Con người có các giác quan giúp chúng ta có thể nhận biết được thế giới bên ngoài. Trong số 5 giác quan thì xúc giác được xem là giác quan phát triển đầu tiên và được cảm nhận ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể (tùy từng vị trí mà độ nhạy cảm cũng khác nhau). Để tìm hiểu xúc giác là gì và các giác quan khác trên cơ thể, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Xúc giác là giác quan như thế nào?

Theo Wikipedia, xúc giác là một giác quan được phát triển sớm nhất, nó được cảm nhận trên toàn cơ thể. Các dây thần kinh sẽ phát hiện sự va chạm và chuyển thông tin của chúng đến não bộ một cách vô cùng nhanh chóng.

Xúc giác là gì?
Xúc giác là gì?

Da chính là cơ quan cảm giác chính của xúc giác và nhìn có vẻ đơn giản nhưng nó lại phức tạp hơn nhiều lần so với tưởng tượng của bạn. Các dây thần kinh phía dưới da bao gồm các tế bào thần kinh chuyên biệt cho các cảm giác khác nhau và chúng sẽ gửi thông tin đến não về các vị trí của cơ thể.

Xúc giác rất nhạy bén và người xưa đã khẳng định điều này, người ta thường dùng các đầu ngón tay để có thể bắt mạch và chẩn bệnh. Ngoài ra, những người khiếm thị cũng có thể dùng xúc giác để nhận biết và đọc được chữ nổi.

Cấu tạo của xúc giác là gì?

Xúc giác là một giác quan được hình thành từ mạng lưới đầu dây thần kinh cảm giác phía dưới da (giữa biểu bì và hạ bì). Chúng có nhiệm vụ là tiếp nhận và kết nối với các trục thần kinh. Các tế bào xúc giác được trải rộng khắp cơ thể.

Xúc giác được hình thành và ghi nhận bởi hệ thống dây thần kinh cảm giác. Hệ thống các dây thần kinh cảm giác này vô cùng nhạy bén và dày đặc nên chỉ cần một tác động nhẹ lên da là chúng ta đều có thể cảm nhận được rõ rệt.

Bàn tay tập trung nhiều dây thần kinh để cảm nhận tốt hơn
Bàn tay tập trung nhiều dây thần kinh để cảm nhận tốt hơn

Các bộ phận như môi, lưỡi, chân, ngón tay, lòng bàn tay,… có mật thần kinh cảm giác lớn để chúng ta có thể cảm nhận được nhiều cảm giác nhất. Bạn có thể nhanh chóng xác định được thứ gì đó đang chạm vào da của mình. Ngoài ra, da cũng giúp bạn có thể cảm nhận nhiệt độ của vật đó, mỗi phần da tại các vị trí sẽ có những phát hiện khác nhau về vật được chạm.

Vai trò của xúc giác với cơ thể là gì?

Xúc giác giúp chúng ta có thể cảm nhận các kích thích, tác động từ da. Thông qua các hoạt động như cầm, nắm, sờ, chạm,… chúng ta có thể phần nào biết được hình dạng, chất liệu, nhiệt độ,… của một vật nào đó.

Xúc giác ở một người bình thường sẽ mang lại những cảm nhận về trạng thái, cấu tạo, nhiệt độ hay đoán được trọng lượng,… của vật. Từ các tín hiệu của xúc giác gửi mà não bộ sẽ đánh giá được các cơ quan khác của cơ thể có đang hoạt động bình thường, ổn định hay không.

Xúc giác đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhận biết thế giới
Xúc giác đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhận biết thế giới

Nếu như việc cảm nhận của bạn không rõ ràng, không hoạt động như bình thường thì có thể bạn đang gặp phải chứng rối loạn xúc giác. Nó có thể gây nên những ảnh hưởng không hề nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của bạn.

Do đó, có thể nói xúc giác có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp chúng ta cảm nhận được các sự vật và hiện tượng xung quanh. Ngoài ra, xúc giác cũng tồn tại ở một số động vật với chức năng tương tự con người.

Một số giác quan khác của cơ thể con người

Xúc giác chỉ là một trong 5 giác quan của con người. Vậy thì 4 giác quan khác còn lại là gì?

Vị giác

Vị giác được cảm nhận bởi cơ quan cảm giác lưỡi, cho phép não bộ tiếp nhận về các loại thực phẩm (hoặc không phải là thực phẩm) được chúng ta nếm thử. Khi bạn nhai một thứ gì đó, nó sẽ được trộn với nước bọt và đó cũng là lúc lưỡi tiến hành thu thập các dữ liệu cảm nhận hương vị.

Vị giác giúp cảm nhận được vị của món ăn
Vị giác giúp cảm nhận được vị của món ăn

Trên mỗi nốt sần ở lưỡi có đến 40 – 50 tế bào vị giác chuyên biệt để tạo ra xung thần kinh. Não bộ diễn giải các tín hiệu này để bạn có thể cảm nhận được thứ mình vừa ăn/nếm có vị như thế nào.

Các vị cơ bản mà vị giác cảm nhận được bao gồm ngọt, mặn, chua, đắng và vị umami (ngọt thịt). Các vị này đều có thể được phát hiện ở bất kỳ vùng, điểm nào trên lưỡi. Do đó, trong khi ăn, não sẽ liên tục nhận được thông tin về các loại thực phẩm mà bạn ăn.

Thị giác

Khi tìm hiểu xúc giác là gì, chúng ta thấy rằng thị giác là một giác quan hỗ trợ xúc giác làm việc để phán đoán, kết luận của não bộ tốt hơn. Khi ánh sáng phản chiếu 1 vật tới mắt, hình ảnh sẽ được thu lại chuyển qua giác mạc, mống mắt, thủy tinh thể, võng mạc,… để đến được các dây thần kinh thị giác.

Thị giác – Quá trình mắt và não hoạt động cùng nhau

Những người bị khiếm thính (mắt không nhìn thấy được) sẽ có các giác quan khác được tăng cường. Điều này đã được nghiên cứu vào năm 2017,, theo đó thì trí nhớ và kỹ năng ngôn ngữ của họ cũng tốt hơn phần còn lại.

Thính giác

Tai có thể nghe được các âm thanh khác nhau và từ đó giúp bạn có thể cảm nhận được môi trường quanh mình và cảnh báo về một số nguy cơ tiềm ẩn. Thính giác cảm nhận được âm thanh và truyền chúng đến cho não bộ để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn.

Thính giác giúp tiếp nhận các âm thanh từ bên ngoài môi trường

Thính giác giúp tiếp nhận các âm thanh từ bên ngoài môi trường

Các âm thành được thu thập lại dưới dạng sóng âm thanh với các tần số khác nhau. Tai sẽ tiếp nhận các dao động này đồng thời khuếch đại sóng âm thành để não có thể diễn giải được những âm thanh này.

Khứu giác

Khứu giác có cơ quan cảm giác được kết nối trực tiếp với não bộ làm cho khứu giác trở nên vô cùng mạnh mẽ. Mùi xâm nhập vào trong cơ thể thông qua mũi và với lượng tế bào thần kinh khứu giác (từ đỉnh mũi đến trực tiếp não) sẽ giúp bạn cảm nhận được chúng.

Các bộ phận chính và dây thần kinh khứu giác
Các bộ phận chính và dây thần kinh khứu giác

Mũi sẽ kích hoạt các phản ứng thần kinh khứu giác khi có bất kỳ mùi gì xuất hiện quanh bạn. Nó nhận biết mùi và lập tức thông báo cho não để não có các cảnh báo, điều khiển phù hợp.

Một số phương pháp để tăng cường các giác quan của cơ thể

Thông thường, các giác quan sẽ bị già đi theo tuổi tác của bạn. Do đó, hãy chú ý đến việc chăm sóc và bảo vệ các giác quan của mình nhé!

Đối với thị giác

Mắt sẽ bị yếu đi nếu bạn đọc sách, nhìn tivi, điện thoại,… không đúng cách. Nếu như phải thường xuyên làm việc, nhìn vào màn hình máy tính, điện thoại, bạn hãy bảo vệ thị lực của mình bằng cách:

Thư giãn để thị lực tốt hơn, giảm đau nhức, mỏi mắt

Thư giãn để thị lực tốt hơn, giảm đau nhức, mỏi mắt

  • Cho mắt thư giãn 30 phút/lần.
  • Sau một thời gian nhìn vào màn hình, hãy chuyển hướng sang những dòng chữ có kích thước lớn hơn trong sách, báo giấy… rồi mới nhìn lại màn hình.
  • Nên sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt chuyên dụng, nước mắt nhân tạo để hạn chế tình trạng mỏi mắt, đau nhức mắt.
  • Bảo vệ mắt khỏi tia UV, ánh sáng xanh với các loại kính chuyên dụng.

Đối với thính giác

Âm thanh có thể khiến cho bạn cảm thấy căng thẳng hoặc thư giãn. Hãy nghe những bản nhạc mình yêu thích, nhắm mắt lại để đôi tai có thể thu thập, cung cấp được nhiều thông tin cho não bộ hơn. Ngoài ra việc mỉm cười khi nghe còi báo động giúp căng các cơ trong tai, giảm tần số âm thanh nhận được, dịu những tổn thương mà âm thanh lớn gây ra.

Đối với xúc giác

Tiếp xúc nhiều bề mặt để phát triển xúc giác

Tiếp xúc nhiều bề mặt để phát triển xúc giác

Việc tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao đều có thể ảnh hưởng đến các mút thần kinh xúc giác, dẫn đến giảm cảm giác. Do đó, nếu phải làm việc trong môi trường quá nóng/quá lạnh thì bạn cần có cách bảo vệ cơ thể của mình, nhất là da.

Có thể bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin B12, niacin để giúp tăng cường oxy lưu thông đến các dây thần kinh ở phía dưới da.

Đối với khứu giác

Hãy ngửi/hít từng hơi nhỏ để cảm nhận mùi hương tốt hơn. Bên cạnh đó, mỗi khi ngửi được một mùi gì đó, bạn nên dùng 3 tính từ để mô tả, điều này giúp tăng cường liên hệ của khứu giác và não bộ.

Đối với vị giác

Muốn thử các hương vị rõ ràng, bạn cần làm sạch vị giác bằng nước sạch. Sau đó cố gắng ngậm lần lượt được các vị chua, mặn, cay, ngọt để các thụ thể thần kinh trên lưỡi cảm nhận được đầy đủ các vị.

Kết luận

Mong rằng với những phân tích và tổng hợp thông tin trên, chúng tôi đã giúp bạn đã có thể hiểu xúc giác là gì và có các biện pháp chăm sóc cơ thể để các giác quan được bảo vệ, hoạt động tốt nhất. Để cập nhật các bài viết hay mỗi ngày, hãy truy cập website maytaoamcongnghiep.com bạn nhé! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *