Những câu chửi tiếng Nghệ An có thể khiến người nghe khó hiểu do từ ngữ vùng miền. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt đâu là những câu chửi hoặc khen của người Nghệ – Tĩnh. Cùng tìm hiểu về ngôn ngữ khá đặc biệt này nhé!
1. Giọng người Nghệ An có gì đặc biệt?
Giọng nói của mỗi vùng miền đều có những đặc điểm riêng, tạo nên sự phong phú cho ngôn ngữ và vốn từ Tiếng Việt. Tiếng nói địa phương mang đến sự gần gũi, quen thuộc giữa những người cùng quê hương với nhau. Song, giọng người Nghệ An lại có âm điệu khó nghe hơn so với các vùng khác.
Người Nghệ An sử dụng rất nhiều thổ ngữ, cách nói không có dấu khiến âm thanh bị biến sắc, đặc biệt tại huyện Nghi Lộc – Nghệ An. Sự khác biệt về giọng nói này nguyên nhân do độ nặng nhẹ, âm vực của người phát âm khiến người nghe thấy khó hiểu.
Giọng người Nghệ An bắt nguồn từ nhiều thế hệ trước, thế hệ sau bắt chước và học theo cách nói này. Tuy nhiên, để giao tiếp đúng, bạn không nên sử dụng quá nhiều từ ngữ địa phương khi giao tiếp để tránh hiểu sai ý nghĩa của câu nói.
2. Tổng hợp những câu chửi tiếng Nghệ An có dịch
Chắc hẳn bạn đã gặp những câu chửi tiếng Nghệ An nhưng lại không hiểu hoàn toàn về mặt ngữ nghĩa của chúng. Dưới đây là tổng hợp một số câu chửi tiếng Nghệ An có dịch theo nghĩa chuẩn:
- Thằng ni học dốt thì mần chi được rứa!
Dịch: Thằng này học dốt thì làm cái gì được chứ!
- Răng chi ngu rứa bây!
Dịch: Sao mà ngu vậy mày!
- Mả xưng cha mi. Đâm mặt xéo đi mần đi!
Dịch: Mả cha mày, đâm mặt cút đi làm đi!
- Nom dáng mi lóc bóc có lớp tớp nỏ!
Dịch: Trông cái dáng mày khệnh khạng có láo lếu không!
- Đập thâu má mi giừ
Dịch: Đánh bỏ mẹ mày bây giờ!
- Nom thằng ni cù lần quá bay!
Dịch: Trông thằng này khờ khạo quá mày!
- Xe lai nom đi chậm rứa!
Dịch: Xe ôm trông đi chậm rứa!
- Phim ni cụng mần chán mi hầy!
Dịch: Phim này cũng làm chán mày nhỉ!
3. Một số từ ngữ Nghệ An dịch ra nghĩa chuẩn
Các từ ngữ tiếng Nghệ An do cách đọc mất dấu hoặc dùng từ gần nghĩa. Điều đó khiến những người nói giọng chuẩn khó hiểu khi giao tiếp. Dưới đây là một số ví dụ tiếng Nghệ khi dịch ra nghĩa chuẩn:
Tiếng Nghệ An |
Nghĩa chuẩn |
Tiếng Nghệ An |
Nghĩa chuẩn |
tau |
tao |
xon |
đỏ |
mi |
mày |
đùm |
gói |
mô |
đâu |
tru |
trâu |
choa |
bọn tao |
quân nớ |
bọn nó |
hấn |
nó |
đậu |
đỗ |
rứa |
vậy |
mấn |
váy |
ni |
này |
trốc |
đầu |
mô |
đâu |
ê chà |
ôi giời |
a ri nầy |
thế này này |
nịt |
thắt lưng |
nỏ |
chả |
nhể |
bựa |
chộ mô rứa |
chỗ nào đấy |
nhớp |
dơ |
cò lẹ |
có lẽ |
xe lai |
xe ôm |
rèo |
nài nỉ |
o |
cô |
đành hanh |
bắt bẻ |
khun |
khôn |
chưởi |
chửi |
hét |
la |
ê chà |
ôi giời |
ciếc |
cù léc |
chộ nhim |
chỗ râm |
ban lơn |
đùa dai |
lặt |
lượm |
xơi |
ăn |
kưng |
chiều chuộng |
cà khịa |
gây sự |
bơ |
bạt tai |
ngỏng |
cương |
mui |
môi |
khỉ gió |
thằng quỷ sứ |
cảy |
sưng |
rờ rờ rận rận |
linh ta linh tinh |
nót |
nuốt |
cà trắp |
láu cá |
giừ |
giờ |
bớp |
điếm |
chơ |
chứ |
nôn |
nhột |
Những câu chửi tiếng Nghệ An bạn chỉ nên sử dụng với mục đích trêu ghẹo, hài hước, tránh dùng sai hoàn cảnh, đối tượng gây hiểu lầm tới đối tượng giao tiếp. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về ngôn ngữ của người Nghệ An.
>>> Xem thêm: Tổng hợp những các câu chửi tiếng Hàn cực gắt nên lưu ý khi sử dụng