Khởi ngữ là một thành phần phụ ở trong câu nhưng lại có tác dụng rất quan trọng, giúp làm nổi bật ý nghĩa của cả câu. Vậy khởi ngữ là gì? Nó có tác dụng như thế nào? Cách nhận biết khởi ngữ ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về thành phần câu này qua những chia sẻ ngay dưới đây nhé.

Khởi ngữ là gì?

Khởi ngữ thuộc kiến thức văn học, thuộc chương trình giảng dạy môn Ngữ Văn lớp 9. Sách Giáo Khoa Ngữ Văn 9, Tập 2, trang 8 có định nghĩa khởi ngữ như sau: khởi ngữ là thành phần câu đứng phía trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ với, đối với,….

Tìm hiểu Khởi ngữ là gì?
Khởi ngữ là gì?

Tác dụng của khởi ngữ

Sau khi đã biết khởi ngữ là gì thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác dụng của khởi ngữ.

  • Khởi ngữ là thành phần phụ trong câu, được dùng để làm nổi bật ý muốn thể hiện tới người đọc, người nghe. Nó tạo sự liên quan mật thiết đối với thành phần chính.
  • Khởi ngữ ở trong câu sẽ giúp cho câu trở nên chính xác, dễ hiểu hơn. Nó cũng giúp cho người đọc, người nghe dễ tưởng tượng được tình huống ở trong câu.
  • Về khởi ngữ trong câu, thành phần này cũng giúp câu trở nên phong phú hơn, tránh tình trạng lặp câu, lặp từ.

Nếu như bạn thấy một bộ phận câu được đặt lên đầu tiên, khác với so trật tự câu thông thường, thì nó có thể đó chính là khởi ngữ. Nó nhằm nhấn mạnh ý nghĩa phía sau nó.

Ví dụ về khởi ngữ: Về việc chải lông cho mèo, thì cần phải lưu ý tới lược chải lông, hướng chải xuôi và thái độ của chú mèo.

Khởi ngữ ở trong cây này là “về việc”. Nó đứng đầu câu và có chức năng giúp làm nổi bật ý chính là chải lông cho mèo ở phía sau.

Khởi ngữ ở trong 1 câu có nhiều tác dụng khác nhau
Khởi ngữ ở trong câu có nhiều tác dụng khác nhau

Ví dụ về khởi ngữ: Chiếc cup này, tôi đã nhận được khi vô địch lần thứ tư.

Khởi ngữ ở đây là chiếc cup này. Nó đã nêu bật chủ đề của câu là nói về chiếc cup.

Phân loại khởi ngữ

Khởi ngữ là thành phần phụ trong câu,  khiến câu trở nên mạch lạc và rõ ý hơn. Khởi ngữ hiện được chia thành 2 loại.

Khởi ngữ không có chức năng cú pháp cụ thể

Trường hợp khởi ngữ không xác định đảm nhận một chức năng cụ thể nào thì nó có tác dụng chủ yếu là để nêu lên chủ đề của sự việc. Loại khởi ngữ này thì ý nghĩa nhấn mạnh chỉ là phụ.

Khởi ngữ nhấn mạnh, nêu chủ đề của sự việc
Khởi ngữ giúp nhấn mạnh, nêu chủ đề của sự việc

Khởi ngữ có chức năng cú pháp cụ thể ở câu đi sau

Trường hợp khởi ngữ có chức năng cú pháp cụ thể ở trong câu đi sau thì khởi ngữ sẽ có tác dụng chủ yếu là  nhấn mạnh, còn ý nghĩa nêu bật chủ đề chỉ là phụ.

Khởi ngữ khi đảm nhiệm chức năng ngữ pháp trong câu sẽ nhấn mạnh bộ phận nào đó của câu đi sau nhằm thể hiện ý nghĩa sâu xa. Có nghĩa là khởi ngữ khi đó sẽ giữ chức năng cú pháp tương ứng như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ.

Các dấu hiệu nhận biết khởi ngữ

Khởi ngữ trong câu thường có một số dấu hiệu nhận biết riêng. Do đó, bạn có thể dễ dàng xác định được khởi ngữ trong câu. Cụ thể, khởi ngữ ở trong câu có những dấu hiệu cơ bản như sau:

Nhận biết khởi ngữ dựa vào quan hệ từ về, với, đối với
Nhận biết khởi ngữ dựa vào những quan hệ từ về, với, đối với
  • Trước khởi ngữ thường có thêm một số quan hệ từ. Đặc trưng nhất là: về, với, còn, đối với,…
  • Phía sau khởi ngữ thường được kết hợp cùng với trợ từ “thì”.

Ví dụ về khởi ngữ:

1. Đối với những chuyện mà cậu đã làm, tớ biết cả rồi.

“Đối với những chuyện mà cậu đã làm” là khởi ngữ. “Tớ” là chủ ngữ.

