TTKT là gì? Tùy theo từng ngữ cảnh, TTTK sẽ được sử dụng với nghĩa khác nhau. Bài viết dưới đây tổng hợp đầy đủ thông tin giúp bạn hiểu hơn về khái niệm này.

TTKT là gì trong lĩnh vực logistic?

Thực tế TTKT là viết tắt của nhiều cụm từ, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực với ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất phải kể đến TTKT trong lĩnh vực logistic.

TTKT là gì?

TTKT là gì?
TTKT là gì?

Khi tra mã vận đơn của những đơn hàng của J&T Express thì bạn sẽ thấy cụm từ TTKT+ tên tỉnh. Theo đó, TTKT là viết tắt của cụm từ trung tâm khai thác. Thông thường thì những đơn hàng có hiển thị TTKT là sẽ đơn của đơn vị vận chuyển J&T Express. Đơn hàng đang được trung chuyển tới TTKT tức là đang được chuyển đến trung tâm khai thác.

Theo thông báo từ page J&T Hà Nội TTKT – Trung tâm khai thác được đổi tên thành  TTTC – Trung tâm trung chuyển hàng hóa từ tháng 10 năm 2021. Khi check hành trình đơn thấy hàng mà đơn hiển thị đang ở “TTTC” có nghĩa là hàng được nằm tại kho khai thác hàng hóa tại khu vực đó.

Đây là điểm trung tâm trong một quy trình chuyển phát nhanh. Tại đây, hàng hóa từ những nơi khác sẽ được tập kết lại, lưu giữ, quản lý và điều phối tới những bưu cục cuối cùng, nơi gần nhất và có thể phát hàng tới tay người nhận.

Năm 2021 J&T thông báo đổi tên TTKT thành TTTC
Năm 2021 J&T thông báo đổi tên TTKT thành TTTC

TTKT ngoài ý nghĩa là trung tâm khai thác của J&T Express thì nó còn được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác, ví dụ như:

  • Trung tâm khai thác khoáng sản: cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ khai thác các loại khoáng sản,…
  • Trung tâm khai thác thủy sản: cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ khai thác thủy sản như cá, tôm, cua,…
  • Trung tâm khai thác dầu khí: cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ quy trình khai thác dầu khí từ dưới lòng đất.
  • Trung tâm khai thác lâm sản: cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ quy trình khai thác lâm sản, chẳng hạn như là gỗ, tre, nứa,…

Chức năng của TTKT

Trung tâm trung chuyển hàng hóa đảm nhiệm một số chức năng đó là:

  • Tiến hành cân hàng và kiểm tra trọng lượng của hàng hóa.
  • Đo kích thước của hàng hóa, đảm bảo hàng an toàn và đúng khuôn khổ quy định.
  • Lưu giữ, quản lý, bảo đảm hàng hóa ở tình trạng tốt nhất, chất lượng tuyệt đối như khi gửi đi.
  • Dựa trên thông tin mã vận đơn và mã vạch, điều phối các đơn hàng đi tới các bưu cục gần nơi người nhận nhất.

Hiện nay, hiệu suất tại Trung tâm trung chuyển hàng hóa được người dùng, đặc biệt là những nhà bán hàng online quan tâm hơn cả. Vì đây chính là điểm mấu chốt và quyết định tới tốc độ giao hàng của một đơn vị, bảo đảm được tính thời hiệu của việc kinh doanh.

TTKT là nơi phân loại, trung chuyển các đơn hàng
TTKT là nơi phân loại, trung chuyển các đơn hàng

Có đến bưu cục TTKT lấy hàng được không?

Mỗi tỉnh thành khác nhau đều sẽ có 1 TTKT để phân loại hàng hoá hiển thị ở trên các sàn thương mại điện tử Shopee, Tiktok,… khi tra cứu là TTKT+ tên tỉnh. Ví dụ như TTKT Hà Nội, TTKT HCM, TTKT Kiên Giang,…. Đây chính là kho phân loại nên bạn không đến lấy hàng được.

Trung tâm khai thác của đơn vị vận chuyển J&T tương tự như SOC của Shopee Express vậy (HN SOC, Bac Ninh SOC,…) chính là kho tổng phân loại các hàng hóa. Chính vì vậy mà mọi đơn hàng đều sẽ phải qua TTKT để phân loại và chuyển về những bưu cục tỉnh đi giao đến khách hàng.

Cách tra cứu vận đơn TTKT là gì?

Để tra cứu vận đơn TTKT thì bạn có thể thực hiện theo 2 cách như sau:

Tra cứu trên website của đơn vị vận chuyển
Tra cứu trên website của đơn vị vận chuyển

Cách 1: Tra cứu vận đơn TTKT trên website J&T

  • Bước 1: Bạn hãy truy cập vào website https://jtexpress.vn/vi
  • Bước 2: Tiến hành copy mã vận đơn của bạn trên các sàn thương mại điện tử (Shopee, Tiktok…) rồi dán vào ô tìm kiếm. Sau đó nhấn tìm kiếm sẽ hiển thị vận đơn.

Cách 2: Theo dõi hành trình đơn hàng trên app sàn thương mại đã mua

  • Bước 1: Truy cập vào các ứng dụng Shopee/ Tiktok… mà bạn đặt hàng và chọn vào đơn hàng được vận chuyển bởi J&T Express.
  • Bước 2: Hành trình đơn hàng sẽ được hiển thị và bạn sẽ biết được hàng đã đến TTKT hay chưa.
Tra cứu bằng app sàn thương mại mình mua hàng
Tra cứu bằng app sàn thương mại mình mua hàng

Thời gian giao hàng của TTKT

Thông thường thì bưu cục TTKT sẽ giao tới người dùng trong 1 – 7 ngày làm việc. Bởi sau khi đơn hàng tới đây sẽ được phân loại sau đó chuyển tới kho của tỉnh/huyện rồi mới giao đến cho khách hàng.

  • Nếu như bạn ở cùng tỉnh thành với bưu cục TTKT tỉnh hiển thị trên đơn thì có thể giao trong 1- 3 ngày.
  • Nếu ở khác tỉnh thành với bưu cục TTKT tỉnh hiển thị thì phải cần đợi đơn hàng chuyển tới kho TTKT tỉnh bạn sau đó mới giao và có thể mất từ 3-7 ngày.

TTKT trong kinh tế là gì?

Dưới góc độ kinh tế, TTKT là viết tắt của cụm từ tập trung kinh tế. Đây là hoạt động nhằm làm giảm số lượng doanh nghiệp hoạt động độc lập ở trên thị trường thông qua những hành vi như sáp nhập, hợp nhất, liên doanh nhằm mở rộng năng lực sản xuất.

Tập trung kinh tế được đánh giá chính là chiến lược tích tụ vốn và hình thành những chủ thể kinh doanh có quy mô lớn nhằm khai thác lợi thế. Trong quá trình kinh doanh, những chủ thể sẽ luôn tìm cách nâng cao áp lực cạnh tranh, buộc những doanh nghiệp nhỏ hơn sẽ phải phụ thuộc vào mình. Mặt khác, những doanh nghiệp nhỏ buộc phải sáp nhập với doanh nghiệp lớn hoặc là hợp nhất với nhau nếu như muốn tồn tại ở trên thị trường.

Tập trung kinh tế gồm nhiều hình thức như hợp nhất, sáp nhập,...
Tập trung kinh tế gồm nhiều hình thức như hợp nhất, sáp nhập,…

Tập trung kinh tế gồm có các hình thức như sau:

  • Hợp nhất: Hai hoặc nhiều doanh nghiệp tiến hành chuyển tài sản, nghĩa vụ, lợi ích,… của mình với nhau để tạo thành một doanh nghiệp mới. Đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp tham gia hợp nhất.
  • Sáp nhập: Là hành động một hoặc một số doanh nghiệp chuyển tài sản, nghĩa vụ, lợi ích,… của mình vào một doanh nghiệp khác. Đồng thời, chấm dứt hoạt động kinh doanh cũng như sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
  • Mua lại doanh nghiệp: Doanh nghiệp A sẽ mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp B đủ để tác động cũng như chi phối hoạt động của doanh nghiệp B.
  • Các doanh nghiệp liên doanh với nhau: Hai hoặc nhiều doanh nghiệp sẽ góp một phần tài sản, lợi ích cũng như nghĩa vụ của mình để hình thành doanh nghiệp mới.

TTTK là gì trong công nghệ?

TTKT là viết tắt của “Thông tin – Truyền thông và Kỹ thuật” (Information – Communication Technology hay ICT). TTKT đề cập đến một hệ thống liên quan đến các công nghệ liên quan đến việc lưu trữ, xử lý, truyền tải và truy cập thông tin. Các công nghệ TTKT được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, từ kinh doanh cho đến giáo dục. Cụ thể như sau: 

TTTK là gì trong công nghệ?
TTTK là gì trong công nghệ?

Ứng dụng TTTK trong lĩnh vực kinh doanh

(TTKT) đóng vai trò quan trọng vào hoạt động kinh doanh của các công ty. Sử dụng TTKT cho phép các doanh nghiệp quản lý thông tin một cách hiệu quả hơn, tăng cường khả năng tương tác với khách hàng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh.

Trong lĩnh vực kinh doanh, có một số loại công nghệ TTKT được áp dụng:

  • Hệ thống quản lý khách hàng (CRM): Giúp các doanh nghiệp tổ chức và quản lý thông tin về khách hàng, xây dựng mối quan hệ bền vững và thực hiện chiến lược marketing và bán hàng hiệu quả hơn.
  • Hệ thống ERP (Enterprise Resource Planning): Hỗ trợ trong quá trình quản lý và phân phối các nguồn lực của doanh nghiệp như ngân sách, tài sản, nhân sự và sản phẩm. Việc tích hợp hệ thống ERP giúp cải thiện tính hiệu quả và toàn diện của quá trình kinh doanh.
  • Hệ thống quản lý dự án (PM): Giúp quản lý dự án một cách hiệu quả hơn, tối ưu hóa thời gian và chi phí. Sử dụng hệ thống này giúp cải thiện quản lý dự án và tăng cường khả năng hoàn thành dự án đúng hạn và trong ngân sách.

Ứng dụng TTTK trong lĩnh vực giáo dục

Công nghệ thông tin và truyền thông (TTKT) đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giáo dục, tối ưu hóa quy trình học tập và giảm thiểu các vấn đề về quản lý.Trong lĩnh vực giáo dục, có một số công nghệ TTKT đóng vai trò quan trọng như sau:

  • E-learning: Đây là một công nghệ cho phép học sinh và sinh viên có thể tiếp cận với học tập từ bất kỳ nơi đâu và vào bất kỳ thời điểm nào thông qua các nền tảng học trực tuyến.
  • Hệ thống quản lý học tập (LMS): LMS giúp quản lý các hoạt động học tập của học sinh và sinh viên bằng cách ghi lại lịch sử học tập, quản lý nộp bài và theo dõi tiến trình học tập.
  • Ứng dụng di động: Cung cấp cho học sinh và sinh viên khả năng truy cập vào tài liệu học tập, tham gia các buổi học trực tuyến và tương tác với giảng viên và bạn bè thông qua thiết bị di động.

Các ý nghĩa khác của TTKT

Ngoài những ý nghĩa như kể trên thì TTKT còn có thể có một số ý nghĩa khác trong một số trường hợp sau:

  • TTKT – Thông tin kiểm tra: Là toàn bộ những thông tin cần được kiểm tra trước khi tiến hành giao dịch thứ gì đó. Có thể là tên sản phẩm, số lượng, kích cỡ, màu sắc,…
  • TTKT – Trực tiếp kiểm tra: Là một cá nhân nào đó trực tiếp tiến hành kiểm tra đối tượng mà không cần phải phê duyệt hay thông qua một bộ phận, ban ngành nào cả.
  • TTKT – Thôi thôi không thích: Từ chối một thứ gì đó mà người khác cho hoặc tặng cho mình.

Trên đây là tổng hợp những thông tin khái lược để giải đáp nghi vấn TTKT là gì? Tùy vào từng trường hợp mà từ viết tắt này có ý nghĩa khác nhau cho nên hãy lưu ý nhé.

>>> Xem thêm bài viết: Hoa bỉ ngạn có ý nghĩa gì? Tìm hiểu ý nghĩa của các màu hoa bỉ ngạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *