Trong những năm trở lại đây, tháp giải nhiệt chính là thiết bị được ứng dụng phổ biến nhất trong số các hệ thống thiết bị công nghiệp để giúp làm mát và giảm nhiệt độ hiệu quả. Vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy trình xử lý tháp giải nhiệt và xử lý nước tháp giải nhiệt như thế nào qua bài viết sau đây nhé!
Vì sao phải xử lý nước cho tháp giải nhiệt?
Nước chính là yếu tố đầu vào vô cùng quan trọng đối với tháp giải nhiệt công nghiệp, điều kiện của tháp là phải có nước thì mới có thể thực hiện được những nhiệm vụ giải nhiệt cho máy móc. Tuy nhiên, đối với các vấn đề về nước đầu vào là rất quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả làm việc của tháp giải nhiệt vì vậy cần phải xử lý nước cho hệ thống tháp.
Đối với các vấn đề thường gặp của nước trong hệ thống tháp giải nhiệt đó chính là tình trạng ăn mòn, cáu cặn hay thậm chí là vi sinh vật phát triển nhiều,… gây ra ảnh hưởng xấu tới toàn bộ khả năng làm việc của tháp. Chính vì vậy, người dùng cần phải xử lý triệt để để giúp loại bỏ các loại rác thô có thể gây tắc nghẽn trong toàn bộ hệ thống làm mát. Ngoài ra, giúp loại bỏ các chất lơ lửng trong nước để có thể ngăn chặn được sự hình thành tích cáu cặn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả truyền nhiệt cũng như sự ăn mòn. Ngoài ra, xử lý nước cho tháp giải nhiệt còn giúp loại bỏ được toàn bộ lượng khí cacbonic dư thừa cũng như các kim loại có trong nước ví dụ như sắt, mangan và đặc biệt là ức chế sự phát triển của vi sinh vật trên khắp bề mặt trao đổi nhiệt. Đồng thời còn giúp loại bỏ khả năng gây ăn mòn tháp giải nhiệt bởi lượng oxy được hòa tan trong nước, muối hòa tan và kiềm,…
Vì sao các nhà máy đua nhau sử dụng tháp giải nhiệt nước?
Nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay thì ngày càng có nhiều loại máy móc được ra đời và đặc biệt là các doanh nghiệp cũng đã mạnh tay để đầu tư vào các trang thiết bị tiên tiến giúp cho nhà xưởng ngày một nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, cải thiện thêm doanh thu. Hơn nữa, khi phân xưởng có nhiều máy móc làm việc sẽ giúp sản sinh ra một nhiệt lượng lớn và làm cho dầu bôi trơn của các chi tiết bị biến chất, cùng với đó các bộ phận máy ma sát sẽ nhiều hơn cũng như làm cho động cơ nóng hơn,…Từ đó, với các trang thiết bị có trong nhà xưởng đều bị xuống cấp và khiến cho hiệu suất làm việc bị giảm đi đáng kể làm giảm đi đáng kể hay thậm chí là bị chập cháy, hư hỏng. Do đó, lúc này các doanh nghiệp sẽ phải tốn kém rất nhiều chi phí để có thể khắc phục được sự cố trên máy móc, đồng thời làm cho công việc bị gián đoạn và dừng vô thời hạn.
Quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt
– Tắt máy bơm để có thể bắt đầu chu trình bảo dưỡng
– Tẩy cáu cặn cho tháp giải nhiệt: Đầu tiên cần giữ lại một lượng nước nhất định ở trong tháp để có thể ước lượng lượng hóa chất đi theo lưu mực đủ để có thể tẩy sạch được cáu cặn có trong tháp giải nhiệt. Tiếp theo, đổ hóa chất vào trong tháp, cần đảm bảo người đổ phải có sự am hiểu nhất định về hóa chất cũng như nồng độ, tránh trường hợp làm nguy hại cho tháp. Đặc biệt, khi đổ hóa chất vào thì người dùng cần phải tuân thủ nghiêm ngặt về sự an toàn lao động tránh sự cố bị bỏng hóa chất, đổ và tràn ra ngoài làm hư hại cho các thiết bị khác. Sau khi đã đổ hóa chất, cần phải đảm bảo nồng độ phải đều và an toàn, lúc này bắt đầu mở các van cần thiết ở trên tháp và đường ống, rồi bật bơm nước để cho hóa chất được chạy tuần hoàn trên đường ống, trên tháp để làm cho các cáu cặn canxi, magie và bụi bẩn trên đường ống bị đánh tan.
– Xả hóa chất trên tháp giải nhiệt: Sau một thời gian dài chạy hóa chất, chắc chắn người dùng sẽ phải xả hóa chất tẩy rửa ra khỏi hệ thống. Chú ý khi xả thì phải cho hóa chất được trung hòa tẩy rửa trước khi xả ra bên ngoài môi trường, tránh làm ảnh hưởng tới môi trường.
– Vệ sinh tất cả các ống phân phối nước: Tháo dời hết tất cả các tấm, ống phân nước để xịt rửa, cần vệ sinh thật sạch sẽ hết rong rêu cũng như bụi bẩn canxi bị bám vào để tháp được hoạt động đạt hiệu quả tốt. Sau khi đã vệ sinh xong thì cần lắp lại như lúc ban đầu, chú ý các góc độ chia cần phải chếch các góc đúng theo kỹ thuật.
– Kiểm tra dầu bôi trơn: Thông thường sau sáu tháng sử dụng liên tục thì tháp giải nhiệt cần được bảo trì bảo dưỡng thay dầu một lần. Ngoài ra, theo hàng tháng cần phải kiểm tra xem mức dầu trên tháp có bị hao hụt hay không, nếu thấy dầu ở mức thấp thì cần phải bổ xung ngay. Ngoài ra, khi bảo dưỡng cũng cần phải kiểm tra xem dầu có bị cô đặc lại hay bị đóng bánh thì cần phải dừng hoạt động máy và thay dầu ngay.
– Kiểm tra hệ thống điện: Đây có lẽ là bước quan trọng nhất, cần kiểm tra hệ thống điện cấp cho bơm cũng như kiểm tra khởi động từ, aptomat, kiểm tra độ cách điện mô tơ quạt, máy bơm,… nếu có.
– Vệ sinh hết các thiết bị, vỏ máy: Vệ sinh toàn bộ tháp điển hình như cánh quạt, vệ sinh lưới bảo vệ, vệ sinh thân tháp cũng như vỏ tháp. Sau khi đã vệ sinh xong thì cần kiểm tra lại xem tháp đã sạch bóng hay chưa, có còn rêu mốc hay không và bụi bẩn bên trong cũng bên ngoài tháp là đã đạt yêu cầu hay chưa.
Như vậy, trên đây là một số thông tin về cách xử lý nước tháp giải nhiệt và quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt như thế nào. Hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc có thể nắm rõ để có thể áp dụng vào thực tế được tốt hơn. Cảm ơn bạn đã quan tâm!
||Bài viết liên quan khác: