PD là gì? Nếu thường xuyên theo dõi các chương trình truyền hình, đặc biệt là Running man Hàn Quốc, các bạn sẽ thấy người chơi gọi tên của PD rất nhiều. Vậy thực chất PD nghĩa là gì? Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về chủ đề này nhé!
PD là gì?
Theo nghĩa phổ thông và ứng dụng rộng rãi nhất thì PD được sử dụng để chỉ một nghề trong lĩnh vực truyền hình. PD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Project Director” hay “Producer” và có nghĩa là “Giám đốc chương trình”, “nhà sản xuất”. PD sẽ là người sẽ chịu trách nhiệm sản xuất, phát sóng một chương trình bất kỳ nào đó tại đài truyền hình mà mình đang làm việc.
Trong lĩnh vực truyền hình, PD là nghề gì được nhắc tới với vai trò là người quản lý cả về nhân lực và kinh phí của dự án. Ngoài ra, PD còn có trách nhiệm trong việc lên ý tưởng, đề xuất các hoạt động, chỉ đạo, điều hướng công việc của toàn bộ ekip thực hiện chương trình. Trong ekip, PD là người có quyền cao nhất cũng như là người gánh trách nhiệm lớn nhất về sự thành – bại của dự án.
Khái niệm khác liên quan đến PD
Không chỉ xuất hiện trong lĩnh vực truyền hình, khái niệm PD là gì còn có mặt trong một số lĩnh vực khác của đời sống.
PD – Nguyên tố hoá học
Xét trên góc độ học thuật, PD là từ viết tắt của nguyên tố hoá học Paladi. Đây là một kim loại vô cùng quý hiếm có màu trắng bạc và độ bóng ấn tượng. Kim loại này được phát hiện bởi William Hyde Wollaston vào năm 1803, được đặt tên là Palladium. Tên gọi này được dựa theo tên của tiểu hành tinh Pallas (tên tượng trưng của nữ thần Athena). Paladi sở hữu các tính chất khá ưu việt như chống xỉn màu tốt, chịu nhiệt cao, chống ăn mòn cao và dẫn điện tốt.
PD – Trụ sở cảnh sát
Trong “ngành”, PD chính là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Police Department”, dịch ra tiếng Việt là “trụ sở cảnh sát”. Đây chính là cơ quan, nơi làm việc của lực lượng công an với trách nhiệm xử lý các vấn đề liên quan tới an ninh trật tự xã hội cũng như xử lý các vấn đề khác liên quan đến giấy tờ về nhân thân, dân sự khác.
PD – Khoảng cách tâm mắt
PD là gì còn được hiểu là khoảng cách đồng tử hay khoảng cách tâm mắt. Đây là khoảng cách giữa hai đồng tử của mắt, được tính từ tâm con ngươi mắt trái đến tâm con ngươi của mắt phải khi mắt nhìn thẳng tự nhiên. Khoảng cách PD thường được đo bằng đơn vị milimet (mm).
PD – Hiện tượng phóng điện
Bên cạnh đó, PD còn được hiểu là hiện tượng phóng điện cục bộ (Partial Discharge). Đây là hiện tượng phóng điện một phần nhỏ trong vật liệu cách điện của các thiết bị trung và cao thế. PD chính là kết quả của sự phá huỷ về điện được hình thành do có các khe hở không khí bên trong lớp cách điện.
Tại sao nghề PD lại hot đến như vậy?
Quay trở lại chủ đề PD là một ngành nghề. PD là tên viết tắt của Program Director hoặc Producer, người phụ trách mọi việc từ lên kế hoạch, sản xuất, đạo diễn, phát sóng chương trình trên TV. Thông qua các chương trình giải trí, phim Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy được vị trí PD hot đến cỡ nào.
Theo đó, có rất nhiều nguyên nhân tạo nên độ hot cũng như khiến nhiều người cố gắng để trở thành PD như:
PD là người đứng đầu một dự án
Mỗi chương trình truyền hình đều cần có một “chủ xị” riêng, nhất là với các dự án mang tính giải trí cao. Và PD chính là người quyền lực đó khi nắm trong tay mọi quyền quyết định về dự án mà mình phụ trách. Khi đã là người đứng đầu, PD sẽ có rất nhiều cơ hội để phát triển khác, nhất là khi chương trình đó cực kỳ tiềm năng hoặc được khán giả yêu thích qua các mùa phát sóng trước.
Quyết định việc ai là người tham gia
PD sẽ là người quyết định việc ai là người tham gia vào dự án phim hay chương trình giải trí của mình. Bởi PD là người phụ trách quá trình triển khai, phát sóng, cũng như racting,… do đó mà mỗi một người tham gia đều cần phải chọn lựa kỹ càng. Đó cũng chính là lý do vì sao các nghệ sĩ nổi tiếng trong showbiz thường rất tôn trọng các PD truyền hình.
Hợp tác với các ngôi sao nổi tiếng
Bởi vì là một PD nên các chương trình của họ hầu hết sẽ có sự tham gia của những người nổi tiếng như ca sĩ, diễn viên,… Do đó đây sẽ là cơ hội tốt để PD hợp tác với các ngôi sao trong nước cũng như quốc tế. Nhất là đối với những Project Director có nhiều kinh nghiệm và sở hữu các chương trình, dự án thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả.
Sở hữu mức lương đáng mơ ước
Mức lương của PD truyền hình khá cao, đặc biệt là đối với các PD tài năng, có nhiều kinh nghiệm với nhiều dự án nổi bật. Hơn nữa, nếu thu hút được sự đầu tư của nhiều brand thì mức thu nhập của PD cũng được nâng cao hơn rất nhiều. Chính vì thế mà PD là một trong những công việc “hot” nhất hiện nay, thu hút nhiều người ứng tuyển.
Cách để trở thành PD chuyên nghiệp
Khi đã hiểu được nghề PD là gì cũng như độ hot của PD rồi, bạn có tò mò muốn biết hành trình để trở thành một PD chính thức như thế nào không? Để trở thành PD đài truyền hình, không nhất thiết bạn phải là nhân viên chính thức của nhà đài. Tuy nhiên, bạn sẽ phải vượt qua các vòng thi tuyển cực kỳ gắt gao. Quy trình trở thành PD chuyên nghiệp được tiến hành như sau:
Nộp hồ sơ
Tất cả các ứng viên dự tuyển vào vị trí PD sẽ phải nộp hồ sơ giới thiệu của mình cho nhà đài. Vị trí PD sẽ không giới hạn về trình độ phỏng vấn hay chuyên ngành bởi khả năng sáng tạo là điều đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, theo mặt bằng chung thì hầu hết các PD đều là những người có trình độ học vấn cao, tốt nghiệp các trường nổi tiếng và có kinh nghiệm trong các ngành giải trí.
Kiểm tra viết
Đây được xem là phần thi khó “nhằn” nhất trong 3 vòng thi tuyển PD. Mặc dù, điều cuối cùng mà các PD tạo ra chính là các video được đăng tải, phát sóng trên TV. Thế nhưng, để video được quay suôn sẻ cũng như truyền tải thông tin tốt nhất thì kịch bản cùng khả năng viết dễ hiểu là rất quan trọng. Đó cũng chính là lý do vì sao mà phần thi viết được đưa vào quy trình tuyển dụng PD.
Phỏng vấn
Với mỗi một đài truyền hình sẽ có cách thức phỏng vấn khác nhau. Nhưng về cơ bản, đây cũng sẽ là một vòng thi vô cùng khó khăn đối với các ứng viên bởi yêu cầu dành cho PD rất khắt khe. Và chỉ khi bạn qua được tất cả các vòng trên thì ứng viên mới vượt qua được cuộc cạnh tranh đầy cam go 1000:1 này.
Giữ vị trí trợ lý PD
Vượt qua các vòng thi trên không có nghĩa là bạn sẽ trở thành một PD truyền hình ngay lập tức. Bạn sẽ giữ vị trí trợ lý PD trong khoảng 5 – 7 năm, đây sẽ là thời gian để bạn học tập và tích lũy kinh nghiệm trước khi trở thành một PD chính thức. Công việc của trợ lý PD rất nhiều, có khi còn bận hơn cả PD chính, áp lực cũng theo đó mà tăng lên. Vì vậy nếu không thực sự đam mê và có tinh thần vững vàng thì bạn rất dễ nản lòng và bỏ cuộc giữa chừng.
Trở thành PD chính thức
Sau quãng thời gian dài rèn luyện, tích lũy đủ kinh nghiệm và quản lý dự án hoàn chỉnh, bạn có thể trở thành PD chính thức. Tuy công việc của PD chính sẽ ít hơn so với trợ lý nhưng trách nhiệm sẽ nặng nề hơn rất nhiều. Khi ekip của bạn có thể lên tới 30, 40 hay 100 người, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm toàn bộ với từng đó con người. Hơn nữa, PD chính cũng sẽ rất áp lực với việc làm sao để chương trình, dự án của mình có lượng rating cao, được khán giả chú ý,…
Hy vọng rằng qua bài viết trên, các bạn đã hiểu được PD là gì cũng như những những điều thú vị về công việc PD truyền hình. Có thể thấy rằng để trở thành một PD không hề đơn giản nhưng đó sẽ là công việc tuyệt vời nếu như bạn đam mê và kiên trì theo đuổi nghề.
>>> Xem thêm bài viết: Tết Hạ Nguyên Là Gì? Tìm Hiểu Nguồn Gốc, Ý Nghĩa, Các Hoạt Động Trong Tết Hạ Nguyên