Thời gian gần đây, rất nhiều tỉnh thành trên khắp cả nước đã xảy ra các vụ cháy nổ liên tiếp, gây ra những tổn thất nặng nề. Nghiêm trọng nhất là vụ hỏa hoạn tại chung cư mini Khương Hạ (Hà Nội) 12/9/2023 đã cướp đi 56 sinh mạng. Do đó, để giảm thiểu thiệt hại khi có hỏa hoạn, mỗi người nên tự mình trang bị một số kỹ năng phòng cháy chữa cháy cơ bản. Cùng tham khảo những kiến thức tổng hợp về cách phòng cháy chữa cháy ngay sau đây nhé.

Hiểm họa khó lường từ những vụ cháy nổ

Trong vài năm trở lại đây, các vụ hỏa hoạn lớn gây thiệt hại nghiêm trong về người và tài sản diễn ra trên khắp cả nước. Trong đó, nhiều vụ cháy nổ thường xảy ra ở các khu công nghiệp, chung cư mini, chung cư cao tầng, cơ sở kinh doanh dịch vụ hát karaoke, cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại,…

Hỏa hoạn hiện đã diễn ra trên nhiều tình thành
Hỏa hoạn diễn ra tại nhiều tỉnh thành trên cả nước

Vụ cháy quán karaoke ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) vào 8/2022 đã khiến 3 chiến sĩ Cảnh sát PCCC hy sinh khi đang làm nhiệm vụ. Tháng 9/2022, tại Thanh Oai (Hà Nội), một vụ cháy nổ kho xưởng xảy ra, khiến 3 mẹ con tử vong. Cũng trong tháng 9/2022, vụ cháy quán karaoke thảm khốc tại Bình Dương khiến 32 người thiệt mạng.

Từ đầu năm 2023 đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng về người và tài sản. Cụ thể, ngày 13/5 một vụ cháy tại căn nhà ống 4 tầng ở Hà Đông đã khiến 4 bà cháu tử vong. Vụ cháy ở ngõ Thổ Quan, Đống Đa ngày 8/7 khiến 3 người thiệt mạng. Ngày 19/7 xảy ra một vụ cháy tại cửa hàng kinh doanh xe điện tại Hoài Đức cướp đi sinh mạng của 3 người. Gần đây nhất là vụ hỏa hoạn tại chung cư mini ở Khương Hạ ngày 12/9 khiến 56 người tử vong.

Hiện trường vụ cháy chung cư mini
Hiện trường tầng để xe trong vụ hỏa hoạn chung cư mini Khương Hạ

Cháy nổ có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi. Từ nhà ở, các cơ sở kinh doanh, sản xuất, quán bar, vũ trường,… đều tập trung đông người và dễ phát hỏa. Nếu không tuân thủ quy định PCCC thì khi xảy ra cháy nổ, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Những nguyên nhân phổ biến gây cháy nổ

Trước khi tìm hiểu về kỹ năng phòng cháy chữa cháy thì chúng ta cần biết về nguyên nhân vụ cháy. Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến cháy nổ tuy nhiên phổ biến nhất gồm có:

Chập điện cũng có thể gây hỏa hoạn
Chập cháy điện có thể gây hỏa hoạn
  • Sử dụng điện không đúng cách: sử dụng các thiết bị điện vượt quá công suất định mức của dây sẽ rất dễ gây nóng dây, làm chập điện và dẫn đến cháy nổ.
  • Không kiểm tra định kỳ thiết bị điện trong gia đình, thiết bị quá cũ, hư hỏng có thể gây chập cháy.  Không tắt các thiết bị điện khi ra ngoài cũng dễ dẫn đến cháy nổ.
  • Sử dụng hoặc tự chỉnh sửa các thiết bị điện mà không có sự tư vấn từ thợ điện chuyên nghiệp dẫn tới nhiều sai lệch theo thiết kế ban đầu, không đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật,… cũng có thể dẫn đến cháy nổ.
  • Khi gia công kim loại không đảm bảo đúng kỹ thuật khiến ngọn lửa cháy với nhiệt độ cao rồi bắn ra xung quanh. Trong trường hợp các tia lửa tiếp xúc với những đồ vật dễ cháy cũng trở thành nguyên nhân gây cháy nổ.
  • Không khóa van gas sau khi nấu ăn, dây dẫn bình ga bị đứt khiến gas bị rò rỉ, bình gas cũ không đảm bảo an toàn,… cũng là những nguyên nhân gây cháy nổ.
  • Sạc các thiết bị điện qua đêm như xe điện, điện thoại, sạc dự phòng,… có thể gây cháy nổ nguy hiểm.

Tìm hiểu cơ bản về đám cháy

Để biết cách phòng cháy chữa cháy thì chúng ta cần có kiến thức cơ bản về đám cháy, cụ thể như:

Phân loại đám cháy

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cháy
Có nhiều loại đám cháy khác nhau

Dựa trên loại vật liệu bị cháy mà các đám cháy sẽ được chia thành 5 loại riêng biệt. Khi biết được loại đám cháy sẽ tối ưu trong phương pháp, chất chữa cháy.

  • Đám cháy lớp A: là những đám cháy do các vật cháy rắn như gỗ, giấy, vải, rác và các vật liệu thông thường khác.
  • Đám cháy lớp B: chất cháy là chất lỏng dễ cháy như xăng dầu, sơn,…
  • Đám cháy lớp C: là những đám cháy liên quan đến các thiết bị điện.
  • Đám cháy lớp D: chất cháy là kim loại và hợp kim dễ cháy.
  • Đám cháy lớp K: là dành cho khu vực bếp núc, chất cháy là dầu hay chất béo động thực vật.

Kỹ năng phòng cháy chưa cháy: Dấu hiệu cơ bản để nhận biết đám cháy

Dấu hiệu của đám cháy là khói
Khói là một dấu hiệu của đám cháy

Theo hướng dẫn phòng cháy chữa cháy thì dấu hiệu cơ bản để nhận biết một đám cháy như sau:

  • Mùi vị: tùy thuộc vào chất bị cháy mà đám cháy sẽ có những mùi như sau:
  • Mùi khét: cháy điện, sợi bông, cao su,…
  • Mùi thơm: mật, đường,…
  • Mùi khí sốc: SO2, SO3, Clo,…
  • Khói: được hình thành do sự cháy, sinh ra từ những chất cháy. Tùy vào chất cháy khác nhau mà khói sẽ có màu sắc khác nhau. Màu sắc của khói còn phụ thuộc vào điều kiện cháy có đủ không khí hoặc thiếu không khí.
  • Ánh lửa và tiếng nổ: đây là đặc trưng của phản ứng cháy.

Kỹ năng phòng cháy chưa cháy cần lưu ý: Phân loại chất chữa cháy

Khi xác định được loại đám cháy mà việc chữa cháy sẽ dễ dàng hơn. Có những chất chữa cháy cơ bản như sau:

Bình chữa cháy chứa loại bột chữa cháy
Bình chữa cháy chứa các loại bột chữa cháy ký hiệu ngoài bình
  • Nước: là chất chữa cháy thông dụng, có sẵn trong thiên nhiên, sử dụng đơn giản. Nước sẽ hấp thụ nhiệt lượng đám cháy. Nước áp dụng cho đám cháy lớp A, không dùng cho đám cháy lớp B và C. Lưu ý: Tuyệt đối không dùng nước để dập đám cháy xăng dầu vì xăng, dầu nhẹ hơn nước, và không hòa tan trong nước nên gây cháy lan. Ở những đám cháy có điện thì cần ngắt nguồn điện trước khi tiến hành lửa.
  • Hóa chất khô: bột chữa cháy ABC được chứa trong bình xách tay hoặc xe đẩy. Lần lượt bột A (chữa cháy chất rắn), bột B (chữa cháy chất lỏng), bột C (chữa cháy chất khí). Bột cho khả năng cách ly và làm loãng nồng độ Oxy tiếp xúc với đám cháy, khi thiếu Oxy thì thì đám cháy sẽ được kìm hãm. Áp dụng cho đám cháy thuộc lớp A, B và C
  • Bọt chữa cháy Foam: nó ngăn không cho Oxy tiếp xúc với đám cháy. Áp dụng cho đám cháy thuộc lớp A và B.
  • Khí nén: mỗi khí nén có nguyên lý chữa cháy khác nhau. Khí FM-200, Novec 1230 (chất lỏng hóa hơi) có khả năng hấp thụ mạnh nhiệt lượng đám cháy, giúp dập tắt đám cháy mà không làm giảm nồng độ oxy. Khí nén Stat-X cho khả năng bẻ gãy chuỗi phản ứng hóa học. Khí Nito, CO2 có thể làm giảm nồng độ oxy dưới 14% (nguy hiểm cho con người). Áp dụng cho đám cháy: lớp A, B và C.

Ngoài những chất chữa cháy chuyên nghiệp kể trên, chúng ta có thể sử dụng các chất chữa cháy đơn giản sau:

Bạn có thể Dập lửa bằng chăn ướt
Dập lửa bằng chăn ướt
  • Cát: cho khả năng hấp thụ nhiệt, hạ nhiệt độ của đám cháy, cát phủ lên đám cháy cũng tạo ra một màng ngăn cách oxy với đám cháy giúp lửa tắt.
  • Chăn, màng nhúng nước: giúp ngăn cách đám cháy với oxy bên ngoài và giảm nhiệt lượng đám cháy.
  • Dung dịch muối: muối khi rơi vào bề mặt cháy cũng tạo ra màn cách ly với oxy.

Một số kỹ năng phòng cháy chữa cháy cơ bản cần biết khi gặp hỏa hoạn

Trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn, nếu bạn biết những kỹ năng phòng cháy chữa cháy cơ bản,  thực hiện đúng cách, thì có thể tự bảo vệ bản thân và những người xung quanh. Cùng tham khảo những hướng dẫn phòng cháy chữa cháy nếu gặp cháy nổ sau đây.

Gọi cho 114 khi có hỏa hoạn
Gọi 114 khi có hỏa hoạn
  • Nhanh chóng gọi cứu trợ đến lực lượng cảnh sát PCCC qua số 114.
  • Nhanh chóng thoát khỏi đám cháy. Không cố tìm hiểu nguyên nhân cháy hay là cố mang theo vật nuôi hoặc những đồ có giá trị.
  • Không dùng thang máy khi xảy ra cháy nổ.
  • Dùng mặt nạ phòng độc khi phải đi qua lửa hay hiện trường có nhiều khói. Nếu không có mặt nạ phòng độc thì hãy dùng chăn, màn, quần áo,… thấm ướt bằng nước rồi bịt miệng, mũi, khoác lên người sau đó cố gắng thoát khỏi đám cháy nhanh nhất.
  • Khi cháy xảy ra, khói có xu hướng bay lên cao. Do đó, trong quá trình di chuyển, hãy men theo tường, không đi thẳng mà hãy đi khom người để hạn chế việc hít phải khói từ đám cháy.
  • Khi di chuyển đến cửa, cần phải kiểm tra nhiệt độ cửa cũng như bên ngoài trước khi mở cửa để phòng tránh bị bỏng tay hoặc lửa ập vào.
  • Khi thoát ra được ngoài cửa sổ hoặc hành lang hãy vẫy tay, la hét để ra dấu hiệu cho lực lượng cứu hộ.
Kỹ năng phòng cháy chưa cháy
Kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho bạn biết cách di chuyển trong đám cháy
  • Trường hợp lửa bén vào quần áo không nên chạy vì gió sẽ làm cho lửa cháy mạnh hơn. Cách tốt nhất nhất là nên ngừng chuyển động, che mặt, rồi nằm xuống và lăn qua lăn lại để dập tắt lửa. Lưu ý, không nên nhảy vào bể chứa nước vì lửa có thể khiến nước bị nấu sôi.
  • Nếu lối thoát hiểm bị tắc hay không an toàn, người gặp nạn có thể ra ban công, cửa sổ, dùng thang dây, đồ bằng vải nối lại để làm thang và leo xuống đất. Lưu ý, không nên nhảy từ trên lầu cao xuống khi chưa có sự hướng dẫn từ nhân viên cứu hộ.

Những việc cần làm để phòng chống cháy nổ

Để tránh xảy ra những vụ hỏa hoạn đáng tiếc, trong cuộc sống thường ngày bạn nên lưu ý một số điểm như sau:

Tắt nguồn điện trước khi ra ngoài
Lưu ý khi thắp hương và tắt các thiết bị điện khi ra ngoài
  • Không để những vật liệu dễ cháy trong nhà, nhất là xăng, dầu, các loại khí đốt,… Trong trường hợp cần thiết, cần phải có biện pháp phòng cháy chữa cháy an toàn.
  • Những đồ vật dễ bắt lửa cần phải để xa nguồn điện.
  • Khi ra ngoài cần phải tắt hết các thiết bị điện, tắt đèn dầu, khóa bình gas khi nấu ăn xong,….
  • Định kỳ kiểm tra các thiết bị điện trong gia đình để nhận biết sớm các nguy cơ cháy nổ và kịp thời xử trí.
  • Khi hàn cắt kim loại, cần che chắn cẩn thận và không để những vật liệu dễ bắt lửa ở gần.
  • Các loại xe chuyên chở xăng dầu không chạy quá tốc độ và cần bảo dưỡng xe định kỳ. Đặc biệt,  tài xế không được hút thuốc khi đang lái xe.  
  • Trong gia đình, cơ sở sản xuất nên trang bị những thiết bị phòng cháy chữa cháy như bình cứu hỏa, thang dây, chuông báo cháy, mặt nạ phòng độc,… để có thể ứng cứu kịp thời khi hỏa hoạn không may xảy ra.
  • Mỗi người nên trang bị kỹ năng phòng cháy chữa cháy cơ bản cũng như cách sử dụng các thiết bị cứu hỏa.

Trên đây là tổng hợp các kỹ năng phòng cháy chữa cháy. Chỉ những hành động vô ý của bản thân cũng có thể gây nên những thảm kịch đau lòng. Hãy tự bảo vệ mình bằng việc tự học cách phòng cháy chữa cháy nhé.

>>> Xem thêm: Tổng hợp cách mở cốp xe Vision ở mọi trường hợp đơn giản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *