Say nắng là tình trạng rất phổ biến vào mùa hè. Triệu chứng say nắng không chỉ là hoa mắt, chóng mặt… mà còn có thể gây đột quỵ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về say nắng là gì? Nguyên nhân cũng như cách xử lý khi gặp tình trạng này nhé.
Say nắng là gì?
Say nắng, hay còn được gọi là say nóng, sốc nhiệt. Đây là trạng thái khi nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột lên trên 40 độ C, gây ra sự rối loạn trong hoạt động của các cơ quan như hệ thần kinh, tuần hoàn, hô hấp… Hiện tượng này thường xảy ra nhiều trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, khi nhiệt độ tăng cao đột ngột.
Nguyên nhân bị say nắng là gì?
Say nóng là hiện tượng có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi, đối tượng khác nhau. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nhiều trường hợp bị sốc nhiệt do các nguyên nhân chính dưới đây:
- Thiếu nước: Cơ thể không được cung cấp, bổ sung nước khi thời tiết nắng nóng, oi bức.
- Môi trường sống không thoải mái: Không khí trong nhà kín, không có sự lưu thông, và ánh nắng mặt trời chiếu vào nơi ở.
- Tiếp xúc ánh nắng mặt trời thời gian dài: Việc tiếp xúc lâu dài với tác động của ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến sự tăng đột ngột mức nhiệt độ thân nhiệt. Gây tình trạng sốc nhiệt.
- Lựa chọn trang phục không phù hợp: Sử dụng quần áo có chất liệu không thấm hút mồ hôi, không thoáng khí cũng làm tăng nguy cơ say nóng.
- Sử dụng thuốc gây mất nước: Việc sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ như lợi tiểu, kháng histamin có thể làm giảm tiết mồ hôi và tăng nguy cơ say nắng.
- Tình trạng sức khỏe yếu: Người có sức khỏe kém, mắc các bệnh lý, rối loạn nội tiết tố, hoặc béo phì dễ mệt khi hoạt động dưới thời tiết nắng nóng, từ đó dễ mắc say nóng và chóng mặt.
- Nhóm đối tượng có nguy cơ cao: Những người già, người lao động chân tay ngoài trời thường là những đối tượng dễ bị say nóng khi chỉ số nhiệt độ tăng.
Những triệu chứng khi bị say nắng là gì?
Khi bị say nóng, người bệnh có thể trải qua một loạt các triệu chứng. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến khi cơ thể bị sốc nhiệt:
- Sốt cao 40 độ C trở lên.
- Đau đầu, chóng mặt, mất tập trung.
- Thân nhiệt tăng rất nhanh, mồ hôi đổ liên tục.
- Da mặt nóng bừng, ửng đỏ, môi tím tái.
- Buồn nôn và khó thở.
- Nhịp tim tăng nhanh, cảm giác tức ngực.
- Chuột rút và co giật.
- Không kiểm soát được hành vi, dễ kích động và nói lắp.
Say nắng phải làm gì?
Say nắng nên làm gì? Khi gặp tình trạng này, người bệnh cần được thực hiện các biện pháp sơ cứu ngay lập tức trước khi có sự hỗ trợ từ nhân viên y tế. Những bước cần thực hiện như sau:
Giảm thân nhiệt cho người say nóng:
- Đưa người bệnh vào nơi thoáng gió và mát mẻ ngay lập tức.
- Cho uống nước pha muối hoặc nước điện giải để khôi phục cân bằng nước và khoáng chất.
- Bỏ bớt áo quần để giúp làm mát cơ thể.
- Chườm bằng khăn lạnh hoặc nước đá tại các vị trí có động mạch lớn gần ngoài da như cổ, bẹn, nách.
Chuyển đến cơ sở y tế nếu có triệu chứng nghiêm trọng:
- Nếu người bệnh ngất xỉu và không thể uống nước hoặc có các triệu chứng như sốt cao, đau ngực, bụng đau, khó thở, cần chuyển ngay đến cơ sở y tế.
- Chườm mát thường xuyên cho người bệnh trong quá trình di chuyển.
Say nắng uống thuốc gì?
Tùy vào tình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng thuốc cho người bị say nóng phù hợp. Cụ thể:
- Paracetamol: Được sử dụng để hạ nhiệt độ cơ thể và giảm đau. Paracetamol giúp ức chế sản xuất prostaglandin, giảm cảm giác đau và hạ nhiệt.
- Dantrolene: Là một loại thuốc giãn cơ, có thể giúp giảm co thắt cơ khi cơ thể bị say nóng.
- Dung dịch điện giải: Uống dung dịch bù nước và điện giải giúp khắc phục tình trạng mất nước và chất điện giải do mồ hôi. Ưu tiên uống oresol.
- Thuốc chống nôn: Trong trường hợp có triệu chứng buồn nôn, thuốc chống nôn như domperidone có thể được sử dụng làm giảm cảm giác buồn nôn.
- Thuốc chống dị ứng: Nếu xuất hiện các dấu hiệu dị ứng như nổi mẩn, ngứa, thuốc chống dị ứng như cetirizine có thể được bác sĩ cân nhắc cho sử dụng để giảm các triệu chứng này.
Say nắng nên ăn gì? uống gì?
