Ngành F&B là gì? F&B là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực nhà hàng hay các loại hình kinh doanh ăn uống. Vậy bạn đã hiểu rõ F&B là gì chưa? Nếu chưa thì đừng vội bỏ qua những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Ngành F&B là gì?
Ngành F&B là viết tắt của cụm từ “Food and Beverage”, có nghĩa là đồ ăn và đồ uống. Ngành này bao gồm các hoạt động liên quan đến sản xuất, chế biến, phân phối, phục vụ thực phẩm & đồ uống. Các doanh nghiệp ngành F&B có thể là nhà hàng, quán ăn, quán cà phê, quầy bar, khách sạn, công ty sản xuất thực phẩm và đồ uống, cùng nhiều hình thức kinh doanh khác liên quan.
Hiện nay, ngành F&B được phân chia thành 3 nhóm chính sau:
- Phục vụ tại bàn (Waiter service): Thực khách sẽ được nhân viên phục vụ ngay tại bàn ăn.
- Tự phục vụ (Self service): Khách hàng tự lấy khay và lựa chọn phần ăn của mình cùng dụng cụ dao nĩa.
- Phục vụ hỗ trợ (Assisted service): Khách sẽ được phục vụ một phần bữa ăn và tự phục vụ đối với một số món ăn, thức uống tự chọn khác.
Càn phân biệt rõ ràng ngành dịch vụ là một khái niệm tổng quan. Trong khi đó, F&B (Food and Beverage) chỉ là một chuyên ngành, phân hệ nhỏ trong ngành dịch vụ, đảm nhận nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu ăn uống cho khách hàng.
Nguồn gốc của ngành F&B
Ngành F&B là gì xuất phát từ nhu cầu của con người trong việc tiếp cận và tiêu dùng thực phẩm và đồ uống. Ngay từ khi con người bắt đầu tự sản xuất thực phẩm, điều này đã tạo ra một nền kinh tế xung quanh việc nuôi trồng, chăn nuôi và thu hoạch các nguồn lợi thực vật và động vật.
Tuy nhiên, khái niệm về F&B thực sự phát triển từ đầu thế kỉ XIX, khi Nicholas Appert phát minh ra đồ hộp và Louis Pasteur tìm ra “Pasteurisation” (kỹ thuật thanh trùng). Kể từ thời điểm này, thức ăn và đồ uống được bảo quản, lưu giữ và sử dụng lâu dài hơn thì ngành hàng F&B mới thật sự phát triển mạnh mẽ.
Theo thời gian, ngành F&B ngày càng đa dạng hơn theo sự phát triển của xã hội. Trong quá trình này, ngành hàng F&B đã trải qua nhiều thay đổi, từ sự xuất hiện của nhà hàng, quán ăn truyền thống cho đến các chuỗi nhượng quyền thương hiệu, nhà hàng nhanh và dịch vụ ăn uống mang tính chất công nghiệp.
Chức năng của ngành hàng F&B là gì?
Ngành hàng F&B (Food & Beverage) có vai trò quan trọng trong ngành dịch vụ ẩm thực và đồ uống. Cụ thể như:
Cung cấp thực phẩm và đồ uống
Ngành F&B chịu trách nhiệm cung cấp các sản phẩm ăn và uống, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của thực khách. Khi các nhà hàng, khách sạn, quán ăn nhanh, công ty thực phẩm,… có thể giải quyết tốt được nhu cầu này sẽ giúp nâng cao chất lượng dịch vụ ẩm thực. Đồng thời còn có cơ hội nâng cao vị thế thương hiệu.
Mang đến trải nghiệm ẩm thực
Không chỉ cung cấp thực phẩm và đồ uống, F&B mà còn tạo ra trải nghiệm ẩm thực cho khách hàng. Không gian nhà hàng, quầy bar cùng menu đa dạng và chất lượng thực phẩm đều đóng vai trò quan trọng trong việc mang đến những trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng.
Tăng độ nhận diện thương hiệu
Ngành F&B chính là vũ khí sắc bén để “marketing truyền miệng cho doanh nghiệp, nhà hàng. Một hình thức marketing “0 đồng”, không tốn chi phí mà lại đạt hiệu quả kinh doanh cao đến bất ngờ. Đồ ăn, thức uống chính là thứ dễ kích thích khách hàng chụp ảnh, quay clip, dễ để các reviewer làm video quảng cáo.
Tạo doanh thu cho doanh nghiệp
Nhu cầu dịch vụ của con người ngày càng tăng cao, điều đó thúc đẩy nhiều hoạt động kinh doanh phát triển. Ngành F & B là gì cần có sự đầu tư bài bản và nghiêm túc. Vì đây chính là yếu tố quyết định đến sự thành công trong việc tăng trưởng nguồn thu nhập, nâng cao doanh thu đáng kể.
Giúp phát triển văn hóa ẩm thực
Ngành F&B cũng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy và bảo tồn văn hóa ẩm thực của một quốc gia hoặc khu vực. Qua các món ăn truyền thống, nhà hàng mang đến cho khách hàng cơ hội trải nghiệm và hiểu sâu hơn về văn hóa và lối sống của một địa phương.
Chiến lược marketing ngành F&B
Marketing trong ngành F&B (Food & Beverage) đóng vai trò quan trọng để thu hút khách hàng và tạo điểm khác biệt cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số phương pháp marketing trong lĩnh vực này mà các bạn có thể tham khảo.
Nghiên cứu thị trường
Nắm bắt thông tin về thị trường, khách hàng tiềm năng và sở thích của họ. Điều này giúp các bạn xác định được đối tượng mục tiêu và tạo ra chiến lược marketing phù hợp nhất.
Xây dựng thương hiệu
Tạo dựng một thương hiệu đồ ăn, thức uống độc đáo và nhận diện riêng biệt cho doanh nghiệp F&B của bạn. Những việc cần làm để xây dựng thương hiệu riêng bao gồm việc thiết kế logo, slogan, bao bì sản phẩm và không gian quán.
Tiếp cận qua mạng xã hội
Cách tiếp cận khách hàng trong ngành F&B là gì? Hãy tận dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube và Twitter để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của mình. Chia sẻ hình ảnh hấp dẫn, video ngon miệng cùng những câu chuyện liên quan đến thực phẩm và đồ uống.
Mở chuỗi nhượng quyền
Mở rộng quy mô kinh doanh bằng cách tìm kiếm đối tác nhượng quyền. Nhượng quyền cho các doanh nghiệp khác giúp tăng cường hiệu quả marketing và mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng với sản phẩm.
Tạo trải nghiệm thú vị
Đảm bảo rằng khách hàng sẽ có một trải nghiệm thú vị và đáng nhớ khi đến với doanh nghiệp F&B của bạn. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ chuyên nghiệp, không gian hấp dẫn là những yếu tố thu hút và giúp khách hàng quay trở lại.
Tổ chức sự kiện, khuyến mãi
Định kỳ tổ chức các sự kiện đặc biệt, buổi gặp gỡ với nhà hàng, chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn để thu hút khách hàng mới. Đây cũng là cách để bạn duy trì sự quan tâm của khách hàng cũ.
Tương tác với khách hàng
Gửi thông tin về sản phẩm mới, menu thay đổi hay ưu đãi đặc biệt cho khách hàng thông qua email marketing, Zalo OA,.. Điều này giúp tạo sự liên kết và khuyến khích khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ.
Hợp tác với các influencers
Liên kết với những người có tầm ảnh hưởng trong ngành F&B, KOL, KOC,… để giới thiệu, nâng cao nhận thức sản phẩm cũng như thương hiệu của bạn. Influencer có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự tò mò và thu hút nhiều đối tượng khách hàng.
Các phương pháp trên chỉ là một số gợi ý để bắt đầu hoạt động marketing trong ngành F&B. Quan trọng nhất là các bạn cần hiểu rõ đối tượng mục tiêu và tìm ra cách tạo ra giá trị cho khách hàng thông qua các chiến lược phù hợp.
Qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã biết ngành F&B là gì, vai trò của ngành hàng F&B cũng như chiến lược marketing của ngành F&B. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp các bạn thêm hiểu biết, kiến thức bổ ích về ngành hàng F&B khi có ý định kinh doanh lĩnh vực này.
>>> Xem thêm bài viết: Ethic Là Gì? Quy Tắc Sử Dụng Từ Ethic Trong Câu Tiếng Anh