Hành vi xâm phạm vào quyền sở hữu trí tuệ ngày càng phổ biến. Nó ảnh hưởng lớn tới quyền lợi của người sở hữu trí tuệ. Vậy bạn có biết sở hữu trí tuệ là gì hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về quyền sở hữu trí tuệ qua những chia sẻ ngay sau đây nhé.
Sở hữu trí tuệ là gì?
Chúng ta hẳn đã nghe đến sở hữu trí tuệ nhiều, nhưng không phải ai cũng biết sở hữu trí tuệ là gì. Sở hữu trí tuệ có tên gọi tiếng Anh là intellectual property, đây một mô tả phân loại rộng rãi cho tập hợp tài sản vô hình được sở hữu và bảo vệ hợp pháp bởi một công ty, cá nhân khỏi việc sử dụng bên ngoài mà không có sự đồng ý. Tài sản vô hình là tài sản phi vật chất mà một đơn vị hoặc cá nhân sở hữu.
Điều này có nghĩa là chúng không thể được tổ chức và không nhất thiết phải có sự hiện diện vật lý. Những tài sản này có nhiều loại, được tạo ra bằng trí tuệ của con người.
Theo WIPO (World Intellectual Property Organization – Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới), sở hữu trí tuệ đề cập đến các sáng tạo của trí óc như các phát minh; tác phẩm văn học, nghệ thuật; thiết kế và các biểu tượng, tên gọi, hình ảnh được sử dụng trong thương mại.
Sau khi đã biết sở hữu trí tuệ là gì thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quyền sở hữu trí tuệ là gì? Quyền sở hữu trí tuệ chính là quyền sở hữu đối với những sản phẩm/tác phẩm trí tuệ nói trên.
Định nghĩa đầy đủ thì quyền sở hữu trí tuệ chính là quyền sở hữu đối với kết quả của hoạt động sáng tạo của con người. Quyền sở hữu trí tuệ này bao gồm quyền tác giả với những tác phẩm văn học nghệ thuật, tác phẩm khoa học kĩ thuật; quyền đối với những đối tượng sở hữu công nghiệp.
Sau khi đã biết quyền sở hữu trí tuệ là gì thì chúng ta cần tìm hiểu xem luật sở hữu trí tuệ là gì? Đây là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm mục đích bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho cá nhân, tổ chức sáng tạo ra những sản phẩm trí tuệ. Luật sở hữu trí tuệ sẽ quy định về các quyền sở hữu trí tuệ từ quyền tác giả, quyền với giống cây trồng, quyền sở hữu công nghiệp,… việc bảo hộ các quyền đó cùng các chế tài đối với những hành vi xâm phạm tới quyền sở hữu trí tuệ.
Các loại sở hữu trí tuệ là gì?
Theo WIPO, sở hữu trí tuệ có thể bao gồm nhiều loại tài sản vô hình và một số loại phổ biến nhất được liệt kê dưới đây.
Bằng sáng chế
Bằng sáng chế là quyền độc quyền được cấp cho một phát minh. Nói chung, bằng sáng chế sẽ cung cấp cho chủ sở hữu bằng sáng chế quyền quyết định về cách thức hoặc liệu người khác có thể sử dụng sáng chế đó hay không. Để đổi lấy quyền này, chủ sở hữu bằng sáng chế sẽ công bố thông tin kỹ thuật về sáng chế trong tài liệu sáng chế đã được công bố.
Theo Điều 93 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi Khoản 29, trong Điều 1 của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 thì thời gian bảo hộ của các văn bằng sáng chế là 20 năm kể từ ngày nộp đơn và sẽ không được gia hạn thêm thời gian bảo hộ cho bằng độc quyền sáng chế
Bản quyền
Bản quyền là một thuật ngữ pháp lý dùng để mô tả các quyền mà người sáng tạo có đối với những tác phẩm văn học, nghệ thuật của họ. Các tác phẩm được bảo vệ bản quyền bao gồm sách, âm nhạc, tranh vẽ, điêu khắc và phim ảnh đến các chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật.
Bản quyền cũng nêu rõ rằng người sáng tạo ban đầu có thể cấp phép cho bất kỳ ai thông qua thỏa thuận cấp phép để sử dụng tác phẩm.
Thời gian bảo hộ quyền tác giả có nhiều mốc thời gian khác nhau tùy loại hình, cụ thể như:
- Với tác phẩm di cảo: thời hạn bảo hộ quyền tác giả là 50 năm tính từ ngày đầu tiên mà tác phẩm được công bố.
- Với tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh, điện ảnh, các tác phẩm khuyết danh: thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ là 75 năm kể từ khi tác phẩm công bố lần đầu. Đối với những tác phẩm chưa được công bố trong thời gian là 25 năm kể từ khi tác phẩm được hình thành thì có thời hạn bảo hộ là 100 năm.
- Những loại hình tác còn lại (văn học – nghệ thuật): thời hạn bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời.
- Các tác phẩm không thuộc các loại hình trên thì có thời hạn bảo hộ suốt cuộc đời của tác giả và 50 năm sau khi tác giả mất. Trường hợp tác phẩm đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ sẽ chấm dứt vào năm thứ 50 sau khi đồng tác giả cuối cùng mất.
Nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác. Nhãn hiệu được gán độc quyền cho một công ty, nghĩa là công ty đó sở hữu nhãn hiệu đó để không người khác nào có thể sử dụng hoặc sao chép nhãn hiệu đó. Nhãn hiệu thường gắn liền với thương hiệu của một công ty.
Thời hạn bảo hộ sở hữu trí tuệ của nhãn hiệu là 10 năm. Chủ sở hữu của nhãn hiệu có thể xin gia hạn bảo hộ nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm và nhãn hiệu có thể được bảo hộ mãi mãi nếu gia hạn đúng hạn.
Kiểu dáng công nghiệp
Kiểu dáng công nghiệp là khía cạnh trang trí, thẩm mỹ của một sản phẩm. Kiểu dáng có thể bao gồm các đặc điểm ba chiều, chẳng hạn như hình dạng hoặc bề mặt của sản phẩm hoặc các đặc điểm hai chiều, chẳng hạn như hoa văn, đường nét hoặc màu sắc.
Chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ là dấu hiệu dùng trên hàng hóa có nguồn gốc địa lý cụ thể và có chất lượng, danh tiếng hoặc đặc tính cơ bản gắn liền với nơi xuất xứ đó. Thông thường nhất, chỉ dẫn địa lý bao gồm tên nơi xuất xứ của hàng hóa.
Bí mật thương mại
Bí mật thương mại là quyền sở hữu trí tuệ đối với thông tin bí mật có thể được bán hoặc cấp phép. Việc người khác thu thập, sử dụng hay tiết lộ trái phép thông tin bí mật đó theo cách trái với các hoạt động thương mại trung thực của người khác được coi là hành vi không công bằng và vi phạm quyền bảo vệ bí mật thương mại.
Vi phạm sở hữu trí tuệ là gì?
Mặc dù có quyền sở hữu trí tuệ nhưng tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ không phải là hiếm. Vậy vi phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì?
- Vi phạm bằng sáng chế xảy ra khi một cá nhân hoặc công ty khác sử dụng bằng sáng chế được bảo vệ hợp pháp mà không được phép.
- Vi phạm bản quyền xảy ra khi một bên trái phép tạo lại tất cả hoặc một phần của tác phẩm gốc như tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc hay tiểu thuyết. Nội dung trùng lặp không nhất thiết phải là bản sao chính xác của bản gốc để đủ điều kiện là vi phạm.
- Vi phạm nhãn hiệu xảy ra khi có một bên không được ủy quyền sử dụng nhãn hiệu đã được cấp phép hoặc dùng nhãn hiệu giống với nhãn hiệu đã được cấp phép.
- Bí mật thương mại thường được bảo vệ bởi NDA (Non Disclosure Agreement – thỏa thuận bảo mật thông tin). Khi một bên tham gia vào thỏa thuận tiết lộ toàn bộ hoặc tiết lộ một phần bí mật kinh doanh cho các bên không liên quan thì họ đã vi phạm thỏa thuận và xâm phạm bí mật thương mại đó.
Tại sao cần bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ?
Sau khi đã biết sở hữu trí tuệ là gì thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là rất cần thiết. Vì:
- Các nhà phát minh, tác giả được độc quyền sử dụng tài sản trí tuệ của mình vì lợi ích của họ – cả về mặt sử dụng cũng như lợi ích tiền tệ. Nhà phát minh có thể quyết định giá của phát minh, các kênh tiếp thị và phân phối cũng như vô số cách để tạo ra lợi nhuận và thu được lợi tức đầu tư cao.
- Hơn nữa, việc nộp đơn đăng ký sở hữu trí tuệ cho phép nhà phát minh, tác giả cấm người khác kiếm được lợi ích từ những sáng tạo của họ.
- Nếu một đối thủ cạnh tranh vi phạm luật sở hữu trí tuệ thì người được bảo hộ có thể thực hiện quyền khởi kiện ra tòa chống lại bên đang cố gắng thu lợi từ sáng chế của họ. Nếu bị kết tội, tòa án có thể trao bồi thường tổn thất cho nhà phát minh.
Thực tế cho thấy, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là rất quan trọng để thúc đẩy sự đổi mới. Nếu không có sự bảo vệ ý tưởng, các doanh nghiệp và cá nhân sẽ không thu được lợi ích đầy đủ từ các phát minh, sáng chế của mình. Từ đó sẽ ít tập trung hơn vào nghiên cứu và phát triển. Tương tự như vậy, các nghệ sĩ sẽ không được đền bù đầy đủ cho những sáng tạo của họ và kết quả là sức sống văn hóa sẽ bị ảnh hưởng.
Trên đây là những thông tin tổng hợp về sở hữu trí tuệ là gì. Hy vọng những chia sẻ trên đây có thể hữu ích đối với quý độc giả. Sở hữu trí tuệ là một loại tài sản vô hình, do đó hãy đăng ký bảo hộ để được bảo vệ cũng như nên tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác nhé.
Nguồn tham khảo từ WIPO, Investopedia, WTO
>>> Xem thêm bài viết: 0365 là mạng gì? Giải mã ý nghĩa phong thủy của đầu số 0365