Muối axit là phần kiến thức quan trọng có trong chương trình môn Hóa học tại bậc học phổ thông. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn khá mơ hồ chưa hiểu rõ muối axit là gì cũng như những đặc tính của loại muối hóa học này. Vì vậy, để tìm hiểu chi tiết hơn về muối axit, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau.
Muối là gì?
Để biết được muối axit là gì thì trước tiên chúng ta cần nắm được khái niệm muối là gì?
“Theo Wikipedia, Trong hóa học, muối là một hợp chất hóa học bao gồm một tổ hợp ion của các cation và anion. Muối bao gồm số lượng liên quan của các cation (ion mang điện tích dương) và anion (ion mang điện tích âm) để sản phẩm là trung hòa về điện (không có điện tích thực). Các ion thành phần này có thể là vô cơ, chẳng hạn như chloride (Cl–), hoặc hữu cơ, chẳng hạn như acetat (CH3CO−2); và có thể là dạng đơn nguyên tử, chẳng hạn như fluoride (F –) hoặc đa nguyên tử, chẳng hạn như sulfat (SO2−4).
Khi các muối hòa tan trong nước, chúng được gọi là chất điện ly, và có khả năng dẫn điện, một đặc điểm giống với các muối nóng chảy. Hỗn hợp của nhiều ion khác nhau ở dạng hòa tan trong tế bào chất của tế bào, trong máu, nước tiểu, nhựa cây và nước khoáng – thường không tạo nên muối sau khi nước bốc hơi hết. Tuy nhiên, hàm lượng muối trong chúng được tính theo lượng ion có mặt trong đó.”
Muối axit là gì?
Vậy muối axit là gì? Muối axit thực chất là muối trong gốc axit vẫn có có hidro (H) có khả năng phân li ra H+. Hóa trị của gốc axit sẽ bằng với số nguyên tử hidro được thay thế. Ví dụ một số muối axit như: NaHCO3, Na2HPO4, NaHSO4,…
Nếu như các anion gốc axit có hidro có tính axit thì gốc này sẽ tiếp tục tiến hành phân li yếu ra ion H+. Ví dụ như:
NaHCO3 => Na+ + HCO3–
HCO3– => H+ + CO32–
Muối axit có công thức hóa học gồm 2 phần là: Kim loại và gốc axit.
Ví dụ: Xét muối axit Ba(HCO3)2. Ta thấy muối axit này có phần kim loại Ba (Bari) và 2 gốc axit –HCO3.
Chúng ta đọc tên của muối axit lần lượt là: đọc tên kim loại (kèm hóa trị với kim loại nhiều hóa trị), rồi đọc gốc axit.
Muối axit sẽ làm cho các dung dịch có tính axit. Muối này cũng khiến cho quỳ tím hóa đỏ.
Muối axit có những tính chất nào?
Sau khi đã biết muối axit là gì thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các tính chất hóa học của loại muối này. Nó là sự kết hợp của muối và axit nên muối axit có dần như đầy đủ các tính chất hóa học của cả muối và axit. Tính chất hóa học của muối axit thể hiện qua những phản ứng sau:
Muối axit phản ứng với muối
Đây là phản ứng thể hiện tính chất hóa học của muối. Khi cho muối axit tác dụng với một muối khác, sẽ tạo ra được muối mới (muối của axit mạnh). Kết quả của phản ứng thu được một chất ít tan, không bền và một chất bay hơi. Phản ứng này cũng có thể tạo ra một axit mới với gốc axit ít phân li (axit yếu), thay vì một chất dễ bay hơi.
Ví dụ phản ứng giữa muối axit Natri Hidrosunfat với muối Natri Cacbonat: NaHSO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + NaHCO3.
Từ ví dụ trên ta có thể thấy:
- Kết quả thu được muối axit NaHCO3 có gốc axit HCO3 phân li yếu ở trong dung dịch, nếu như Na2CO3 dư.
- NaHSO4 hết, thì Na2CO3 vẫn dư và chỉ có 1 nguyên tử kim loại ở trong muối axit yếu ban đầu Na2CO3 bị thay thế.
Muối axit phản ứng với bazơ
Phản ứng này còn còn có tên khác là phản ứng trung hòa. Phản ứng thể hiện được tính chất của một axit. Muối axit sẽ phản ứng với bazơ để tạo ra hợp chất muối cùng nước. Khi cho một muối axit vào môi trường kiềm, thì muối lập tức bị trung hòa, tạo thành muối trung hòa ứng với axit ban đầu.
Ví dụ phản ứng giữa muối axit Natri Hidrocacbonat và bazơ Natri hydroxide: NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
Phản ứng giữa muối axit cùng với axit
Muối axit khi tác dụng với một axit tương ứng, có thể cho ra muối có tính axit có nhiều H axit ở trong phân tử hơn.
Ví dụ cho muối axit Natri Hidrophotphat tác dụng với Axit photphoric:
Na2HPO4 + H3PO4 → 2NaH2PO4
Muối axit của một axit yếu khi phản ứng với axit mạnh hơn thì sẽ cho muối mới cùng axit mới yếu hơn, cùng chất kết tủa, ít bị phân li hoặc bay hơi. Lúc này muối axit có vai trò là muối.
Muối axit tác dụng cùng với muối axit
Khi cho 2 muối axit tác dụng với nhau, muối axit có axit mạnh hơn sẽ giữ vai trò là axit, muối axit yếu hơn sẽ có vai trò muối.
Ví dụ cho 2 muối axit là Natri Hidro Sunfat và Natri Hidrocacbonat tác dụng với nhau:
NaHSO4 + NaHCO3 → Na2SO4 + H2O + CO2
Trong phản ứng trên, muối axit NaHSO4 là axit mạnh nên đóng vai trò là axit, còn muối axit NaHCO3 đóng vai trò là muối. Do đó, sản phẩm thu được chính là muối Na2SO4 của axit mạnh cùng axit yếu cacbonic (không bền nên dễ bị phân hủy thành CO2).
Phản ứng nhiệt phân muối axit
Khi tiến hành đun nóng dung dịch muối bicacbonat thì chúng ta sẽ thu được muối cacbonat trung hòa:
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
Muối axit được điều chế như thế nào?
Muối axit trong thực tế có thể được điều chế bởi một số phản ứng như sau:
+ Cho một muối tác dụng với một axit tương ứng với muối:
2Na3PO4 + H3PO4 -> 3Na2HPO4
CaCO3 + CO2 + H2O -> Ca(HCO3)2
+ Cho axit hoặc oxit axit tác dụng với bazơ với tỷ lệ phù hợp:
NaOH + H3PO4 -> NaH2PO4 + H20
Ca(OH)2 + 2CO2 -> Ca(HCO3)2
+ Cho muối tác dụng cùng axit:
NaHCO3 + H2SO4 -> H2O + NaHSO4 + CO2
+ Cho muối axit tác dụng cùng bazơ của kim loại trong muối:
NaH2PO4 + NaOH -> Na2HPO4 + H2O
+ Cho 2 muối axit cùng tác dụng với nhau:
NaHSO4 + Ba(HCO3)2 -> BaSO4 + NaHCO3 + H2O + CO2
Trên đây là những tổng hợp để giải thích cho câu hỏi muối axit là gì. Hy vọng qua của Maytaoamcongnghiep sẽ giúp bạn hiểu kỹ hơn về hợp chất hóa học này. Từ đó áp dụng hiệu quả cho công tác học tập và nghiên cứu của mình.