Thơ Haiku là dòng thơ ngắn nhất thế giới, chỉ có ba câu gồm mười bảy âm tiết. Thể thơ này mang nét đặc trưng riêng của đất nước Nhật Bản, cô đọng và súc tích. Vậy bạn đã biết thơ Haiku là gì và có ý nghĩa như thế nào chưa? Nếu chưa, hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Thơ Haiku Nhật Bản là gì?

Theo Wikipedia, thơ Haiku (bài cú hay hài cú) có nguồn gốc từ Nhật Bản. Một bài thơ Haiku chỉ gồm 17 âm tiết gói gọn trong 3 câu, sắp xếp theo trình tự 5+7+5. Vì tiếng Nhật đa âm nên 17 âm tiết ấy thường chỉ gồm 7 đến 8 chữ, không bao giờ quá 10 chữ. Mục đích của thơ Haiku là truyền đạt tới người đọc cảm xúc sâu sắc hoặc suy nghĩ tinh tế qua những câu từ ngắn gọn.

Haiku Nhật Bản là thể thơ Thiền thiên hướng về tinh thần nhân văn
Haiku Nhật Bản là thể thơ Thiền giàu tính trí tuệ và tinh thần nhân văn

Thơ Haiku là một trong những loại hình nghệ thuật, mà trong đó sự cảm nhận của người Nhật về cái đẹp đạt đến đỉnh cao. Thể loại thơ này thường tập trung miêu tả một hình ảnh đơn giản từ thiên nhiên hoặc cuộc sống hàng ngày. Haiku hoàn toàn mang bản sắc và dấu ấn riêng của Nhật Bản và không chịu ảnh hưởng của thơ ca Trung Quốc hay phương Tây.

Nguồn gốc của thơ Haiku

Haiku xuất phát từ 3 câu đầu của những bài Rengar (liên ca) có tính trào phúng gọi là “Renga no Haikai”, sau này gọi là Haikai (bài hài). Phần đầu Hokku của bài Renga chính là tiền thân của Haiku. Tuy nhiên, Haiku được cho là ra đời vào năm 1890 theo đề xướng của nhà thơ Masaoka Shiki (1867-1902) dùng để chỉ những bài thơ ngắn gồm 3 câu, 17 âm tiết đứng độc lập theo thứ tự 5-7-5.

Thể thơ này có nguồn gốc từ Nhật Bản
Thể thơ Haiku có nguồn gốc từ Nhật Bản

Thể thơ Haiku thịnh hành vào thế kỉ XVII và phát triển mạnh vào thời kỳ Edo (1603 – 1867) khi đã dần mất đi sắc thái trào phúng, thay vào đó là mang âm hưởng sâu thẳm của Thiền tông. Thiền sư thi sĩ lỗi lạc Matsuo Basho được công nhận là người khai sinh ra Haiku, còn Yosa Buson và Masaoka Shiki đã hoàn thiện diện mạo cũng như tên gọi Haiku như chúng ta thấy ngày nay.

Đặc điểm của thơ Haiku của Nhật Bản

Thể thơ Haiku là một phần tài sản trong kho tàng văn hóa Á Đông vĩ đại và giàu sang. Đồng thời được xem là niềm tự hào của nền thi ca tại xứ Phù Tang bởi sở hữu những đặc điểm như:

Haiku là một thể thơ gắn với 1 cuộc sống đời thường nhưng chất văn lại không tầm thường
Lời thơ Haiku gắn với cuộc đời bình thường mà không tầm thường chút nào

Thể thơ độc đáo, ngắn nhất thế giới

Chỉ với vỏn vẹn 17 âm tiết gói gọn trong 3 câu, Haiku được xem là thể thơ ngắn nhất trên thế giới. Trong nguyên bản tiếng Nhật, 17 âm tiết này được viết thành một dòng. Tuy nhiên, khi phiên âm sang Romaji (hệ thống ký tự Latin) cách làm thơ Haiku thường được ngắt thành 3 dòng theo phách 5-7-5.

Xuất hiện quý ngữ – yếu tố chỉ mùa

Thường thì thơ Haiku tập trung chủ yếu vào miêu tả các hình ảnh từ thiên nhiên và mùa màng, được gọi là Kidai (quý đề). Để vẽ nên bức tranh thiên nhiên rộng lớn với những âm thanh màu sắc đặc trưng của từng mùa và dưới hình thức thơ ngắn gọn, thì mỗi bài thơ Haiku phải có Kigo (quý ngữ) – những từ hoặc cụm từ liên quan đến một mùa.

Trong Thơ Haiku, các tác giả hiếm khi nói rõ xuân, hạ, thu, đông nhưng lại khiến cho độc giả vẫn có thể cảm nhận và hiểu được mùa nào được nhắc đến qua những hình ảnh biểu trưng của từng mùa như hoa anh đào, hoa mẫu đơn, lá vàng, tuyết trắng… Chính vì thế, có thể nói thơ Haiku chính là bức tranh nội tâm của nhà thơ qua những điều mà họ nhìn thấy, lắng nghe và cảm nhận trong khoảnh khắc tức thì.

Cảm thức thẩm mỹ ẩn chứa trong thơ Haiku

Thơ Haiku thường không đi vào miêu tả những điều nhà thơ trông thấy, mà làm thức dậy tình cảm ở người đọc bằng 7, 8 chữ được chọn lọc tài tình. Nhắc đến thơ Haiku, chúng ta không thể không nhắc đến những cảm thức của người Nhật như Sabi, Wabi và Karumi. Do đó, thơ Haiku luôn để lại trong lòng người đọc dư âm nhẹ nhàng và sâu lắng.

Haiku tạo nên một sự khác biệt trong cảm thức thẩm mỹ của người Nhật
Thơ Haiku đã tạo một sự khác biệt trong cảm thức thẩm mỹ của người Nhật

Wabi (đơn sơ)

Người Nhật Bản rất ưa chuộng vẻ đẹp đơn sơ, bình dị, mộc mạc của cảnh vật xung quanh – cái đẹp ẩn tàng trong hình thức tưởng chừng như không có gì đặc sắc. Wabi chính là sự cảm nhận và chiêm nghiệm về trạng thái an lạc, dung dị nhưng thanh cao của cuộc sống con người và sự vật. Cảm giác đó là im lặng, thư thái và trong sạch mà các ẩn sĩ luôn muốn tìm kiếm.

Sabi (tịch liêu)

Sabi là khái niệm thẩm mỹ trong thế giới quan của văn hóa Nhật Bản, đó là cảm thức về sự tĩnh mịch sâu xa của sự vật. Sự cô đơn ở Sabi chính là “niềm cô đơn huy hoàng” và là cảm thức hùng tráng chứ không phải nỗi cô đơn cá nhân, không mang tính bi lụy.

Yugen (u huyền, bí ẩn)

Từ cảm thức Sabi đến cảm thức Yugen là một hành trình mang tính tiếp nối. Yugen có nghĩa là bí ẩn – những thứ không thể hiển hiện trong từ ngữ và không nhìn thấy được bằng mắt. Nói cách khác, Yugen chính là thế giới thẩm mỹ mà con người có thể cảm nhận được bằng giác quan; nó là sự mơ hồ về nhận thức và buộc con người ta phải tự suy ngẫm. 

Aware (bi cảm)

Aware là niềm bi cảm, xao xuyến và rung động trước cảnh sinh ly tử biệt hay vẻ đẹp não lòng, chóng vánh có tác động đến tâm thức con người. Cảm thức Aware mang hàm nghĩa đau thương và nỗi buồn thấm đượm.

Chùm thơ Haiku Nhật Bản hay nhất

Tổng thể, thể thơ Haiku Nhật Bản tạo ra sự cân nhắc kỹ lưỡng, tinh tế và gửi gắm thông điệp sâu sắc bằng cách sử dụng từ ngữ giới hạn nhưng giàu ý nghĩa. Vẻ đẹp của Haiku nằm ở khả năng khắc họa tự nhiên và cuộc sống hàng ngày một cách thể hiện súc tích và tinh tế. Dưới đây là tuyển tập các bài thơ của tứ trụ Haiku Nhật Bản hay nhất, được xem là minh chứng cho vẻ đẹp và sức ảnh hưởng của thể thơ này:

Những bài thơ Haiku đều mang trong mình một màu sắc riêng
Mỗi bài thơ Haiku đều mang màu sắc riêng, ấn tượng và vô cùng độc đáo

Thơ Haiku về mùa xuân

Thơ ca là sự giao thoa đầy cảm xúc giữa con người cùng với đất trời và mùa xuân là nơi bắt nguồn của cảm xúc. Trong thơ Haiku, các thi nhân Nhật Bản luôn dành một tình cảm đặc biệt cho mùa xuân. Bởi nó gợi lên nhiều cung bậc cảm xúc, rung ngân lên tiếng lòng của những tâm hồn đa sầu đa cảm.

  • Tác giả Shiki

“Nhìn về quê hương

Xa xăm quá đỗi

Chỉ cánh hoa đào rơi.”

  • Tác giả Issa

“Giữa đám hoa trà

Có bầy chim rẻ

Rủ nhau trốn tìm”

  • Tác giả Ryokan

“Hoa đào rơi

Hay còn trên cành

Cuối cùng cũng rụng rơi”

  • Tác giả Shiki

“Cây lê nở hoa

Nơi căn nhà nát

Vết tích trận tương tàn”

  • Tác giả Issa

“Hết ngủ rồi thức dậy

Chú mèo lại ngáp dài

Đi ra ngoài mồi chài”

  • Tác giả Ghetto

“Màu xanh của cỏ

Khi tôi bước qua

Nỗi buồn mùa xuân”

  • Tác giả Ryokan

“Lặng lẽ vuốt ve

Quả bầu nứt nẻ

Trong cơn mưa xuân”

  • Tác giả Ritsu

“Ngọn đồi đầy hoa đào

Tôi sẽ tìm một hòn đá mát

Đánh một giấc ngủ sâu”

  • Tác giả Shiki

“Ánh trăng soi

Những cánh hoa đào rơi

Một vùng lênh láng”

Thơ Haiku là gì khi về mùa hạ?

Mùa hạ trở nên sinh động và có hồn hơn trong thơ Haiku. Mùa hạ là mùa của hoa mẫu đơn khoe sắc, mùa của côn trùng hòa tấu lên những bản nhạc réo rắt và vui tươi. Mượn những hình ảnh đời thường đó, các nhà thơ đã lột tả hết được nét đẹp riêng biệt của mùa hạ chỉ vỏn vẹn qua 17 âm tiết trong 3 câu thơ.

Trong thể thơ này Cảnh sắc thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau
Cảnh sắc thiên nhiên và con người hòa quyện vào nhau trong thơ Haiku
  • Tác giả Basho

“Trong tĩnh mịch

Khách tới thăm lui gót

Khai hội mẫu đơn.”

  • Tác giả Issa

“Cuộc đời đẹp quá

Con dế rung chuông

Cánh diều bay lả.”

  • Tác giả Basho

“Rừng trúc mênh mông

Tiếng đỗ quyên hót

Trong ánh trăng nghiêng.”

  • Tác giả Shiki

“Mưa tháng năm

Cứ rơi như thế

Rơi vào cơn mơ”

  • Tác giả Basho

“Mưa mùa hạ,

Xóa đi tất cả

Ngoài chiếc cầu Seta.”

  • Tác giả Issa

“Trôi xuống dòng sông

Trên cành lá gãy

Ca vang côn trùng”

  • Tác giả Basho

“Dòng sông Mogami

Nuốt hết mưa mùa hạ

Cuồn cuộn trôi đi.”

  • Tác giả Kikaku

“Náo loạn chuồn chuồn,

Bỗng dưng lặng lẽ

Một vầng trăng non.”

  • Tác giả Basho

“Hãy thổi bay đi

Hỡi dòng sông Oi,

Những mây mưa mùa hạ.”

  • Tác giả Shiki

“Bão giông nguôi ngớt

Cổ thụ nắng sót

Tiếng ve sầu.”

  • Tác giả Basho

“Mưa tháng năm

Hoa quỳ còn vọng

Đường đi mặt trời.”

  • Tác giả Basho

“Ngắn ngủi đêm hạ,

Dòng sông cạn,

Còn vầng trăng bạc.”

  • Tác giả Basho

“Trên đồng mùa hạ,

Nhìn người vác cỏ,

Tôi lần đường đi.”

Thơ Haiku về mùa thu

Lần giở những bút tích của các bậc thi sĩ nổi tiếng của Nhật Bản Basho, Shiki, Issa,.. mùa thu trong thơ Haiku xuất hiện qua từng con chữ nhỏ bé mà dạt dào cảm xúc và đẹp đến lạ kỳ.

  • Tác giả Basho

“Ở Yamanaka

Không cần ngắt hoa cúc bỏ vào

Mà nước suối vẫn thơm”

  • Tác giả Shiki

“Cúc vàng cúc trắng

Đóa cúc hồng

Tôi khát khao.”

  • Tác giả Basho

“Trên cành

Con quạ đậu

Chiều thu”

  • Tác giả Shiki

“Đẹp lạ lùng

Ai mà không ghen tị

Lá đỏ rời cành phong.”

  • Tác giả Basho

“Cây chuối trong mùa thu

Gió bão ta nghe mưa nhỏ giọt

Xuống vũng nước đêm đen.”

  • Tác giả Basho

“Mong manh mong manh

Một nhành hoa cúc

Vừa đơm nụ vàng.”

Thơ Haiku là một món quà vô giá mà các bậc thi nhân của Nhật Bản đã sáng tạo và gìn giữ cho đến ngày nay. Đây là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với tâm hồn yêu thơ ca. Hy vọng qua những ca từ của thơ Haiku, các bạn sẽ chiêm ngưỡng được vẻ đẹp thiên nhiên cũng như con người nơi xứ sở hoa anh đào.

>> Xem thêm nội dung bài viết: Interested đi với giới từ gì? Cấu trúc “Interested in” cần phải ghi nhớ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *