Bên cạnh Tết Nguyên Đán thì Tết Nguyên Tiêu cũng được xem là một dịp lễ quan trọng của người Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ này. Vậy thực chất Tết Nguyên Tiêu là gì? Cùng tìm hiểu ngày Tết này qua bài viết dưới đây nhé!
Tết Nguyên Tiêu là gì?
Ngày Tết Nguyên Tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Trong đó, “Nguyên” có nghĩa là thứ nhất và “Tiêu” mang ý nghĩa là đêm. Đồng thời, trong văn hóa Việt Nam, người ta còn gọi ngày này là Tết Thượng Nguyên để phân biệt với Tết Trung Nguyên (ngày rằm tháng bảy) và Tết Hạ Nguyên (vào rằm tháng mười).
Năm 2024 tết Nguyên Tiêu vào ngày nào dương lịch?
Tết Nguyên Tiêu diễn ra ngay sau Tết Nguyên đán, thường kéo dài trong 2 ngày từ ngày 14 đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch.. Trong năm 2024, Tết Nguyên Tiêu rơi vào ngày 24 tháng 2 dương lịch. Đây là ngày thứ 7 nên rất thuận lợi cho mọi người đi lễ chùa, thể hiện lòng thành kính Phật và tổ tiên mình.
Sự tích tết Nguyên Tiêu
Có nhiều truyền thuyết kể về nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu. Trong số đó, có ba sự tích nổi bật nhất về Tết Nguyên Tiêu được bắt nguồn từ đất nước Trung Hoa dưới đây.
Sự tích đêm hội Trạng Nguyên
Trước đây, tại đất nước Trung Quốc Tết Nguyên Tiêu được gọi là Đêm Hội Trạng Nguyên. Từ “nguyên” tượng trưng cho Trạng Nguyên, trong khi từ “tiêu” mang ý nghĩa của đêm. Vào ngày rằm tháng Giêng, nhà vua thường tổ chức tiệc mời các Trạng Nguyên, để họ cùng thưởng hoa, ngắm cảnh, sáng tác thơ trong vườn Thượng Uyển.
Sự tích cung nữ Nguyên Tiêu
Trong thời Hán Vũ Đế, có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu, bị cấm không được thăm cha mẹ vào ngày rằm tháng Giêng. Nàng phản đối quyết liệt và có ý định tự vẫn. Hành động này khiến Đông Phương, người quản lý triều đình cảm động về tấm lòng hiếu thảo của cung nữ. Ông đã nghĩ ra một giải pháp cho tình huống này. Ông tâu với Hán Vũ Đế rằng Ngọc Hoàng sẽ sai Thiên tướng xuống để đốt cháy trần gian vào ngày 16 tháng Giêng.
Để tránh khỏi tai họa này, mọi người cần treo đèn lồng trước cửa nhà vào ngày rằm tháng Giêng. Hán Vũ Đế nghe theo. Nhân lúc mọi người mải mê đến việc ngắm đèn, cung nữ Nguyên Tiêu đã tận dụng cơ hội để trốn về thăm cha mẹ.
Sự tích con thiên nga
Thời xa xưa, có một con thiên nga bay từ trên trời xuống bị thợ săn bắn chết. Điều này khiến Ngọc Hoàng vô cùng tức giận. Ngài đã sai Thiên Tướng đốt trụi trần gian vào ngày 15 tháng 1 âm lịch. Tuy nhiên, một số vị tiên không đồng ý với quyết định này. Họ đã hi sinh bản thân, đến trần gian để hiến kế và bảo vệ chúng sinh khỏi kiếp nạn sắp xảy ra.
Bằng cách kêu gọi mọi nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để tạo ra âm thanh và ánh sáng rực rỡ. Hành động này khiến cho Ngọc Hoàng hiểu lầm rằng trần gian đã bị đốt cháy hoàn toàn. Nhờ đó, loài người đã tránh khỏi thảm cảnh diệt vong mà Ngọc Hoàng dự định.
Ý nghĩa tết Nguyên Tiêu là gì?
Tết Nguyên Tiêu mang ý nghĩa về sự đoàn viên cho người dân. Đây là thời điểm để gia đình sum họp, chuẩn bị cỗ cúng, thắp hương để thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với tổ tiên và Phật tổ. Trong lúc thực hiện lễ cúng, khi thắp hương mọi người cũng đồng thời cầu mong bình an, may mắn, sức khỏe và thịnh vượng cho bản thân và gia đình trong năm mới.
Những hoạt động nên làm trong tết Nguyên Tiêu là gì?
Hiểu rõ về Tết Nguyên Tiêu là gì, một câu hỏi cũng được khá nhiều bạn quan tâm đó là nên làm những gì vào ngày này để gặp nhiều thuận lợi, may mắn. Theo quan niệm dân gian, dưới đây là những hoạt động nên làm vào ngày Rằm tháng giêng.
Đi lễ chùa
Vào ngày Rằm tháng Giêng, mọi người thường đi viếng chùa với hy vọng có một năm mới an lành, may mắn, khỏe mạnh, công việc hanh thông, thuận lợi. Khi đi lễ chùa vào ngày này, mọi người nên sắm lễ chay, ăn mặc nghiêm trang, kín đáo và đặt lòng thành tâm khi cầu khấn.
Làm việc thiện
Gieo hạt giống của lòng nhân ái để có được quả ngọt của đức hạnh. Dù ngày mai có thể họ sẽ không đáp lại được, nhưng chắc chắn sẽ có nhiều người khác sẵn lòng giúp bạn khi bạn cần.
Sẵn sàng chia sẻ, cho đi để nhận lại nhiều hơn thế. Ngày Tết Nguyên Tiêu, bạn nên giúp đỡ những người khó khăn; hoặc đơn giản là bỏ qua lỗi lầm nhỏ nhặt của người khác để tâm hồn mình được an nhiên, thanh thản.
Phóng sinh
Tùy vào điều kiện cụ thể, bạn có thể thực hiện phóng sinh cho các loài động vật như cá chép, chim sẻ, chim ri, cua, bồ cầu, lươn, rùa, ốc,… Trước khi thực hiện hoạt động phóng sinh, bạn nên tìm hiểu về tập tính của loài vật mà mình chọn để đảm bảo rằng quá trình diễn ra thuận lợi và mang ý nghĩa nhân văn.
Hơn nữa, bạn cần chọn những nơi vắng vẻ, không có nguy cơ bị săn bắt để đảm bảo rằng khi được thả ra, các loại động vật có thể sinh sống tự nhiên. Ví dụ, khi phóng sinh cá, bạn nên chờ chúng bơi vào khu khuất trước khi ra về. Tránh đổ cả xô, túi nilon thả xuống ao, hồ, sông, suối… Hành động phóng sinh cần được thực hiện một cách có ý thức và bảo vệ môi trường để thể hiện đúng ý nghĩa tích cực của nó.
Dọn dẹp bàn thờ, chuẩn bị đồ lễ để cúng
Ngày Tết Nguyên Tiêu, lau dọn lại bàn thờ gia tiên cũng là điều mà các gia đình cần thực hiện. Tuy nhiên, cần lưu ý tuyệt đối không xê dịch bát hương. Đồng thời bạn nên thắp một nén hương và khấn xin Thần linh, tổ tiên cho phép mình lau dọn bàn thờ để chuẩn bị cho lễ cúng Rằm tháng Giêng.
Tiếp theo, hãy chuẩn bị hoa tươi và mâm cúng gia tiên một cách cẩn thận để thực hiện nghi lễ cúng Rằm tháng Giêng. Khi thắp hương, cần ăn mặc chỉnh tề và đúng đắn. Tuyệt đối không mặc áo cộc, quần đùi hay ăn mặc luộm thuộm.
Thả đèn hoa đăng
Bên cạnh những hoạt động đã đề cập, trong ngày Rằm tháng Giêng, nhiều địa điểm cũng tổ chức sự kiện thả đèn hoa đăng nhằm cầu mong sự may mắn, an lành và thành công cho bản thân cũng như gia đình trong năm mới.
Điều không nên làm vào tết Nguyên Tiêu là gì?
Ngoài những điều nên làm để cầu mong may mắn, thuận lợi theo quan niệm cha ông ta còn có một số điều kiêng kỵ dưới đây.
- Không để thùng gạo cạn đáy: Theo quan niệm dân gian, nếu đầu năm mà thùng gạo trong nhà cạn đáy, gia đình sẽ đối mặt với nguy cơ đói kém, nghèo hèn cả năm.
- Kiêng câu cá: Dân gian tin rằng nếu câu cá vào ngày trăng tròn, có thể mang lại vận đen và xui rủi.
- Kiêng nói tục, chửi bậy: Nếu trong ngày Rằm mà nói tục, chửi bậy sẽ mang đến nhiều phiền toái, thị phi, rắc rối.
- Kiêng đi đến những nơi âm khí nặng: Tránh ghé thăm những nơi như mồ mả, nơi hoang vu, đặc biệt là những người sức khỏe yếu kém, để tránh vận xui đeo bám.
- Chú ý khi dùng hoa và trái cây lễ cúng: Không nên sử dụng hoa, quả giả khi dâng lễ cúng Rằm tháng Giêng. Đồng thời, cần tránh sử dụng vật phẩm đã qua sử dụng để cúng, vì đây được coi là hành động bất kính và không thành tâm.
Bên cạnh đó, khi đặt tiền lên bàn thờ để cầu xin tài lộc, cần chú ý không sử dụng tiền giả.
Qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về Tết Nguyên Tiêu là gì cũng như nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết này. Chúc bạn có ngày Tết Nguyên Tiêu vui vẻ.
>>>> Xem thêm bài viết: Tết Hạ Nguyên là gì? Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa, các hoạt động trong Tết Hạ Nguyên