Say nắng làm gì cho hết? Bên cạnh vấn đề sơ cứu, uống thuốc việc bổ sung dinh dưỡng cũng rất cần thiết giúp cơ thể mau chóng phục hồi. Dưới đây là một số thực phẩm rất tốt cho người bị say nóng:
Chè đậu ván
Chè đậu ván không chỉ ngon miệng mà còn giảm cảm giác hoa mắt, chóng mặt cho người bệnh say nắng. Dưới đây là nguyên liệu và cách thực hiện món chè đậu ván:
Nguyên liệu:
- 50g hạt đậu ván.
- 30g bột sắn dây.
- 50ml nước lá dứa.
- Đường cát.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch đậu ván và ngâm nở qua đêm trong nước. Sau đó, đem nấu nhừ cho đậu ván mềm.
- Bước 2: Hòa tan bột sắn dây với nước lá dứa và một lượng đường vừa đủ. Khi hoà tan đều, đổ từ từ hỗn hợp này vào nồi chứa đậu ván đã nấu trước đó. Khuấy đều tránh tình trạng hỗn hợp bị vón.
- Bước 3: Nếu cần thêm đường, thêm vào theo khẩu vị và tiếp tục khuấy đến khi hỗn hợp đồng nhất. Sau đó tắt bếp, để hỗn hợp nguội, cho người bị say nắng ăn khi vẫn còn ấm.
Xoài
Xoài không chỉ có tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ và phục hồi tình trạng say nắng mà còn chứa một lượng lớn vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Bạn có thể ăn xoài theo nhiều cách khác nhau như ăn kèm với muối ớt, trộn vào salad, hay sử dụng trong gỏi cuốn. Đưa xoài xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày không chỉ làm tăng hương vị mà còn giúp giảm thiểu tình trạng say nóng hiệu quả.
Táo
Táo là một loại quả tuyệt vời giúp giảm tình trạng say nắng. Sở dĩ, hơn 84% thành phần của quả táo là nước và các dưỡng chất thiết yếu. Bổ sung táo cho cơ thể giúp cung cấp năng lượng và hạn chế tình trạng mất nước do tác động từ nắng nóng. Bạn có thể ăn táo trực tiếp hoặc tham khảo công thức nước ép táo ngon dưới đây:
- Bước 1: Chuẩn bị 3 quả táo, rửa sạch và gọt vỏ. Sau đó cắt thành từng miếng.
- Bước 2: Đặt những miếng táo vào cối xay để lấy nước (có thể thêm một số loại trái cây khác theo sở thích của bạn).
- Bước 3: Đặt vào ngăn mát tủ lạnh và sau đó thưởng thức.
Dưa hấu
Trung bình trong 100g dưa hấu, chiếm đến 95% là nước và chứa nhiều dưỡng chất như Axit Folic, Protein, Gluxit, Xenluloza và nhiều loại muối khoáng như Canxi, Sắt (Fe) và các Vitamin như B1, B2, PP, C. Những thành phần dinh dưỡng này không chỉ hỗ trợ hiệu quả trong việc phòng chống, mà còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi tình trạng say nắng.
Ngoài ra, việc ăn dưa hấu còn giúp giải khát, thanh nhiệt vào mùa hè và có tác dụng lợi tiểu. Dưa hấu cũng hỗ trợ quá trình giải độc cho gan, thúc đẩy quá trình tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Bạn có thể ăn trực tiếp hoặc xay nước dưa hấu tùy thích, vì cả hai cách đều mang lại những lợi ích tương tự.
Mướp đắng
Mướp đắng, hay còn được biết đến với tên gọi khác là khổ qua, có đặc tính mát và vị đắng. Các món ăn từ mướp đắng không chỉ có tác dụng giải nhiệt mà còn giúp giảm triệu chứng say nắng, rất hữu ích cho những người lao động nặng hoặc thường xuyên hoạt động dưới trời nắng.
Một trong những món ăn từ mướp đắng dễ làm nhất là mướp đắng xào trứng, với các bước sau:
- Bước 1: Rửa sạch mướp đắng, loại bỏ hết ruột (chú ý cạo bỏ phần màu trắng nếu bạn không ăn được đắng). Sau đó, thái mướp thành những lát hình trăng khuyết.
- Bước 2: Phi thơm hành, sau đó đưa mướp đắng vào xào chín. Sau đó thêm một quả trứng. Nêm gia vị sao cho vừa ăn.
- Bước 3: Đặt món ăn ra đĩa và thưởng thức.
Ngoài mướp đắng xào trứng, bạn cũng có thể thử làm các món như mướp đắng nhồi thịt, nộm mướp đắng để thêm phong vị và sự đa dạng cho bữa ăn hàng ngày.
Thông tin qua bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng say nóng là gì? Nguyên nhân cũng như triệu chứng, cách xử lý khi gặp tình trạng này. Đây là một tình trạng rất dễ gặp khi vào mùa hè nắng nóng. Hãy chia sẻ bài viết này cho bạn bè, người thân mình cùng biết để có những kiến thức hữu ích nhé.
>>> Xem thêm bài viết: Nổi mề đay kiêng gì giảm mẩn ngứa, hết khó chịu