“Bếch” là từ được giới trẻ sử dụng rộng rãi trên các trang mạng xã hội. Chắc hẳn các bạn đã từng nghe qua hoặc nhìn thấy từ này nhưng không hiểu rõ ý nghĩa của nó. Vậy bếch là gì? Bếch được sử dụng với mục đích gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về thuật ngữ này qua bài viết sau đây nhé!

Bếch là gì?

Trên mạng xã hội, “bếch” được hiểu là sự kém cỏi, xấu xí, bô nhếch, lôi thôi,… khi nói về một ai đó. Trong trường hợp này, từ “bếch” mang ý nghĩa tiêu cực; thể hiện sự thất vọng, không hài lòng hoặc sự mỉa mai của người nói.

Từ được hiểu là sự kém cỏi, xấu xí, bô nhếch, lôi thôi.
Bếch nghĩa là gì? Bếch có nghĩa là gì?

Ví dụ:

  • Trông bếch chưa! Đi dự tiệc sang trọng vậy mà ăn mặc như đi chợ vậy.
  • Mặt mày trông bếch thế? Trang điểm đi diễn hài hay đi hẹn hò vậy!
  • Hình ảnh kia trông bếch quá, chả rõ ràng và có chiều sâu gì cả!
  • Món này mày làm bếch quá, đã mặn lại còn khô nữa.

Ngoài ra, từ bếch là gì cũng được hiểu là mang đi, lấy luôn, đi luôn, chốt đơn,…

Ví dụ:

  • Khi nhìn thấy một món đồ chơi thú vị, hay ho; thay vì nói là “Cái này hay quá, tôi mua rồi!” thì bạn có thể nói là “món này mê quá, tôi bếch luôn rồi!”.
  • Có những ngày đầu bù, tóc rối, deadline dí tới nơi, chỉ mong được ai đó bếch đi chơi.
  • Heo khô ngon quá, chị gái bếch luôn một cân ăn dần.
  • Tôi có những người đồng nghiệp, dù tôi ốm đến cỡ nào thì họ vẫn bếch đi cà phê cho bằng được.
Bếch còn có nghĩa là lấy luôn, mang đi, chốt đơn,...
Bếch còn có nghĩa là lấy luôn, mang đi, chốt đơn,…

Bếch là gì trong Y học?

“Bếch” chính là cách gọi khác của bệnh giang mai. Đây là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh bếch sẽ lây nhiễm từ người này sang người khác do quan hệ tình dục không an toàn (gồm quan hệ qua â.m đ.ạ.o, miệng, h.ậ.u m.ô.n); đồng thời có thể lây nhiễm từ mẹ sang con trong quá trình mang bầu.

Bếch là gì trong Y học?

Giai đoạn khởi phát bệnh bếch bắt đầu từ 9 – 90 ngày, kể từ khi bắt đầu nhiễm khuẩn. Các triệu chứng thường gặp là:

  • Xuất hiện săng giang mai (săng là những vết trợt nông hình bầu dục hoặc hình tròn, không có gờ nổi cao).
  • Sau khi có săng, hạch ở vùng bẹn nổi to và mọc thành chùm. Trong đó, hạch to nhất gọi là hạch chúa.
  • Tiếp theo sẽ mọc sẩn giang mai (màu hồng hoặc thâm).
  • Một số triệu chứng khác như sốt, cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng,…

Triệu chứng bệnh bếch

Để chẩn đoán bệnh bếch, bệnh nhân cần thực hiện xét nghiệm máu hoặc vết thương để phát hiện ra xoắn khuẩn giang mai. Hiện nay, bệnh bếch có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu như được phát hiện khi ở giai đoạn đầu; vì vi khuẩn chưa gây tổn thương sâu đến các cơ quan nội tạng.

Dù không nguy hiểm như AIDS, nhưng bệnh bếch có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm như mất thị lực, tổn thương các cơ quan nội tạng, não,… thậm chí là tử vong. Do đó, mỗi chúng ta hãy tự trang bị cho mình kiến thức; đồng thời sử dụng các biện pháp quan hệ an toàn để bảo vệ cho chính mình.

Lưu ý quan trọng khi sử dụng từ “bếch” trong giao tiếp

Thông thường, “bếch” được dùng với ý nghĩa tiêu cực nên khi sử dụng từ này không đúng với ngữ cảnh có thể bị coi là mất lịch sự, thô tục,… Do đó nếu sử dụng từ lóng này trong giao tiếp, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

Sử dụng từ bếch không đúng ngữ cảnh có thể coi là mất lịch sự, thô tục
Sử dụng từ “bếch” không đúng ngữ cảnh có thể coi là mất lịch sự, thô tục!
  • Không nên sử dụng từ “bếch” khi nói chuyện với người lớn tuổi, người có địa vị cao hoặc người không quen biết. Nó có thể làm mất lòng người nghe, gây ấn tượng xấu về bạn trong mắt họ.
  • Không sử dụng từ “bếch” khi giao tiếp trong những môi trường chuyên nghiệp, học tập hay công việc. Bởi, điều này có thể làm giảm uy tín, năng lực và chuyên môn của người nói.
  • Không nên sử dụng “bếch” khi giao tiếp với người đang có tâm trạng không tốt, đang gặp khó khăn trong cuộc sống hoặc đang cần sự động viên từ người khác.

Qua những chia sẻ trên, chắc hẳn các bạn đã biết bếch là gì trên Facebook và trong Y học. Bên cạnh đó nắm được những điều cần lưu ý khi sử dụng từ ngữ này trong giao tiếp để tránh gây hiểu lầm không đáng có.  

>>> Xem thêm bài viết: Shout Out Là Gì? Cấu Trúc, Cách Sử Dụng Cụm Từ Shout Out Đúng Ngữ Cảnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *