Trong chương trình Ngữ văn 5, 6, 7 các bạn học sinh đều được học về từ đồng âm. Vậy từ đồng âm là từ như thế nào, và làm thế nào để phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa? Cùng maytaoamcongnghiep.com tìm hiểu cách nhanh nhất để phân biệt các loại từ này thông qua những ví dụ cụ thể dưới đây nhé!

Từ đồng âm là gì lớp 5, 6, 7? Cho ví dụ

Dưới đây là định nghĩa và ví dụ cụ thể về từ đồng âm lớp 5, lớp 7 các bạn có thể tham khảo:

từ đồng âm là gì
Từ đồng âm là j?

Từ đồng âm khái niệm

Từ đồng âm có nghĩa là gì? – Từ đồng âm tiếng Anh gọi là Homophones là những từ đồng âm khác nghĩa, nó trùng nhau về hình thức ngữ âm (về cách đọc và cách viết giống nhau) nhưng chúng lại khác nhau về mặt ý nghĩa của từ.

Để giúp mọi người dễ hình dung hơn chúng tôi sẽ lấy một số VD từ đồng âm sau:

VD1: “môi giới – đôi môi”. Trong trường hợp trên từ “môi” được gọi là từ đồng âm

  • Đôi môi thì có từ “môi” là danh từ chỉ bộ phận trên khuôn mặt của con người.
  • Môi giới có từ “môi” là động từ để chỉ người trung gian.

VD2: “nhà kho – cá kho”, có từ “kho” là từ đồng âm, nhưng chúng lại có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau:

  • Kho cá thì từ “kho” là động từ chỉ hành động chế biến món ăn.
  • Nhà kho thì từ “kho” này được dùng để chỉ địa điểm cất trữ vật dụng, đồ đạc.

Phân loại từ đồng âm trong tiếng Việt

Khi đã tìm hiểu từ đồng âm nghĩa là gì thì chúng ta cùng đi tìm hiểu các loại từ đồng âm dưới đây:

Phân loại Giải thích Ví dụ
Đồng âm từ vựng Nghĩa là các từ đều thuộc cùng 1 loại là danh từ, động từ, tính từ. – Từ đồng âm với từ Đường: đường phèn, đường đi => đều là danh từ.

– Từ đồng âm với từ cất: Cất đồ, chưng cất, cất của => đều là động từ

Đồng âm từ vựng – ngữ pháp Nghĩa là các từ vựng trong nhóm khác nhau về từ loại, có từ là danh từ, có từ là động từ hoặc tính từ. – Từ đá: Hòn đá (danh từ); đá bóng (động từ).

– Từ chỉ: Kim chỉ (danh từ), chỉ đường (động từ).

Đồng âm giữa từ với tiếng Từ đồng âm khác nhau về cấp độ, kích thước và có 1 từ dùng để miêu tả âm thanh. – Từ khách: cười khanh khách (chỉ âm thanh); khách đến chơi (danh từ).

– Cốc: Cốc đầu (hành động tạo ra âm thanh); cái cốc (danh từ).

Ngoài ra, người ta còn dựa vào tiêu chí nguồn gốc thì có thể thấy hiện tượng đồng âm xảy ra giữa các yếu tố sau:

  • Yếu tố thuần Việt: chân (cái chân), chân (chân thật).
  • Yếu tố thuần Việt – vay mượn: ấu (củ ấu là từ thuần Việt), ấu (ấu trĩ là từ mượn tiếng Hán).

Bài tập về từ đồng âm Ngữ văn 7

Bài 1: Tìm các từ đồng âm với những từ sau: bàn bạc, chân chất, đá cầu, cầu thủ.

Gợi ý đáp án:

Từ đồng âm với các từ đó là: bàn bạc – bàn tiệc; chân chất – chân bàn; đá cầu – cầu nguyện; cầu thủ – giò thủ.

Bài 2:  Tìm từ đồng âm và phân biệt nghĩa của từ đồng âm trong đoạn thơ sau:

Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi (*)chăng

Thầy bói gieo quẻ nói rằng

Lợi(*) thì có lợi(**) nhưng răng chẳng còn

Gợi ý: 

Trong đoạn thơ trên thì từ đồng âm đó chính là từ “lợi”. Người ta sử dụng từ đồng âm này để chơi chữ trong thơ văn. Cụ thể, từ lợi (*) và lợi (**) có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Bởi từ lợi (*) là muốn nói tới lợi ích, còn lợi (**) là dùng để chỉ bộ phận của miệng bao quanh chân răng.

Từ nhiều nghĩa là gì?

từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa là gì?

Định nghĩa

Từ nhiều nghĩa là 1 từ nhưng có thể gọi tên nhiều hiện tượng, sự vật và nó có thể biểu hiện nhiều khái niệm về sự vật hiện tượng trong thực tế. Trong đó:

  • Nghĩa ban đầu hay nghĩa đen chính là nghĩa gốc của từ, nó rất quen thuộc, gần gũi, dễ hiểu và nó ít phụ thuộc vào ngữ cảnh.
  • Nghĩa bóng: Là nghĩa có sau (hay gọi là nghĩa ẩn dụ, nghĩa chuyển), nó được suy ra từ nghĩa đen. Do vậy, nếu bạn muốn hiểu nghĩa chính xác của 1 từ được dùng thì bạn phải tìm nghĩa trong ngữ cảnh đặt ra. Bên cạnh đó, 1 số từ cũng có tính chất trung gian giữa nghĩa bóng và nghĩa đen, và nó đang chuyển dần từ nghĩa đen sang nghĩa bóng.

Bài tập áp dụng

Dùng những từ dưới đây để đặt câu (1 câu theo nghĩa gốc, 1 câu theo nghĩa chuyển): đi, ngọt, nhà.

Gợi ý:

– Từ Đi: Bé Lan đang tập đi./ Gia đình Hoàng đang chuẩn bị đi du lịch.

– Từ Ngọt: Quả dưa hấu này ngọt quá./ Cô giáo dạy văn của em có giọng nói ngọt ngào.

– Từ Nhà: Ngôi nhà của Mai đẹp quá./ Anh xã nhà tôi làm việc ở Vinaphone.

Từ đồng nghĩa là gì?

Ngoài từ đồng âm khác nghĩa trong tiếng Việt còn có từ đồng nghĩa cũng khiến khá nhiều người nhầm lẫn. Dưới đây là định nghĩa và khái niệm của loại từ này:

từ đồng âm nghĩa là gì
Khái niệm từ đồng nghĩa là gì?

Khái niệm

Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa gần giống hoặc giống nhau hoàn toàn. Từ đồng nghĩa có 2 loại: 

  • Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối): Là những từ có ý nghĩa hoàn toàn giống nhau nên chúng có thể thay thế được cho nhau trong lời nói. VD: hổ-cọp, bát-chén, ô-dù,…
  • Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa khác sắc thái, và nó chỉ có ý nghĩa tương đối): Là những từ có cùng nghĩa, nhưng vẫn khác nhau 1 phần về biểu cảm sắc thái (thái độ, cảm xúc) hoặc cách thức hành động phù hợp. Khi sử dụng những từ ngữ này, chúng ta cần phải cân nhắc lựa chọn sao cho phù hợp với ngữ cảnh. VD: chết – tạ thế – khuất núi – từ trần – hi sinh – qua đời – bỏ xác – toi mạng – thiệt mạng – mất.

Bài tập vận dụng 

Tìm các từ đồng nghĩa với những từ sau: đoàn kết, hạnh phúc, Tổ quốc, bảo vệ,…

Gợi ý:

  • Từ đồng nghĩa với từ đoàn kết là các từ hiệp đồng, đồng lòng, gắn bó,…
  • Từ đồng nghĩa với hạnh phúc là: Sung sướng, toại nguyện, mãn nguyện,…
  • Từ đồng nghĩa với Tổ quốc là: Đất nước, Quốc gia, Dân tộc, Giang sơn,…
  • Từ đồng nghĩa với từ bảo vệ: che chở, đùm bọc, giúp sức, yểm trợ,….

Từ trái nghĩa là gì?

từ đồng âm khác nghĩa là gì
Khái niệm từ trái nghĩa là gì?

Định nghĩa

Từ trái nghĩa là các từ/ cặp từ trái nghĩa ngược nhau nhưng nó lại có mối liên hệ nào đó. Loại từ này có thể chung 1 tính chất, hành động nhưng nó lại có ý nghĩa trái ngược nhau nhau. Hoặc giữa 2 từ không có mối quan hệ từ, ngữ nghĩa từ, thường sử dụng để nhấn mạnh, so sánh và gây chú ý.

Ví dụ về từ trái nghĩa: Khổ >< Sướng; Ghét><Yêu; Đẹp><Xấu.

Bài tập vận dụng

Tìm các từ trái nghĩa với những từ sau: Khỏe, cười, gầy, vui, ướt, giàu, khổ, chăm chỉ.

Gợi ý câu trả lời: Khỏe>< Yếu; Cười>< Khóc; Gầy>< Béo; Vui>< Buồn; Giàu>< Nghèo; Chăm chỉ>< Lười biếng; Khổ>< Sướng.

Phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa và đồng nghĩa

Dưới đây là cách phân biệt từ đồng nghĩa, từ đồng âm và từ đa nghĩa lớp 6:

Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa Từ đồng nghĩa
Ngữ âm Giống nhau Giống nhau Khác xa nhau và không có mối liên quan nhau.
Ngữ nghĩa Chúng có ngữ nghĩa khác xa và không có mối liên hệ với nhau. Là từ mang nghĩa gốc và 1 hay 1 số nghĩa chuyển và chúng luôn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Có ý nghĩa giống nhau hoặc có mối liên hệ tương đồng nhau.
Ví dụ giá đỗ – giá cả: Giá ở giá đỗ là loại thực phẩm, còn giá ở giá cả để chỉ mức giá để mua món đồ vật nào đó. Đầu sách – đầu sông: Đều chỉ phần đầu tiên, bắt đầu của sự vật như con sống hay quyển sách. Hi sinh – chết

Hướng dẫn sử dụng web tìm từ đồng âm tiếng Việt 

Ngoài việc sử dụng từ điển từ đồng âm tiếng Việt để tra, thì các bạn có thể sử dụng web tìm từ đồng âm, trái nghĩa cực kỳ nhanh với ABC Thesaurus. Cụ thể:

cách tra từ đồng âm
Cách tra từ đồng âm trên web ABC Thesaurus
  • Bước 1: Truy cập website: vietnamese.abcthesaurus.com
  • Bước 2: Trong ô tìm kiếm hãy nhập từ cần tra, và chờ kết quả trả về.

Lưu ý, kết quả sau khi tra cứu chỉ thể hiện được tính tương đối, bởi website chỉ có cơ sở dữ liệu dựa trên 15400 từ tham khảo và 7000 thành ngữ – Đây là con số khá nhỏ so với lượng từ vựng trong tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu bạn tra từ đồng âm thường dùng thì sẽ cho kết quả tốt hơn.

“Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”, việc hiểu và sử dụng đúng tiếng Việt không phải là điều dễ dàng. Hy vọng bài viết này đã phần nào giải đáp được những thắc mắc mà bạn gặp phải về từ đồng âm từ đồng nghĩa từ trái nghĩa trong tiếng Việt. Và nếu chưa hiểu rõ phần nào, hãy để lại bình luận dưới bài viết này để được chúng tôi hỗ trợ nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *