Trịch thượng là gì? Trịch thượng là thái độ “kẻ bề trên”, tự cho mình là hơn và tỏ ra khinh thường người khác. Trong cuộc sống, trịch thượng là tính cách không tốt, có thể gây ra những hậu quả tiêu cực. Vậy dấu hiệu nhận biết người trịch thượng là gì? Nên ứng xử như thế nào khi gặp người trịch thượng? Cùng theo dõi bài viết sau để có thêm thông tin về vấn đề này nhé!
Trịch thượng là gì?
Theo Wiktionary, trịch thượng là tự cho mình là hơn mà ăn nói, xử sự có vẻ bề trên và bất nhã.
- Giọng trịch thượng.
- Nhìn với con mắt trịch thượng.
Trịch thượng là khi bạn cho rằng mình vượt trội hơn những người khác. Điều này được thể hiện qua cách nói, cử chỉ và thái độ. Những người trịch thượng thường tỏ vẻ khinh thường người khác, không coi trọng ý kiến của bất cứ ai, luôn nghĩ mình là trung tâm của vũ trụ. Trịch thượng là thái độ bị nhiều người phê phán, nó có thể làm mất lòng người khác, tạo ra mâu thuẫn và xung đột,…
Trịch thượng hay trịnh thượng đúng nghĩa?
Cả trịch thượng và trịnh thượng đều là từ có nghĩa. Nhưng trịch thượng là từ viết chính xác hơn. Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, trịch thượng (tính từ) có nghĩa là “ra oai, làm ra vẻ cao sang, khinh thường người khác”. Cách viết này được sử dụng phổ biến trong cả văn viết và văn nói.
Còn trịnh thượng là cách viết theo âm Hán Việt, nhưng không được dùng phổ biến như trịch thượng.
Ví dụ:
- Ông ta là người trịch thượng, luôn coi thường người khác.
- Thái độ trịch thượng của anh ấy khiến mọi người khó chịu.
Biểu hiện của người trịch thượng là gì?
Trịch thượng là từ chỉ thái độ tự cho mình tốt hơn người khác. Đồng thời cách ăn nói và hành xử cũng mang tính chất kiêu căng và bất lịch sự. Trạng thái trịch thượng được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ví dụ như:
- Trong lời nói: Tự cao tự đại, coi thường người khác, sử dụng những từ ngữ khiếm nhã và xúc phạm.
- Trong hành động: Luôn coi thường người khác, không quan tâm đến cảm xúc của bất cứ ai, thể hiện sự khinh miệt và coi thường.
- Trong suy nghĩ: Coi thường người khác, cho rằng bản thân mình quan trọng hơn và xuất sắc hơn người khác.
Ngoài ra, các bạn có thể nhận biết người có thái độ trịch thượng là gì ở trong một số trường hợp như:
- Trong giao tiếp: Sử dụng từ ngữ khinh bỉ và xúc phạm như “ngu ngốc”, “ngốc nghếch”, “nhà quê”,… Đối xử với mọi người như thể trẻ con cần được hướng dẫn. Hay ngắt lời của người khác, không cho họ phát biểu ý kiến của mình. Không để tâm đến cảm xúc của người khác và nói những lời gây tổn thương.
- Trong công việc: Người trịch thượng tự cho mình là giỏi nhất, không học hỏi từ người khác. Thiếu tôn trọng cấp dưới và coi thường ý kiến của họ. Không có trách nhiệm, hay đổ lỗi cho người khác khi mắc lỗi. Không chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với những người khác.
Cách đối phó với những người trịch thượng là gì?
Những người kiêu căng, coi thường người khác luôn khiến chúng ta cảm thấy không thoải mái, thậm chí là tổn thương. Tuy nhiên, chỉ cần một chút kiên nhẫn và vài kỹ năng giao tiếp hiệu quả, bạn có thể kiểm soát hầu hết các tình huống khi đối mặt với người trịch thượng. Những cách đối phó dưới đây các bạn có thể áp dụng trong hai hoàn cảnh: đời sống cá nhân và môi trường làm việc.
Hãy cứ thẳng thắn chia sẻ
Nếu ai đó nói với bạn những câu trịch thượng, thậm chí là sỗ sàng thì đừng e ngại đứng lên để bảo vệ mình. Hãy cho người đó biết rằng bạn cảm thấy bị coi thường, và thái độ hống hách đó là sự xúc phạm. Sự thẳng thắn là cần thiết nếu bạn muốn đối phó với người trịch thượng này. Nếu không, người đó sẽ không nhận ra rằng họ đang cư xử không đúng mực và sẽ có những lần sau.
Chú ý đến ngữ điệu giọng nói
Sự hống hách thường được biểu hiện qua giọng nói. Nói cách khác, đôi khi điều quan trọng không phải nội dung lời nói mà là cách thể hiện. Chính vì thế bạn nên cẩn thận, đừng đáp lại sự trịch thượng với những người có thái độ trịch thượng hơn mình. Điều này có nghĩa là bạn không nên mỉa mai, lẩm bẩm hoặc tránh cao giọng,… khi nói chuyện với họ.
Luôn giữ thái độ bình tĩnh
Khi giao tiếp với người trịch thượng, đừng nổi nóng vì điều đó có thể khiến tình hình tệ hơn. Trước khi đáp lại người đó, bạn hãy dừng một chút và hít một hơi thật sâu, giữ bình tĩnh. Hãy tự nhủ với bản thân những câu như “Mình đang cố gắng làm rõ vấn đề, nhưng mình sẽ giữ bình tĩnh và lịch sự”. Điều này sẽ giúp bạn suy nghĩ rõ ràng hơn và phản ứng một cách thích hợp.
Nhận biết dấu hiệu thao túng tình cảm
Đôi khi người ta sẽ dùng sự trịch thượng để chi phối người khác làm cho mình điều gì đó. Nếu người yêu hoặc bạn của bạn nói những điều hạ thấp bạn, thì thực ra người đó đang sợ mất bạn. Những lời nói trịch thượng có thể chỉ để khiến bạn cảm thấy thấp kém và lệ thuộc vào họ. Nếu nhận thấy kiểu hành vi này, bình tĩnh và thẳng thắn nói chuyện với người yêu/ bạn bè về việc này.
Gật đầu và mỉm cười, nếu mọi đều thất bại
Đôi khi cách nhanh nhất và dễ nhất để đối phó với người trịch thượng là lờ đi. Nếu bạn chịu được những lời bình luận trịch thượng để thoát khỏi người đó, hãy cố nhịn, và lần sau nhớ tránh mặt người đó. Nếu những lời bình luận coi thường của ai đó khiến bạn tổn thương và gây tổn hại nghiêm trọng cho mối quan hệ mà bạn yêu quý. Vậy thì đừng ngần ngại tìm sự trợ giúp của mọi người.
Xem xét về mối quan hệ giữa hai người
Nếu bạn đang đối phó với một người có thói quen luôn lên giọng, hãy dừng lại và suy nghĩ về mối quan hệ giữa hai người. Từ đó tìm ra nguyên nhân khiến bạn nhìn thấy dấu hiệu trịch thượng là gì. Có như vậy bạn sẽ giao tiếp một cách hiệu quả hơn. Nếu bạn mắc nợ người kia, áp lực của món nợ khiến bạn cảm thấy bị coi thường. Hãy trang trải nợ nần, thẳng thắn nói với họ về cảm giác của bạn.
Áp dụng lối giao tiếp thiện chí
Để đối phó với người khó chịu, bạn nên cẩn thận trong cách chọn từ ngữ. Tránh nói những câu có tính chất tự vệ, vì điều này sẽ tạo điều kiện cho người trịch thượng lên mặt. Và dễ phá hỏng cơ hội để giải quyết tình huống. Bạn có thể chuyển câu mang tính tự vệ thành câu có tính xây dựng hơn. Ví dụ như:
- Khi ai đó nói với bạn rằng “Ồ, tôi mà là cậu thì tôi đã ổn định sự nghiệp và thăng tiến rồi”.
- Lúc đó bạn sẽ rất dễ bật lên đáp lại bằng một câu nào đó kiểu như “Anh nói sai rồi! Mà anh cũng đừng có can thiệp vào cuộc đời của tôi”.
- Thay vào đó, bạn hãy thử nói theo cách hiệu quả hơn như “Tôi hiểu tại sao anh lại nghĩ như vậy. Nhưng mà anh nghe tôi nói đi, sự việc vốn phức tạp hơn như thế nhiều…”
Như vậy qua bài viết này các bạn đã biết trịch thượng là gì và cách ứng phó với người trịch thượng. Có thể thấy rằng người trịch thượng thường có thái độ coi khinh người khác và làm tổn thương họ. Tuy nhiên, chúng ta có thể đối phó hiệu quả bằng cách giữ bình tĩnh, thể hiện sự tự tin và không để những lời nói của họ làm phiền đến cuộc sống của mình.
>>> Xem thêm bài viết: Senpai Là Gì? Văn Hóa Thứ Bậc Trong Mối Quan Hệ Của Người Nhật Bản