2. Về buổi gặp mặt cuối tuần này, tớ không đi được.

“Về buổi gặp mặt cuối tuần này” là khởi ngữ. “Tớ” là chủ ngữ.

3. Đối với một bài hát hay, mình chỉ cần nghe vài lần là đã nhớ.

“Đối với một bài hát hay” là khởi ngữ. “Mình” là chủ ngữ.

Bài tập về khởi ngữ

Sau khi đã biết khởi ngữ là gì, tác dụng cũng như cách nhận biết thì chúng ta cùng tham khảo một số bài tập để giúp nắm vững kiến thức hơn nhé.

Bài thi với những câu hỏi liên quan đến kiến thức khởi ngữ
Một bài thi với những câu hỏi liên quan đến kiến thức khởi ngữ

Bài tập 1: Tìm các khởi ngữ ở trong những câu sau đây.

a) Vì không có thẻ thang máy nên ông luôn phải chờ để đi nhờ người khác. Điều này khiến ông khổ tâm hết sức.

b) Đối với cô ấy, vượt qua kì thi là niềm vui vô hạn.

c) Thời tiết, những ngày đông nhưng nắng nóng một cách bất thường.

d) Về khoản tìm đường, thì chẳng ai bằng nó.

e) Nghĩ lại, những năm tháng tuổi trẻ thật tươi đẹp làm sao.

Lời giải: Khởi ngữ ở trong những câu trên lần lượt là:

a) Điều này

b) Đối với cô ấy

c) Thời tiết

d) Về khoản tìm đường

e) Nghĩ lại

Bài tập 2: Chuyển những câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ:

a) Tôi không đi chơi được.

b) Không bao giờ tôi đọc qua một lần một bài thơ hay mà đặt ngay xuống được.

c) Con không bao giờ mặc cái áo ấy nữa.

d) Tưới cây cần chú ý đến lượng nước, thời gian tưới, số lần tưới để cây có thể phát triển khỏe mạnh.

Lời giải: Hãy tự lựa chọn những khởi ngữ phù hợp để đặt vào câu. Một số gợi ý như sau:

a) Về buổi đi chơi cuối tuần, tôi không đi được.

→ Khởi ngữ ở đây là “về buổi đi chơi cuối tuần”.

b) Đối với những bài thơ hay, không bao giờ tôi đọc qua một lần mà đặt ngay xuống được.

→ Khởi ngữ ở đây là “đối với những bài thơ hay”.

c) Cái áo này, con không bao giờ mặc nữa.

→ Khởi ngữ ở đây là “cái áo này”.

d) Về việc tưới cây, thì cần chú ý đến lượng nước, thời gian tưới, số lần tưới để cây có thể phát triển khỏe mạnh.

→ Khởi ngữ ở đây là “về việc tưới cây”.

Bài tập về khởi ngữ rất phổ biến với nhiều dạng khác nhau
Các bài tập về khởi ngữ rất phổ biến với nhiều dạng khác nhau

Bài tập 3: Đặt câu có khởi ngữ sau đó chuyển thành câu không có khởi ngữ.

Lời giải: Chúng ta đặt một số câu có chứa khởi ngữ và chuyển nó về câu thường không khởi ngữ như sau:

a) Cuốn truyện này, mình đã mua lâu rồi.

 Khởi ngữ là “cuốn truyện này”, “mình” là chủ ngữ.

Sau khi loại bỏ khởi ngữ thì sẽ chuyển thành: Mình đã mua cuốn truyện này lâu rồi.

b) Về các môn tự nhiên, Tuấn học không giỏi.

 Khởi ngữ là “về các môn tự nhiên”, “Tuấn” là chủ ngữ.

Sau khi loại bỏ khởi ngữ thì sẽ chuyển thành: Tuấn học không giỏi các môn tự nhiên.

c) Về việc trồng hoa trong chậu thì cần lưu ý tới kích cỡ chậu, chất lượng đất và cách chăm sóc loại cây đó.

 Khởi ngữ là “về việc”, “trồng hoa trong chậu” là chủ ngữ.

Sau khi loại bỏ khởi ngữ thì sẽ chuyển thành: Trồng hoa trong chậu thì cần lưu ý tới kích cỡ chậu, chất lượng đất và cách chăm sóc loại cây đó.

d) Hiểu thì mình hiểu rồi nhưng mình chưa giải được.

 Khởi ngữ là “hiểu”, “mình” là chủ ngữ.

Sau khi loại bỏ khởi ngữ thì sẽ chuyển thành: Mình hiểu rồi nhưng chưa giải được.

Những thông tin tổng hợp trên đây hẳn đã giúp bạn biết được khởi ngữ là gì. Mặc dù là thành phần phụ trong câu nhưng nó lại có vai trò quan trong cách diễn đạt câu thêm uyển chuyển, nhấn mạnh ý nghĩa câu. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn hoàn thành được những bài tập về khởi ngữ.

>>> Xem thêm bài viết: Quá trình phong hóa là gì? Những thông tin tổng quan về quá trình phong hóa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *