Sơ đồ mạch điện là bản vẽ về hệ thống mạch điện trong gia đình (điện dân dụng), nhà xưởng (điện 3 pha). Khi nắm vững các sơ đồ của mạch điện sẽ giúp quá trình lắp đặt, sửa chữa trở nên đơn giản, hiệu quả và an toàn hơn. Dưới đây sẽ là những thông tin cơ bản mà bạn không thể bỏ qua nếu muốn tự thiết kế được sơ đồ mạch điện của gia đình mình.

Sơ đồ của mạch điện là gì?

Sơ đồ mạch điện (hay còn được biết đến với tên gọi là sơ đồ điện, sơ đồ cơ bản…) là một dạng biểu diễn mạch điện dưới dạng đồ họa. Người ta thường sử dụng các ký hiệu điện tử (biểu tượng đồ họa tiêu chuẩn) để biểu diễn các thành phần, mối liên kết của các thành phần mạch trong sơ đồ điện.

Sơ đồ mạch điện với các ký hiệu thể hiện thành phần của mạch
Sơ đồ mạch điện với các ký hiệu thể hiện thành phần của mạch

Sơ đồ điện giúp bạn có thể nhận thấy được các kết nối trong thực tế. Nó mô tả được sự sắp xếp vật lý của dây, thiết bị. Hiện nay, loại sơ đồ này sử dụng chủ yếu cho việc thiết kế mạch điện, xây dựng, thi công mạch điện hoặc hỗ trợ khi bảo trì các thiết bị điện.

Phân loại sơ đồ mạch điện

Hiện nay, chúng ta có 2 loại sơ đồ chính là sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt:

Sơ đồ mạch nguyên lý

Đây là sơ đồ trình bày khái quát và chi tiết của cấu tạo thiết bị, mạch điện. Tuy nhiên, sơ đồ nguyên lý không được bố trí theo trật tự lắp đặt mà người ta chỉ vẽ và thể hiện các chi tiết sao cho dễ nhìn nhất.

Loại sơ đồ điện này chỉ nếu mối liên hệ của các thành phần có trong mạch mà không thể hiện vị trí, cách lắp đặt, sắp xếp của chúng trong thực tế.

Sơ đồ kiểu lắp đặt

Đây là sơ đồ mạch trình bày cụ thể, chính xác về các vị trí của linh kiện, dây, mạch điện… Sơ đồ lắp có tính ứng dụng cao, được được người ta thiết kế để dự trù được vật liệu hoặc sử dụng khi lắp đặt, sửa chữa mạng điện/thiết bị điện.

Sự khác nhau của sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện
Sự khác nhau của sơ đồ nguyên lý và sơ đồ lắp đặt mạch điện

Công dụng của các loại sơ đồ mạch điện

Về cơ bản thì sơ đồ của mạch điện giúp mô phỏng toàn bộ các đường điện được kết nối. Nó mang lại những tác dụng nhất định, hữu ích cho thợ sửa chữa, lắp đặt như sau:

  • Thiết kế sơ đồ giúp quá trình lắp đặt đường điện được nhanh chóng, chính xác và thuận tiện.
  • Hỗ trợ quá trình đi đường dây điện được hợp lý, đẹp và tiết kiệm chi phí hơn.
  • Hơn nữa, trong khi đưa vào sử dụng có phát sinh vấn đề, bạn cũng có thể dựa vào sơ đồ mạch để xác định được vị trí xảy ra sự cố để khắc phục nhanh hơn. Điều này được đánh giá cao đặc biệt đối với hệ thống điện đi chìm, xác định được vị trí sửa chữa mà không cần đập phá quá nhiều.
Xác định vị trí các thiết bị, dự trù chiều dài đường dây với sơ đồ lắp đặt
Xác định vị trí các thiết bị, dự trù chiều dài đường dây với sơ đồ lắp đặt

Cách đọc sơ đồ mạch điện cơ bản

Để có thể đọc và phân tích mạch điện dân dụng thì bạn cần nắm vững một số nguyên tắc trong cách đọc mạch điện và các ký hiệu được sử dụng.

Một số ký hiệu thường được sử dụng

Trong các sơ đồ điện, người ta dùng các ký hiệu để biểu thị sự kết nối của các linh kiện với nhau. Nếu không hiểu chúng hoạt động thế nào thì bạn sẽ rất khó để phân tích. Do đó, bạn cần ghi nhớ các ký hiện để có thể được, phân tích được mạch điện dễ dàng hơn.

Ngoài ra, nắm vững các linh kiện sẽ giúp tính toán được chế độ làm việc, khả năng vận dụng linh kiện khi thiết kế mạch điện. Các ký hiệu điện dân dụng là các hình khác nhau, thể hiện các hợp phần của thiết bị điện hoặc mạch điện, mạch điện tử… Một số kí hiệu được dùng phổ biến các bạn có thể tham khảo trong bảng dưới đây của chúng tôi:

Kí hiệu trong sơ đồ mạch điện
Kí hiệu trong sơ đồ mạch điện

Cùng với đó, bạn cần nhớ các nguyên tắc cơ bản khi đọc sơ đồ mạch điện như:

  • Những điểm có cùng ký hiệu sẽ có cùng hiệu điện thế và trong sơ đồ nguyên lý chúng có thể không cần phải nối với nhau (trong sơ đồ lắp đặt thì chúng được kết nối lại với nhau).
  • Những điểm giao nhau trong thực tế thì khi lên sơ đồ cần phải đánh dấu chấm.

Hướng dẫn cách đọc sơ đồ của mạch điện

Cách đọc sơ đồ điện được hướng dẫn trong sách giáo khoa Vật lý 11. Nhưng nếu bạn không còn nhớ thì có thể tham khảo một số thông tin dưới đây để đọc được các loại sơ đồ mạch điện một cách dễ dàng nhé!

Về các mối quan hệ của linh kiện, thiết bị trong sơ đồ

Bạn có thể tìm hiểu bằng cách tham khảo các thông số điện áp định mức của thiết bị điện. Sau đó vận dụng để tìm ra được giá trị của điện trở cũng như điện áp của tụ điện.

Về vai trò của các thiết bị trong mạch

Nếu muốn xác định nhiệm vụ của các thiết bị điện trong mạch thì bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin của từng thiết bị. Bạn có thể nắm được nhiệm vụ của chúng trong cụm bản vẽ sơ đồ.

Hiểu được các ký hiệu và chức năng các linh kiện giúp đọc sơ đồ dễ dàng
Hiểu được các ký hiệu và chức năng các linh kiện giúp đọc sơ đồ dễ dàng

Về các linh kiện được gắn đúng chiều phân cực

Điều này có nghĩa là một bên của linh kiện mang cực dương, cực còn lại là cực âm. Chúng ta cần gắn chúng đúng theo một chiều nhất định để mạch có thể hoạt động, không gây ra chập cháy. Các kí hiệu phân cực đều được chỉ rõ trong các biểu tượng.

Về chức năng và cách hoạt động của từng bộ phận

Dựa vào sơ đồ mạch điện, người ta có thể xác định được chức năng hoạt động của từng chi tiết, thiết bị. Điều này góp phần giúp bạn xác định được chức năng và vai trò của hệ mạch trong sơ đồ.

Gợi ý cách lập sơ đồ lắp đặt mạch dân dụng đơn giản

Sau khi đã tìm hiểu về sơ đồ của mạch điện thì công việc thiết kế, vẽ sơ đồ cũng trở nên đơn giản, dễ dàng hơn bao giờ. Một số bước để chúng ta hoàn thiện một sơ đồ mạch điện đó là:

Lập sơ đồ lắp đặt giúp dễ dàng thực hiện thi công
Lập sơ đồ lắp đặt giúp dễ dàng thực hiện thi công
  • Bước 1: Vẽ địa hình của khu vực, không gian bạn sắp thực hiện lên sơ đồ điện (diện tích, các chiều dài, rộng…).
  • Bước 2: Đánh dấu những vị trí dự định bố trí thiết bị điện.
  • Bước 3: Lựa chọn cách mắc phù hợp đối với từng thiết bị.
  • Bước 4: Có thể lựa chọn phần mềm hỗ trợ vẽ mạch điện hoặc vẽ bằng tay.
  • Bước 5: Kiểm tra, khảo sát lại sơ đồ mạch và điều chỉnh phù hợp.

Kết luận

Sơ đồ mạch điện có vai trò quan trọng trong thi công lắp đặt, sửa chữa mạch điện trong nhà. Nó cũng giúp chúng ta dễ dàng khi cần làm việc với mạch điện, hạn chế một số vấn đề phát sinh khi thực hiện. Theo dõi Maytaoamcongnghiep mỗi ngày để tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *