vị ngữ “lặng thầm” đã được nhà thơ đảo lên vị trí đầu câu, đứng trước chủ ngữ. Góp phần nhấn mạnh sự lao động thầm lặng, không biết mệt mỏi của bầy ong. Nhờ việc sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, mạch thơ trở nên trôi chảy hơn, tăng tính gợi hình.
Ví dụ 3
“Lao xao chợ cá làng ngư phủ
Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”
(Cảnh ngày hè – Nguyễn Trãi)
Trong hai câu thơ, nghệ thuật đảo ngữ được thể hiện ở việc các cụm từ “lao xao”, “dắng dỏi” được đưa lên đầu câu. Cách đưa vị ngữ lên đầu câu như vậy có tác dụng làm nổi bật ấn tượng về âm thanh của một cuộc sống đang sinh sôi. Hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động.
Ví dụ 2
“Lom khom dưới núi, tiều vài chú
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”
(Qua đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)
=> Nếu viết theo đúng cấu trúc ngữ pháp thông thường, hai câu thơ trên sẽ là “Vài chú tiều lom khom dưới núi” và “Bên sông lác đác chợ mấy nhà”. Tuy nhiên trong bài thơ thi nhân đã đảo các tính từ “lom khom”, “lác đác” ở vị trí vị ngữ lên đầu câu nhằm nhấn mạnh dáng vẻ nhỏ bé, cảnh vật hiu quạnh giữa không gian núi rừng bao la. Từ đó thể hiện tâm trạng cô đơn, cô quạnh được giấu kín trong tâm hồn của tác giả.
Ví dụ 4
“Dừng chân nghỉ lại Nha Trang
Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời.
Xanh xanh mặt biển da trời,
Cảnh sao quyến rũ lòng người khó quên.”
(Nha Trang – Sóng Hồng)
Trong đoạn thơ trên, phép đảo ngữ được các từ được dùng lần lượt với từ “hiu hiu” và “xanh xanh”. “Hiu hiu” gợi mức độ nhẹ nhàng của cơn gió, cảm giác dễ chịu, thư thái trong cảnh vật và trong chính cảm xúc của tác giả. “Xanh xanh” gợi màu sắc của biển trời và cảm xúc có phần bất ngờ của tác giả trước cảnh đất trời tươi đẹp. Như vậy, cả hai từ này đều có tác dụng làm tăng tính gợi hình cho ý thơ, khiến người đọc hình dung ra khung cảnh thiên nhiên nên thơ, trữ tình.
Ví dụ 5
“Em ạ, Cuba ngọt lịm đường
Mía xanh đồng bãi, biếc đồi nương
Cam ngon, xoài ngọt vàng nông trại
Ong lạc đường hoa, rộn bốn phương…”
(Đẹp tươi Cuba – Tố Hữu)
Việc sử dụng phép đảo ngữ giúp lời thơ giàu tính gợi hình, biểu cảm hơn. Nhờ đó tác giả đã làm nổi bật những đặc điểm của cỏ cây, hoa trái đất nước Cu-ba bằng cách đưa những tính từ “ngọt lịm”, “cam ngon”, “xoài ngọt”… lên đầu câu thay vì để ở vị trí cuối câu như cách diễn đạt thông thường. Đây là cách sắp xếp câu từ đầy thông minh, khéo léo và sáng tạo của bậc thi nhân.
Phía trên là một số chia sẻ của chúng tôi về đảo ngữ là gì cũng như những ví dụ về biện pháp tu từ này. Có thể thấy rằng việc áp dụng phép đảo ngữ đã giúp cho những câu thơ trở nên đặc sắc, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc, người nghe. Điều này chỉ ra được sự khéo léo, tài năng của tác giả trong việc sáng tác và sử dụng ngôn ngữ để tạo ra những tác phẩm văn chương đẹp và tinh tế.
>>> Xem thêm bài viết: Tiết diện là gì? Tiết diện dây dẫn điện là gì? Công thức tính tiết diện dây dẫn điện