Cải bó xôi được đánh giá là “siêu thực phẩm” khi chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể con người. Tuy nhiên, việc kết hợp và chế biến không đúng cách có thể khiến cho loại rau này không phát huy được hết công dụng, thậm chí là gây hại cho cơ thể. Vậy cải bó xôi kỵ gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về loại rau này qua những chia sẻ ngay sau đây nhé.
Cải bó xôi là rau gì?
Cải bó xôi hiện được sử dụng rất phổ biến nhờ giá trị dinh dưỡng cao. Vậy bạn có biết cải bó xôi là rau gì không? Theo Wikipedia, cải bó xôi hay còn gọi rau chân vịt, rau pố xôi, bố xôi rau bina là một loài thực vật có hoa thuộc họ Dền; nguồn gốc ở miền Trung và Tây Nam Á.
Cải bó xôi có tên khoa học là Spinacia oleracea, thuộc bộ Caryophyllales, họ Amaranthaceae và phân họ Chenopodioideae. Đây là loại rau hàng năm và ưa khí hậu ôn đới. Các đặc điểm chung của cải bó xôi như sau:
- Cải bó xôi khi được thu hoạch có chiều cao trung bình khoảng 30cm.
- Lá mọc xen kẽ, tùy loại mà có thể là hình thoi, hình trứng hay hình tam giác.
- Kích thước lá thường dài từ 2 – 30cm, rộng từ 1 – 5cm tùy từng loại khác nhau.
- Lá lớn sẽ phân bố gần gốc và nhỏ dần về phía ngọn.
- Cái bó xôi có hoa màu vàng lục, đường kính hoa từ 3 – 4mm, chứa hạt bên trong, thường tạo thành chùm nhỏ.
Cải bó xôi có tốt không?
Sở dĩ loại rau này được xem là “siêu thực phẩm” vì nó là “kho chứa” nhiều chất dinh dưỡng thực vật có đặc tính tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật. Cụ thể như sau:
- Cải bó xôi rất ít calo và chất béo (100g lá cải bó xôi sống chỉ cung cấp 23 calo), lá của nó còn chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan. Do đó, nó được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng trong chương trình kiểm soát cholesterol và giảm cân.
- 100 g rau bina tươi chứa khoảng 25% lượng sắt tiêu thụ hàng ngày của mỗi người – một trong những mức cao nhất so với bất kỳ loại rau lá xanh nào. Trong đó; sắt là một nguyên tố vi lượng thiết yếu mà cơ thể con người cần để sản xuất hồng cầu, đồng thời là yếu tố quan trọng của enzyme oxy hóa-khử và cytocrom oxydase trong quá trình chuyển hóa tế bào.
Cải bó xôi còn có tên là rau chân vịt
- Lá cải bó xôi là nguồn cung cấp nhiều vitamin chống oxy hóa quan trọng như vitamin-A, vitamin-C và chất chống oxy hóa polyphenolic flavonoid như lutein, zeaxanthin, β-carotene. Kết hợp cùng với nhau, các hợp chất này sẽ hoạt động như chất bảo vệ chống lại những gốc tự do có nguồn gốc từ oxy và những loại oxy phản ứng (ROS) làm tăng nhanh quá trình lão hoá.
- Zeaxanthin trong cải bó xôi là một loại caroten quan trọng trong chế độ ăn uống. Nó được hấp thụ có chọn lọc vào hoàng điểm của mắt (vùng trung tâm võng mạc) – nơi được cho là có chức năng lọc tia UV bảo vệ và chống oxy hóa. Do đó, cải bó xôi giúp bảo vệ khỏi bệnh điểm vàng liên quan đến tuổi tác (ARMD), đặc biệt là ở người lớn tuổi.
- Vitamin A và flavonoid cần thiết để duy trì niêm mạc và làn da khỏe mạnh, cho tầm nhìn vào bên đêm. Đồng thời giúp cơ thể bảo vệ khỏi bệnh ung thư phổi và khoang miệng.
- Lá rau chân vịt là nguồn cung cấp vitamin K tuyệt vời, bởi trong 100g rau chân vịt sẽ cung cấp 402% nhu cầu vitamin K hàng ngày. Vitamin-K đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố khối xương bằng cách thúc đẩy hoạt động của nguyên bào xương trong xương. Ngoài ra, nó còn có vai trò ở những bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer bằng cách hạn chế tổn thương tế bào thần kinh trong não.
- Cải bó xôi chứa một lượng lớn vitamin B phức hợp như vitamin-B6 (pyridoxine), thiamine (vitamin B1), riboflavin, folates và niacin. Folate (dạng những vitamin nhóm B tan trong nước), giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.
- 100 g rau bina tươi có 47% lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày. Vitamin-C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp cơ thể phát triển sức đề kháng chống lại những tác nhân lây nhiễm và loại bỏ những gốc tự do có hại.
- Lá cải bó xôi chứa một lượng lớn khoáng chất như kali, mangan, magiê, đồng và kẽm. Kali là thành phần rất quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể, hỗ trợ kiểm soát nhịp tim và huyết áp. Cơ thể con người dùng mangan và đồng để hình thành chất chống oxy hóa cho enzyme là superoxide dismutase. Đồng cũng cần thiết để sản xuất hồng cầu. Kẽm là đồng yếu tố của nhiều enzym điều hòa sinh trưởng và phát triển, tiêu hóa và tổng hợp axit nucleic.
- Loại rau này cũng chứa một nguồn nhỏ axit béo omega-3 – đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể người và có lợi cho sức khỏe. Cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất ra omega-3, và cần phải bổ sung chúng từ chế độ ăn uống hàng ngày.
Cải bó xôi kỵ gì?
Nếu như không biết cải bó xôi kỵ gì thì chúng ta có thể chế biến sai cách, khiến chất dinh dưỡng không được hấp thu tối đa thậm chí là gây hại cho cơ thể. Do đó mà rất nhiều chị em thắc mắc cải bó xôi kỵ gì? Cải bó xôi kỵ với thịt gì? Hay cải bó xôi kỵ nấu với gì?
Cải bó xôi kỵ gì? – Đậu phụ
Theo Li Hongyan – Chuyên gia dinh dưỡng cấp cao của Shanghai Tongmai Food Co Ltd cho biết, khi ăn đậu phụ và rau chân vịt cùng lúc sẽ ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi và có thể dẫn đến tắc nghẽn ở bụng. Rau chân vịt có chứa axit oxalic và có thể phản ứng với canxi trong đậu phụ trong ruột để tạo thành kết tủa canxi oxalat không hòa tan. Do đó, khi 2 loại loại thực phẩm này dùng cùng nhau sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi.
Cải bó xôi kỵ gì? Không nấu với tôm
Trong cải bó xôi có hàm lượng axit phytic cao, còn tôm lại là loại thực phẩm rất giàu canxi. Nếu nấu chung cải bó xôi với tôm thì 2 dưỡng chất sẽ kết hợp để tạo thành muối ăn. Muối ăn sẽ gây ức chế quá trình hấp thụ canxi của cơ thể cũng như đào thải các dưỡng chất tốt ra khỏi cơ thể.
Cải bó xôi kỵ với gì? Các sản phẩm từ sữa
Theo Sara Haas – Chuyên gia dinh dưỡng, người phát ngôn của Academy of Nutrition and Dietetics cho biết; trong rau chân vịt có chứa oxalate khi kết hợp với canxi trong các sản phẩm từ sữa sẽ cản trở hấp thụ canxi. Do đó, bạn nên tránh trộn sữa với các thực phẩm chứa nhiều oxalate như rau bina. Nếu như bạn là người đam mê món cải bó xôi sốt kem thì có thể thay sữa bằng nước cốt dừa.
Cải bó xôi kỵ với thịt gì? Thịt lươn
Thịt lươn có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ trung, dưỡng khí và loại bỏ khí lạnh trong bụng. Rau chân vịt lại có tính hàn và trơn, hạ khí, tính ẩm và khô có thể làm mát cho dạ dày và ruột. Có thể thấy, tính năng vị giác của 2 loại thực phẩm này có sự đối lập nhau nên khi ăn chung sẽ dễ dẫn đến tiêu chảy.
Cải bó xôi kỵ gì? Bí đỏ
Nếu bạn vẫn chưa biết cải bó xôi kỵ gì thì bí đỏ chính là câu trả lời. Chúng ta đã biết cải bó xôi chứa rất nhiều vitamin C, trong khi đó bí đỏ lại chứa hàm lượng lớn enzyme cho khả năng phân giải vitamin C. Nếu bạn kết hợp 2 thực phẩm này cùng nhau thì sẽ làm giảm hàm lượng của vitamin C.
Cải bó xôi kỵ khoai lang
Cả cải bó xôi và khoai lang đều có chứa nhiều axit phytic. Hợp chất này dễ tác dụng với canxi có sẵn trong cơ thể để tạo thành muối mặn, từ đó ức chế việc hấp thụ canxi và đồng thời đào thải các dưỡng chất quan trọng ra khỏi cơ thể.
Cải bó xôi kỵ cà chua
Cả 2 loại thực phẩm này đều chứa nhiều oxalate. Mặc dù sự kết hợp giữa cải bó xôi và cà chua không trực tiếp gây ra sự hình thành sỏi thận, nhưng những loại rau giàu oxalate này cùng với canxi sẽ tạo thành tinh thể hoặc sỏi canxi oxalate. Vì vậy, hãy tránh ăn những thứ này cùng nhau nhé.
Cải bó xôi kỵ gì? – Phô mai tươi
Chuyên gia dinh dưỡng Nmami Agarwal cho biết, sự kết hợp giữa sắt và canxi sẽ ức chế sự hấp thu chất dinh dưỡng của nhau. Trong khi đó, cải bó xôi rất giàu chất sắt và phô mai tươi lại rất giàu canxi nên gây ra canxi ức chế sự hấp thu sắt. Hơn nữa, oxalate là một phân tử kháng dinh dưỡng được tìm thấy với hàm lượng cao trong cải bó xôi sẽ làm cản trở cơ thể hấp thụ canxi. Do đó, cải bó xôi sẽ cực kì kỵ với phô mai tươi.
Trên đây là tổng hợp những thông tin về cải bó xôi kỵ gì. Mặc dù là loại rau vô cùng tốt, nhưng để phát huy hết công dụng của các thành phần dinh dưỡng có trong rau cũng như tránh gây hại cho cơ thể thì bạn cần kết hợp cho đúng nhé.
>>> Xem thêm bài viết: Rau chân vịt là rau gì? Giá trị dinh dưỡng, tác dụng, thực phẩm kỵ của rau chân vịt