Rau chân vịt rất giàu dưỡng chất như: sắt, vitamin C và E, kali và magie. Loại rau này có tác dụng hỗ trợ chức năng miễn dịch, hỗ trợ hệ tiêu hóa, thậm chí có thể có đặc tính chống ung thư. Vậy bạn có biết rau chân vịt là rau gì không? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về loại rau này qua những chia sẻ ngay sau đây nhé.

Rau chân vịt là rau gì?

Rau chân vịt có nhiều tên gọi khác nhau, nên nhiều người không biết rau chân vịt là gì hay rau chân vịt là rau gì? Rau chân vịt hay còn được gọi là cải bó xôi hoặc rau bina. Đây là loại rau thuộc họ nhà Dền, có nguồn gốc từ Trung và Tây Á.

Rau chân vịt là loại rau gì?
Rau chân vịt là rau gì?

Rau chân vịt có tên khoa học là Spinacia oleracea, thuộc bộ Caryophyllales, họ Amaranthaceae, phân họ Chenopodioideae. Đây là một giống cây hàng năm, ưa khí hậu ôn đới. Rau chân vịt khi thu hoạch thường có chiều cao trung bình khoảng 30cm. Lá của loại rau này mọc xen kẽ, có thể là hình thoi, hình trứng hoặc hình tam giác. Kích thước lá khác nhau, dài từ 2 – 30cm, rộng từ 1 – 5cm. Các lá lớn sẽ phân bố ở gần gốc và nhỏ dần về phía ngọn. Rau bina có hoa màu vàng lục, đường kính hoa chỉ từ 3 – 4mm, bên trong có hạt, thường tạo thành chùm nhỏ.

Rau chân vịt hiện có 3 loại chính:

  • Savory: loại rau có màu xanh đậm và hơi xoăn.
  • Flat: có lá rộng, trơn và nhẵn.
  • Semi – Savory: được lai với Savory cho nên lá sẽ hơi nhăn.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong rau chân vịt

Sau khi đã biết rau chân vịt là rau gì thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hàm lượng dinh dưỡng có trong loại rau này. Rau chân vịt được đánh giá là siêu thực phẩm khi có chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng quan trọng.

Rau chân vịt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao
Rau chân vịt có giá trị dinh dưỡng caocó giá trị dinh dưỡng cao

Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), trong ba chén rau chân vịt (85g) cung cấp 20,4 calo, 2g protein, 3g carbohydrate và không chứa chất béo. Rau chân vịt cũng là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin K và kali tuyệt vời. Cụ thể, thành phần dinh dưỡng cụ thể trong 85g rau chân vịt gồm:

  • Lượng calo: 20,4
  • Chất béo: 0g
  • Natri: 64,6 mg
  • Carbohydrate: 3g
  • Chất xơ: 2g
  • Đường: 0g
  • Protein: 2g
  • Vitamin K: 410mcg
  • Vitamin C: 24mg
  • Kali: 470mg
  • Sắt: 2,4 mg
  • Magie: 71,1mg
  • Folate: 174,6mcg
  • Beta-caroten: 5063,4mcg

Carbohydrate

Hầu hết carbohydrate trong rau chân vịt là từ chất xơ, khiến nó trở thành một loại rau giúp no lâu. Đây được xem là một loại rau giảm cân tốt vì nó cung cấp chất xơ trong khi lại chứa ít calo. Rau chân vịt cũng xếp hạng gần bằng 0 về chỉ số đường huyết. Điều này có nghĩa là nó sẽ có tác động rất thấp đến lượng đường trong máu của bạn.

là loại rau có nhiều dưỡng chất
Chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể

Vitamin và khoáng chất

Ba chén rau bina tươi cung cấp gấp ba lần nhu cầu vitamin K hàng ngày của bạn (340%). Bạn cũng nhận được khoảng 25% lượng vitamin C được khuyến nghị và 10% lượng kali được đề xuất từ ​​khẩu phần ba chén rau bina. Nấu rau bina sẽ làm tăng nồng độ vitamin A. Bạn sẽ nhận được 64% giá trị vitamin A cần thiết hàng ngày khi ăn nửa chén rau bina luộc.

Sắt

Rau bina chứa hàm lượng sắt đáng kể, trung bình trong 85g rau bina có chứa đến 2.4mg sắt. Tuy nhiên, trong loại rau này lại chứa oxalate – đây là thành phần làm ức chế sự hấp thụ sắt và còn khiến cho sắt đào thải ra khỏi cơ thể nhanh hơn so với bình thường.

Ăn rau chân vịt có tác dụng gì?

Rau chân vịt là loại rau được trồng ở nhiều nơi
Rau chân vịt được trồng tại nhiều nơi

Bên cạnh việc biết rau chân vịt là rau gì thì chúng ta hãy tìm hiểu về tác dụng của rau chân vịt. Rau chân vịt được đánh giá là siêu thực phẩm, có nhiều chất dinh dưỡng nên được người dùng trên khắp thế giới ưa chuộng. Năm 2021, sản lượng rau chân vịt trên thế giới đạt 32 triệu tấn, trong đó riêng Trung Quốc chiếm 92% tổng sản lượng. Vậy ăn rau chân vịt có tác dụng gì?

Ngăn ngừa ung thư

Ăn rau chân vịt có tác dụng gì? Tác dụng tiêu biểu của loại rau này chính là ngăn ngừa ung thư. Rau chân vịt có nguồn zeaxanthin và carotenoids cao có thể loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể bạn. Những gốc tự do này khiến cơ thể bạn dễ mắc nhiều bệnh trong đó có ung thư. Các glycoglycerolipids trong rau chân vịt có thể ức chế sự phát triển của khối u. Do đó, rau chân vịt được cho là có tác dụng ngăn ngừa ung thư.  

Giảm lượng đường ở trong máu, giúp ngừa tiểu đường

Rau bina thúc đẩy cảm giác no, do đó làm giảm phản ứng glucose sau bữa ăn. Rau bina cũng chứa nitrat. Những hợp chất này đã được tìm thấy để giúp ngăn ngừa tình trạng kháng insulin. Chúng cũng có thể làm giảm chứng viêm, yếu tố nguy cơ chính của bệnh tiểu đường.

Sử dụng rau chân vịt có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Một lý do khác khiến rau bina có thể ngừa tiểu đường là lượng carb thấp. So với các loại rau có tinh bột, rau bina là loại rau không chứa tinh bột với lượng carb thấp. Từ đó dẫn đến lượng đường trong máu thấp hơn.

Những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể bổ sung rau bina vào chế độ ăn uống của mình. Lượng carb thấp của nó có thể giúp điều chỉnh lượng glucose.

Giúp điều hòa huyết áp

Chất nitrat trong rau chân vịt giúp cải thiện chức năng nội mô và có thể làm giảm huyết áp, từ đó thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Nitrat trong rau bina cũng có thể làm giảm độ cứng động mạch, có thể dẫn đến huyết áp cao.

Protein trong lá rau bina có thể hữu ích trong điều trị tăng huyết áp. Đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Magie trong rau cũng điều chỉnh mức huyết áp . Khoáng chất này làm thư giãn và mở rộng các mạch máu, từ đó thúc đẩy lưu lượng máu.

Hỗ trợ điều hòa huyết áp là lợi ích đầu tiên của rau chân vịt
Hỗ trợ điều hòa huyết áp

Giúp tăng cường sức khỏe thị lực

Rau chân vịt chứa hai chất chống oxy hóa quan trọng là lutein và zeaxanthin, đã được nghiên cứu rộng rãi về tác dụng tăng cường thị lực. Các hợp chất này chống lại các loại oxy phản ứng  và giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác.

Trong một nghiên cứu, việc ăn rau bina thường xuyên làm tăng mật độ quang học sắc tố ở điểm vàng.

Giúp xương chắc khỏe

Cải bó xôi có thể giúp tối đa hóa sức khỏe của xương. Nó rất giàu vitamin K và canxi, hai chất dinh dưỡng quan trọng cho sức mạnh của xương. Lượng canxi thấp trong suốt cuộc đời cũng dẫn đến chứng loãng xương. Nó có liên quan đến khối lượng xương thấp, mất xương nhanh và tỷ lệ gãy xương cao. Cải bó xôi chứa canxi và có thể giúp chống lại điều này.

Cung cấp nhiều canxi nên loại rau bia tốt cho xương
Cung cấp nhiều canxi nên rau bina tốt cho xương

Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Căng thẳng oxy hóa đóng một vai trò trong bệnh hen suyễn. Rau chân vịt chứa vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh có thể chống lại stress oxy hóa. Điều này có thể hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn.

Lutein và zeaxanthin trong lá xanh cũng có thể giúp điều trị bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, rau chân vịt có thể không phải là phương pháp chữa trị dứt điểm bệnh hen suyễn.

Thúc đẩy tiêu hóa

Rau bina chứa chất xơ. Mặc dù không nhiều nhưng chất xơ có thể mang lại một số lợi ích. Nghiên cứu cho thấy chất xơ có thể giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn. Nó cũng hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa vì nó giúp thức ăn di chuyển qua hệ thống tiêu hóa.

Hỗ trợ tiêu hóa tốt là lợi ích của rau chân vịt
Hỗ trợ tiêu hóa tốt

Tăng cường chức năng não

Rau chân vịt có thể có tác dụng chống căng thẳng và chống trầm cảm. Những tác dụng này có thể là do loại rau này có khả năng làm giảm nồng độ corticosterone trong máu (một loại hormone liên quan đến phản ứng căng thẳng).

Các chất dinh dưỡng khác trong rau chân vịt, cụ thể là vitamin K, folate, lutein và beta-carotene (vitamin A), cũng được cho là có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và làm chậm quá trình suy giảm nhận thức.

Thúc đẩy sự phát triển của thai nhi

Cải bó xôi chứa axit folic, một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Chất dinh dưỡng này làm giảm nguy cơ dị tật ở hệ thần kinh của thai nhi.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy chất sắt trong cải bó xôi có thể giúp ngăn ngừa sinh non và trẻ nhẹ cân.

Ăn nhiều rau chân vịt có tốt không?

Hẳn bạn đã biết rau chân vịt là rau gì cũng như tác dụng của siêu thực phẩm này. Mặc dù có nhiều tác dụng nhưng việc ăn quá nhiều rau chân vịt là không tốt vì nó tiềm ẩn một số nguy cơ như:

không nên sử dụng rau bina thường xuyên
Không nên ăn rau bina quá nhiều và quá thường xuyên
  • Hấp thu khoáng chất kém: trong rau chân vịt có nhiều acid axilic làm cản trợ việc cơ thể hấp thụ các khoáng chất như sắt, canxi, magie,…
  • Thiếu máu: mặc dù rau chân vịt chứa nhiều sắt, tuy nhiên hàm lượng oxalate trong rau cao khiến hạn chế khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Vì thế, ăn nhiều rau chân vịt cũng gây thiếu máu.
  • Sỏi thận: trong rau bina chứa lượng lớn purin, do đó khi ăn quá nhiều thì sẽ chuyển hóa thành axit uric gây nên sỏi thận.
  • Dị ứng: một số người có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng với chất histamine có trong rau.
  • Thay đổi khả năng đông máu: vitamin K trong rau bina phản ứng và làm giảm hiệu quả các loại thuốc chống đông máu. Do đó, nếu đang điều trị các bệnh khó đông máu thì bạn không nên ăn loại rau này.

Rau chân vịt làm món gì ngon?

Hình ảnh Salad rau bina
Salad rau bina

Rau chân vịt thực sự là một siêu thực phẩm. Dưới đây là một số cách ăn rau chân vịt ngon, đơn giản mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

  • Rau chân vịt xào thịt bò: thịt bò chứa nhiều sắt tốt cho máu. Canxi, vitamin K, magie có trong rau bina sẽ giúp hệ xương khớp chắc khỏe hơn, rất tốt cho người già và trẻ nhỏ.
  • Nước ép rau chân vịt: một ly nước ép rau chân vịt nguyên chất hoặc mix với các loại quả sẽ là thức uống rất tốt cho sức khỏe đấy.
  • Salad rau chân vịt: ăn sống rau bina kết hợp với một vài loại rau khác, chút dầu ô liu là món ăn dễ làm mà đảm bảo giữ được lượng dưỡng chất nhiều nhất.
  • Canh cải bó xôi thịt băm: cải bó xôi có vị thanh mát, kết hợp với nước canh ngọt thịt sẽ là món ăn đáng để thử đấy.
  • Cháo cá hồi rau bina: rau bina xay nhuyễn được nấu chung với cá hồi là món ăn dặm đầy dưỡng chất cho các bé đấy ạ.
Nước ép và sinh tố rau bina
Nước ép, sinh tố rau bina

Rau chân vịt kỵ gì?

Để phát huy tối đa chất dinh dưỡng thì rau chân vịt không nên nấu với một số thực phẩm như sau:

  • Rau chân vịt kỵ tôm: rau bina có hàm lượng axit phytic cao. Trong khi tôm giàu canxi. Nếu nấu chung thì 2 dưỡng chất này sẽ tạo thành muối mặn. Muối mặn ức chế quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, đào thải các dưỡng chất tốt.
  • Rau chân vịt kỵ đậu phụ: vì cả hai loại thực phẩm này đều mát. Cho nên những người hay bị đau dạ dày khi ăn chung 2 món này có thể bị tiêu chảy.
  • Rau chân vịt kỵ sữa đậu nành: một số vitamin trong cải bina sẽ làm cản trở quá trình giải phóng những nguyên tố vi lượng, làm giảm dinh dưỡng trong đậu nành.
  • Rau chân vịt kỵ khoai lang: cả hai đều chứa nhiều axit phytic nên khi kết hợp với canxi sẽ tạo muối mặn không tốt.
  • Rau chân vịt kỵ thịt lươn: không nấu chung hai thực phẩm này nhé vì có thể gây tiêu chảy đấy.

Trên đây là những thông tin tổng hợp về rau chân vịt là rau gì. Đây là một siêu thực phẩm, tuy nhiên chế biến cho đúng cũng như sử dụng vừa phải để hiệu quả tốt nhất nhé.

>>>> Xem thêm bài viết: Một Quả Táo Đỏ Chứa Bao Nhiêu Calo? Táo Đỏ Có Công Dụng Gì? Những Lưu Ý Khi Ăn Táo Tàu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *