Với ý nghĩa là trong ấm ngoài êm và phúc lộc đầy nhà; món giò xào luôn xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết của gia đình Việt để thể hiện niềm hy vọng mọi điều tốt đẹp và bình an sẽ đến trong năm mới. Nội dung hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc 2 cách gói giò xào ngon nhất cực đơn giản tại nhà!

Cách gói giò xào kiểu miền Bắc

Học làm giò thủ truyền thống miền Bắc chống ngán cho ngày Tết theo hướng dẫn chi tiết dưới đây của chúng tôi.

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Các nguyên liệu cần chuẩn bị cho món giò xào cần được chuẩn bị đầy đủ.

Nguyên liệu làm giò xào truyền thống kiểu miền Bắc
Nguyên liệu làm giò xào truyền thống kiểu miền Bắc
  • Thịt chân giò
  • Lưỡi lợn
  • Tai lợn
  • Mũi lợn
  • Mộc nhĩ
  • Hạt tiêu đập dập
  • Nước ép hành tỏi băm
  • Hành khô
  • Rượu trắng
  • Gia vị: Nước mắm, dấm, hạt nêm
  • Dụng cụ gói: Lá chuối/lá dong, chai nhựa, khuôn inox, dây lạt/dây dừa/dây nilon, bao nilon

2. Hướng dẫn cách chọn mua nguyên liệu gói giò xào

Chọn nguyên liệu gói giò xào là công đoạn đóng vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công của bạn trong việc thực hiện món ăn này.

2.1 Cách chọn tai lợn, mũi lợn

  • Tai lợn tươi, ngon sẽ có màu sắc tươi sáng, hồng hào.
  • Hãy ấn ngón tay vào bề mặt tai lợn, nếu thấy độ đàn hồi tốt và có cảm giác êm tay là được.
  • Tai lợn thường sẽ có mùi đặc trưng, nếu như thấy tai xuất hiện mùi lạ và hôi thì không nên mua.
Lưu ý cách chọn tai lợn, mũi lợn và chân giò
Lưu ý cách chọn tai lợn, mũi lợn và chân giò

2.2 Cách chọn chân giò

  • Nên chọn mua giò lợn ở phía trước, bởi phần thịt ở đây sẽ mềm và ngọt hơn hẳn so với giò lợn chân sau.
  • Giò lợn ngon sẽ có thớ thịt rắn chặt, thịt khô ráo; có màu hồng nhạt và khi dùng tay ấn nhẹ sẽ thấy thịt heo hơi dính tay, có độ đàn hồi.
  • Không nên mua giò lợn quá to, màu nhợt nhạt hoặc có mùi hôi; vì điều này chứng tỏ giò lợn đã để lâu, khi ăn thịt sẽ không được ngọt và thơm.

2.3 Cách chọn lưỡi lợn

  • Nên ưu tiên chọn mua lưỡi lợn có màu tươi sáng, hồng hào và đoạn gần cuống họng lưỡi có màu trắng đều, không bị loang.
  • Tránh mua lưỡi lợn có mùi lạ, có vết bầm hoặc bị loét. Bởi đây là dấu hiệu của lợn bị bệnh hoặc bị để quá lâu.

2.4 Cách chọn mộc nhĩ

  • Chọn mua mộc nhĩ khô có khổ nấm to, dày; mặt trên của nấm có màu đen hổ phách, hơi bóng và mặt dưới có màu be sữa.
Cách lựa chọn mộc nhĩ làm giò xào
Cách lựa chọn mộc nhĩ làm giò xào
  • Không nên chọn loại nấm có màu đen sậm hoặc bị mốc, vì nấm này thường mềm và nhũn ra sau khi ngâm nước, khi ăn sẽ không ngon.
  • Tuyệt đối không chế biến và ăn mộc nhĩ tươi, bởi chúng sẽ chứa các độc tố không tốt và gây hại cho sức khỏe con người.

3. Cách chế biến món giò xào chuẩn vị

3.1 Sơ chế các nguyên liệu

  • Tai lợn, mũi lợn làm sạch lông.
  • Thịt chân giò đem rửa nhiều lần với nước cho thật sạch rồi để ráo.
Sơ chế các nguyên liệu thật sạch
Sơ chế các nguyên liệu thật sạch
  • Lưỡi lợn đem rửa sạch rồi chần qua nước sôi có pha một chút rượu trắng khoảng 3 phút, cạo sạch lớp màng trắng bám trên lưỡi lợn. Rửa lại một lần nữa và để cho ráo nước.
  • Mộc nhĩ ngâm vào nước ấm cho thật nở; vớt ra rửa sạch để ráo nước. Sau đó cắt thành những sợi nhỏ, đem ướp với nước băm hành tỏi cùng bột nêm và tiêu.

3.2 Luộc thịt

  • Nấu nồi nước sôi lớn, cho chút dấm và muối vào.
Luộc thịt và thái nhỏ
Luộc thịt và thái nhỏ
  • Bỏ tất cả các loại thịt gồm tai lợn, mũi lợn, chân giò và lưỡi lợn vào luộc cho vừa chín khoảng 80% thì vớt ra rồi đem đi xả ngay vào nước lạnh để giữ độ giòn và giúp thịt không bị thâm.
  • Tiếp đến, cắt thịt thành những miếng mỏng nhưng kích thước to vừa ăn.

3.3 Xào thịt

Xào thịt và các nguyên liệu
Xào thịt và các nguyên liệu
  • Làm nóng chảo và dầu ăn, cho các loại thịt vào xào đều trong vòng 2 phút; nêm nếm gia vị muối, tiêu xay, nước ép hành tỏi, nước mắm, hạt nêm,… Chú ý, nếu như muốn nấu đúng hương vị chuẩn miền Bắc thì không nêm đường vào món giò xào.
  • Tiếp theo, tiến hành đảo đều cho gia vị thấm. Đến khi thấy thịt hơi săn lại thì cho mộc nhĩ vào xào chung thêm khoảng 3 phút nữa thì tắt bếp.

4. Các cách gói giò xào

4.1. Cách gói giò xào không cần khuôn

Với cách gói giò xào không cần khuôn, bạn sử dụng lá chuối hoặc lá dong hơi héo được phơi qua 1 nắng hoặc hơ qua lửa để lá mềm giúp dễ gói hơn. Các bước gói giò xào với lá chuối hoặc lá dong như sau:

  • Bước 1: Trải lớp lá chuối hoặc lớp lá dong ra.
  • Bước 2: Giò xào xong khi còn nóng thì bạn nhanh tay đổ luôn ra lớp lá đã trải sẵn, rồi quấn lá gói thịt thật chắc.
  • Bước 3: Dùng dây lạt/dây dừa/dây nilon nén chặt lại và quấn lá gói thịt thật chắc.
Cách gói giò xào bằng tay, không cần khuôn
Cách gói giò xào bằng tay, không cần khuôn
  • Bước 4: Để giò được chắc thì bạn dùng các vật nặng như thớt, nồi,… đè lên giò.
  • Bước 5: Sau đó, để giò xào thật nguội thì bỏ vào tủ lạnh khoảng 8 tiếng là món ăn đã hoàn thành.

4.2 Cách gói giò xào bằng khuôn

Các bước gói giò bằng khuôn như sau:

  • Bước 1: Bạn chuẩn bị một chiếc khuôn inox gói giò chuyên dụng và rửa sạch để cho khô ráo.
  • Bước 2: Lót thêm lá chuối vào đáy khuôn, rồi cho thịt xào vào khuôn và dùng sức nén thật chắc. Chú ý, bạn nên vừa nhồi thịt vừa dùng nắp ấn xuống cho giò được nén chặt; càng ít không khí bên trong thì giò xào sẽ càng chắc và càng ngon.
Cách gói giò xào bằng khuôn inox chuyên dụng
Cách gói giò xào bằng khuôn inox chuyên dụng
  • Bước 3: Khi khuôn đã đầy thì đậy nắp và vặn ốc cố định lại.
  • Bước 4: Để giò chảy hết mỡ và nguội thì cất trong ngăn mát tủ lạnh khoảng từ 6-8 tiếng là có thể bỏ ra khỏi khuôn, thái khoanh và sử dụng được.

4.3 Cách gói giò xào bằng chai nhựa

Bạn có thể tận dụng chai nhựa trong nhà để làm món giò xào thơm ngon cực đơn giản.

  • Bước 1: Rửa sạch chai nhựa, đem đi phơi ráo nước thì cắt bỏ phần đầu chai và đục một vài lỗ nhỏ ở đáy chai để giò có chỗ thoát khí.
  • Bước 2: Giò xào xong để cho nguội một chút, sau đó bạn bắt đầu cho thịt vào và nén thật chặt để thịt lấp đầy chai, không có kẽ hở.
Tận dụng chai nhựa để gói giò xào
Tận dụng chai nhựa để gói giò xào
  • Bước 3: Dùng 1 vật nặng như thớt để ép phần thịt xuống cho thật chặt.
  • Bước 4: Sử dụng lá chuối bọc phần miệng chai lại, rồi cho vào tủ lạnh khoảng 8 tiếng là có thể thưởng thức.

Lưu ý: Ngoài chai nhựa thì bạn cũng có thể sử dụng những vật có hình trụ để gói giò xào. Đặc biệt, quan trọng nhất chính là công đoạn nén thịt; nén thịt càng chặt trong bước gói thì món ăn sẽ càng dai, càng ngon và không bị bở hay rời rạc.

Cách chế biến giò xào ngũ sắc (chả ngũ sắc) lạ miệng

Tên gọi “giò xào ngũ sắc” có vẻ bề ngoài tròn đầy, màu sắc bắt mắt được xem là tượng trưng cho sự sung túc, cầu mong năm mới may mắn và no đủ. Vì thế nên món ăn này rất được ưa chuộng sử dụng trong những ngày đầu năm. Để biết làm món ăn này, mời bạn theo dõi nội dung bên dưới!

1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Nguyên liệu chuẩn bị cho món giò xào ngũ sắc
Nguyên liệu chuẩn bị cho món giò xào ngũ sắc
  • Giò sống
  • Trứng gà
  • Trứng muối
  • Trứng bắc thảo
  • Cà rốt
  • Đậu ve
  • Mộc nhĩ
  • Gia vị: Nước mắm, đường, hạt nêm, muối, tiêu đen

2. Hướng dẫn cách chọn mua nguyên liệu tươi ngon

2.1 Cách chọn mua giò sống

  • Giò sống phải đảm bảo không có mùi hôi, không bị chảy nước, không bị rách, không bị hở cũng như không có dấu hiệu bị tẩy xóa, thay đổi hay chấp vá.
  • Để đảm bảo an toàn thì bạn nên chọn mua giò sống đã được chế biến sẵn và đóng gói kín đáo ở các cơ sở uy tín.

2.2 Cách chọn rau củ

  • Nên chọn cà rốt còn nguyên phần cuống có màu cam tươi sáng, vỏ bên ngoài bóng loáng, nhẵn mịn, không sần sùi hoặc xuất hiện đốm li ti trên vỏ.
  • Chọn mua đậu có cuống màu xanh tươi, thân mềm, hạt vừa phải, không quá lớn cũng không quá nhỏ.

3. Cách chế biến giò xào ngũ sắc

3.1 Sơ chế nguyên liệu

  • Đậu que tước bỏ phần xơ hai bên, rồi rửa sạch với nước.
  • Cà rốt sau khi gọt sạch vỏ thì đem đi rửa sạch rồi cắt thành sợi dài.
  • Lần lượt chần sơ cà rốt và đậu que qua nước sôi trong khoảng 3 phút, sau đó vớt ra để nguội rồi cắt hạt lựu.
Luộc sơ cà rốt và đậu ve
Luộc sơ cà rốt và đậu ve
  • Mộc nhĩ sau khi mua về thì đi ngâm với nước lạnh khoảng 5 phút cho mềm và nở ra, sau đó cắt nhuyễn.
  • Làm sạch trứng bắc thảo và trứng muối; trứng bắc thảo thì cắt thành múi cau, còn trứng muối thì chỉ lấy lòng đỏ rồi đem đi nướng ở nhiệt độ 100 độ C trong 5 phút (có thể mua loại lòng đỏ đã nướng sẵn).
Rán trứng với độ dày vừa phải
Rán trứng với độ dày vừa phải
  • Khuấy đều 8 quả trứng gà, tiến hành rán trứng với độ dày vừa phải. Lưu ý, nhớ rán trứng trên chảo to để miếng trứng có chu vi rộng giúp dễ cuốn chả.

2.2 Quết chả

  • Bước 1: Cho giò sống, cà rốt, đậu ve cắt hạt lựu và mộc nhĩ cắt nhuyễn vào cái tô to; cho thêm hạt nêm, muối, đường, tiêu đen và nước mắm rồi quết thật mạnh tay đến khi hỗn hợp hòa quyện lại với nhau.
Quết thật mạnh tay đến khi hỗn hợp hòa quyện
Quết thật mạnh tay đến khi hỗn hợp hòa quyện
  • Bước 2: Để hỗn hợp chả nghỉ trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 20 phút để chả thấm gia vị.

2.3 Gói và hấp chả

  • Bước 1: Trải màng bọc thực phẩm thành 3 lớp dài rồi đặt trứng rán lên trên, bạn tiến hành quết một lớp chả lên trứng rán với độ dày vừa phải tầm 2cm.
  • Bước 2: Đặt trứng bắc thảo và trứng muối vào giữa rồi cuộn tròn lại, lưu ý cần phải cuộn thật chắc tay để chả kết dính lại.
Gói và hấp giò xào ngũ sắc
Gói và hấp giò xào ngũ sắc
  • Bước 3: Đem chả vừa cuộn đi hấp trong vòng 30 phút; sau 30 phút hấp thì đem chả ra để nguội là có thể thưởng thức luôn.

Lưu ý cách bảo quản giò xào

Đối với món giò xào, do đặc điểm về sự kết dính nên đòi hỏi phải được bảo quản ở nhiệt độ thường dưới 25 độ C như trong ngăn mát tủ lạnh. Dưới đây là một số lưu ý bảo quản giò xào quan trọng mà bạn cần nắm được.

Bảo quản giò xào trong tủ lạnh để thưởng thức dần
Bảo quản giò xào trong tủ lạnh để thưởng thức dần
  • Giò xào sau khi gói xong thì phải cho ngay vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và ăn dần trong khoảng từ 5-7 ngày, không nên để quá lâu vì như thế sẽ làm mất đi mùi thơm.
  • Sau khi lấy giò xào ra cắt miếng để ăn thì cần phải dùng màng bọc thực phẩm để bọc lại thật kỹ đầu giò đã bị cắt, rồi mới cho vào lại ngăn mát tủ lạnh. Nếu như bọc không kỹ thì giò sẽ nhanh hỏng do bị vi khuẩn xâm nhập.
  • Tránh để giò xào ở nhiệt độ phòng quá lâu, điều này sẽ làm cho giò nhanh ôi thiu, chảy nhớt.

Mong rằng với nội dung được chúng tôi tổng hợp về 2 cách làm giò xào sẽ giúp bạn nắm được quy trình thực hiện món ăn ngày Tết thơm ngon, hấp dẫn và bắt mắt này. Để cập nhật thêm các bài viết hay mỗi ngày, hãy truy cập website maytaoamcongnghiep.com thường xuyên bạn nhé!

>>>> Xem thêm bài viết: Rượu soju bao nhiêu độ? Tìm hiểu rượu soju có những loại nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *