Vòng đời phát triển của cây từ hạt là một chuỗi các giai đoạn phát triển khép kín. Để khám phá thêm kiến thức sinh học thú vị này, mời bạn theo dõi nội dung được chúng tôi tổng hợp dưới đây!
Nảy mầm
Sự nảy mầm là quá trình mà qua đó 1 cây phát triển từ 1 hạt giống. Cụ thể, hạt giống khi rơi xuống khu vực có một chút đất và hơi ẩm như mặt đất hay trong lỗ trên cành của cây khác. Nếu nhận được đầy đủ nước và dinh dưỡng cần thiết nó sẽ bắt đầu ngậm nước.
- Đầu tiên, hạt hấp thụ độ ẩm qua các vết cắt nhỏ xuất hiện trong hạt do điều kiện môi trường gây ra (nhiệt độ tăng/ giảm quá mạnh hoặc do động vật cào vào chúng).
- Sau đó, radicle là rễ phôi bên trong hạt giống sẽ xuất hiện đầu tiên từ một hạt giống. Radicle nằm trong lòng đất, cho phép hạt giống hút nước và gửi lá của nó để có thể bắt đầu quá trình quang hợp.
- Những chiếc lá đầu tiên mọc ra sẽ được gọi là lá mầm. Lá mầm góp phần to lớn vào sự phát triển của cây bởi chúng chứa thức ăn dự trữ bên trong và ngay khi lá thật mọc chúng sẽ chết.
Có thể nói, nảy mầm và phát triển hệ rễ được xem là giai đoạn “nhạy cảm” với tất cả các loại cây. Bởi chúng rất dễ bị tấn công bởi nấm, vi khuẩn và vi rút. Do đó, khi gieo hạt bạn cần phải chú trọng đến môi trường xung quanh; nước và ánh sáng để cây phát triển một cách tốt nhất.
Tăng trưởng và phát triển
Sự phát triển của thực vật phụ thuộc vào khả năng tạo ra thức ăn của chúng nhờ quá trình quang hợp. Quá trình này sẽ bắt đầu phát triển ngay khi những chiếc lá đầu tiên xuất hiện. Nhờ quang hợp, thực vật sẽ biến đổi năng lượng ánh sáng thành carbon dioxide, nước và đường; sau đó vận chuyển qua rễ và thân cây để tạo thành nguồn năng lượng.
- Trong quá trình sinh trưởng của cây, rễ sẽ tiếp tục phát triển. Khi đó, cây bám chặt hơn vào mặt đất và nhờ đó có thể hấp thụ nước cùng các chất dinh dưỡng tốt hơn.
- Thân cây được hình thành và phát triển qua hai giai đoạn là phân chia tế bào, tăng trưởng tế bào,… Đồng thời bắt đầu hình thành các cấu trúc khác nhau của thân cây như thân chính, cành và nhánh.
- Sau đó, quá trình phát triển sẽ chuyển sang hệ lá. Hệ lá được hình thành từ các lá non, còn được gọi là lá giả và sau đó chuyển sang các lá thật. Quá trình này bao gồm các giai đoạn như sự hình thành của lá giả, sự phát triển của lá thật và việc tăng trưởng kích thước lá.
- Sau một thời gian nụ hoa sẽ phát triển. Thời gian để mỗi cây ra hoa từ sự nảy mầm của nó là khác nhau; có loại cây nở hoa chỉ trong vài ngày, cũng có loại cây phải mất nhiều năm để nở hoa.
Sinh sản
Sinh sản là một giai đoạn quan trọng vì nó đánh dấu sự phát triển và tăng trưởng của cây. Theo đó, trong giai đoạn này cây cần phải chuẩn bị đủ năng lượng và dinh dưỡng để tạo ra các hạt giống để phát triển các cây con mới. Đối với thực vật hạt kín và hạt trần sẽ có sinh sản khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Đối với thực vật hạt kín
- Cơ quan sinh sản của thực vật hạt kín là hoa quả, trong đó quả do bầu phát triển thành, hạt nằm trong quả và do noãn phát triển thành.
- Thụ phấn dưới nhiều dạng khác nhau như tự thụ phấn, thụ phấn nhờ gió, thụ phấn nhờ nước, thụ phấn nhờ con người hoặc nhờ động vật.
2. Đối với thực vật hạt trần
- Cơ quan sinh sản của thực vật hạt trần là nón.
- Nón đực: Có kích thước nhỏ, màu vàng và mọc thành cụm. Cấu tạo gồm trục nón, vảy (nhị) và 2 túi phấn chứa hạt phấn.
- Nón cái: Có kích thước lớn, thường to hơn nón đực, màu nâu và mọc đơn lẻ. Cấu tạo gồm trục nón, vảy và tế bào sinh dục cái (noãn).
- Về hình thức sinh sản, thực vật hạt trần sinh sản bằng hạt trần nằm trên lá noãn dở.
Phát tán hạt
Phát tán hạt là giai đoạn quan trọng trong vòng đời của cây từ hạt. Nó đánh dấu sự phát triển và phát tán các hạt giống để phát triển những cây con mới. Trong giai đoạn này, các hạt giống sẽ tách ra khỏi cây và chuẩn bị cho việc phát tán. Hạt được phát tán bằng nhiều hình thức như nhờ gió, nước, động vật,… đảm bảo các vị trí khác nhau nhằm giúp cây mọc ở nhiều nơi.
Sau khi hạt giống được phát tán, chúng sẽ bắt đầu phát triển thành cây con mới. Để phát triển mạnh mẽ thì các hạt giống cần có đủ nước, ánh sáng và các chất dinh dưỡng từ đất. Ngoài ra, chúng sẽ phải đối mặt với các thách thức từ môi trường như côn trùng, bệnh tật, thiên tai,… Nếu hạt giống được cấp đủ điều kiện thì chúng sẽ phát phát triển thành cây mới và bắt đầu giai đoạn nảy mầm.
Lưu ý, trong giai đoạn này việc chăm sóc môi trường xung quanh cây đóng vai trò rất quan trọng nhằm phát tán hạt đúng cách và đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất. Nếu môi trường ô nhiễm hoặc suy giảm chất lượng thì hạt giống có thể không phát triển mạnh mẽ, từ đó dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học.
Lụi tàn
Trong giai đoạn cái chết, cây bắt đầu suy yếu và không còn có đủ năng lượng để duy trì các hoạt động của nó. Lá, cành của cây bắt đầu khô và rụng, thân cây trở nên sần sùi và không còn khỏe mạnh như trước. Khi cây không thể tiếp tục chuyển đổi năng lượng và dinh dưỡng từ đất thì nó sẽ chết.
Nếu như đối với con người “chết là hết” thì đối với cây thì nó sẽ tiếp tục mở ra một giai đoạn mới. Bởi, sau khi cây chết thì các hạt giống của nó vẫn có thể tiếp tục tồn tại và phát triển thành cây mới. Hạt giống sẽ được phát tán khắp mọi nơi để chờ đợi điều kiện phát triển tốt nhất. Các hạt giống cũng có thể được con người thu hoạch và trồng để tạo ra cây mới.
Ngoài ra, khi cây chết và rơi xuống đất các chất dinh dưỡng mà nó dùng để sinh trưởng, phát triển và trưởng thành được “trả lại” cho đất. Lúc này nấm thực hiện công việc của chúng là phân hủy các chất hữu cơ. Như vậy, cái chết của cây có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cho đất và giúp cải thiện độ phì nhiêu.
Trên đây là thông tin về vòng đời phát triển của cây từ hạt được chúng tôi tổng hợp chia sẻ đến bạn đọc. Có thể thấy rằng mỗi giai đoạn đều đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của cây nói riêng và sự đa dạng sinh học của hệ sinh thái nói chung. Theo dõi maytaoamcongnghiep.com mỗi ngày để khám phá thêm những kiến thức tuyệt vời từ thế giới tự nhiên bạn nhé!
>>> Xem thêm bài viết: Copper là gì? Cơ thể người cần bao nhiêu copper? Các thực phẩm giàu copper