Sơ đồ tiến hóa của loài người là kiến thức quan trọng mà mỗi chúng ta cần nắm được để có thể hiểu rõ về tổ tiên loài người. Do đó, trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về quá trình phát triển của loài để bạn có thể tham khảo!
Nguồn gốc của loài người
Thực tế, chúng ta thường truyền tai nhau rằng “tổ tiên của loài người hiện nay chính là vượn cổ”. Vậy thực hư chuyện này như thế nào? Có đúng loài người có nguồn gốc từ vượn hay không? Hãy cùng tìm hiểu về 3 quan điểm về nguồn gốc loài người dưới đây:
- Theo Khoa học: Con người bắt nguồn từ loài vượn cổ, bao gồm 3 loại hình cơ bản mà con người đã tiến hóa thành là Homo habilis (người khéo léo), Homo erectus (người đứng thẳng) và Homo sapiens (người tinh khôn, người hiện đại).
- Theo Phật giáo: Khi con khỉ chết, nghiệp lực của con khỉ sẽ luân hồi để tái sanh thành con người. Theo đó, từ con người cổ sơ sống đơn giản dựa vào thiên nhiên; cho đến khi thiên nhiên thay đổi thì con người buộc phải thay đổi để tiến hóa dần nhằm bảo vệ sự sống của mình.
- Theo Thiên Chúa giáo: Vạn vật trên cuộc đời này đều do Thiên Chúa tạo ra từ trời đất cho đến con người. Thiên Chúa đã nắn 1 hình người từ bụi đất theo hình ảnh của ngài – hình ảnh 1 người đàn ông được đặt tên là Adam. Sau đó, ngài đã lấy xương sườn của Adam để tạo hình thành 1 người phụ nữ đặt tên là Eva.
Vẽ sơ đồ tiến hóa của loài người đơn giản, dễ hiểu nhất
Hiện nay, con người đã thông qua sự liên kết đa ngành như nhân sinh học, linh trưởng học, khảo cổ học, ngôn ngữ học và di truyền học để nghiên cứu về quá trình tiến hóa của con người. Theo đó, quá trình tiến hóa của loài người trải qua 4 giai đoạn chính như sau: Vượn người hóa thạch → Người tối cổ (người vượn hóa thạch) → Người cổ → Người hiện đại.
Dưới đây là một số mẫu sơ đồ tiến hóa của loài người:
Mẫu số 1
Mẫu số 2
Mẫu số 3
Mẫu số 4
Mẫu số 5
Mẫu số 6
Thông tin chi tiết về quá trình tiến hóa của loài người
Hiện nay, khoa học đã và đang không ngừng thu thập các thông tin, bằng chứng về quá trình tiến hóa của loài người nhằm đưa ra phân tích về những đặc điểm xuất hiện trong từng giai đoạn. Hãy cùng tìm hiểu xem quá trình tiến hóa của loài người diễn ra như thế nào nhé!
1. Vượn người hóa thạch
Vượn người hóa thạch cổ có liên quan đến nguồn gốc loài người là Dryopithecus africanus, hay còn có tên gọi khác là Proconsul. Loài này sống cách đây khoảng 18 triệu năm và sống chủ yếu ở trên cây.
2. Người vượn hóa thạch (người tối cổ, người cổ xưa)
Australopithecus là dạng người vượn sống ở cuối kỷ Đệ tam, cách đây khoảng từ 2 – 8 triệu năm. Đến loài này thì đã chuyển từ lối sống trên cây xuống mặt đất. Chúng đi lại bằng 2 chân với thân hơi khom về phía trước.
Loài vượn Australopithecus có chiều cao trung bình khoảng từ 120 – 140 cm, nặng khoảng 20 – 40 kg và có hộp sọ 450 – 750 cm³. Đồng thời, chúng cũng đã biết sử dụng cành cây, hòn đá và mảnh xương thú để tự vệ và tấn công.
3. Người cổ Homo
Người cổ Homo là các dạng người thuộc chi Homo đã tuyệt diệt và sống cách đây khoảng 35.000 – 2.000.000 năm. Giống người Homo được chia thành 3 loại hình cơ bản.
3.1 Homo habilis (người khéo léo, xảo nhân)
Đây chính là loài đầu tiên xuất hiện ở chi Homo, sống cách đây khoảng 1.600.000 – 2.000.000 năm. Homo habilis có chiều cao khoảng từ 100 – 150cm, nặng khoảng 25 – 50kg và thể tích não dao động trong khoảng 600 – 800 cm³.
Người khéo léo – Homo habilis sống thành đàn, đi thẳng đứng, có thể sống ở trên cây và trên mặt đất. Họ biết chế tác và sử dụng công cụ bằng đá, chủ yếu sử dụng công cụ để mổ xẻ xác thịt tìm được quanh môi trường. So với Australopithecus, chi Homo sơ khai tiêu thụ rất nhiều thịt.
Homo habilis chính là chủ nhân kỹ nghệ đồ đá Oldowan. Hóa thạch đầu tiên của Homo habilis do vợ chồng Leakeys tìm thấy ở Onduvai (Tanzania) vào khoảng từ năm 1961 đến 1964.
3.2 Homop erectus (người đứng thẳng, trực nhân)
Homo erectus – người đứng thẳng là loài người đã tuyệt chủng. Họ từng sinh sống trong phần lớn thời gian thuộc thế Pleistocen (thế Canh Tân), khoảng 143.000 – 1.800.000 năm trước.
Người cổ Homop erectus có thể tích hộp sọ khoảng từ 850 – 1.100 cm³, khi đứng thẳng cao khoảng 170cm và nặng chừng 60kg. Ngoài ra, xương trán ít xiên hơn và vòm cuốn bộ răng nhỏ hơn ở Australopithecus; mặt thẳng hơn cả ở Australopithecus và Homo habilis; cùng với các chỏm lông mày lớn và xương gò má ít rõ nét hơn.
Homo erectus là loài người cổ đại đầu tiên sống theo kiểu xã hội săn bắt hái lượm, có tính xã hội gần với người hiện đại hơn. Họ sống trong các cộng đồng bầy đàn nhỏ và thân thuộc, tương tự như cộng đồng bầy đàn săn bắt hái lượm hiện đại. Đồng thời sử dụng các công cụ phức tạp; chăm sóc bạn đồng hành yếu ớt.
3.3 Homo neanderthalensis (người Neanderthal, Neandertal)
Homo neanderthalensis là một loài hoặc một phân loài của người cổ xưa Homo, sinh sống tại đại lục Á-Âu khoảng 40.000 năm trước. Tuy nhiên “tuyệt chủng” là 1 vấn đề còn gây tranh cãi; bởi các yếu tố nhân khẩu như cỡ quần thể nhỏ, giao phối cận huyết và sự biến động ngẫu nhiên được xem là những nguyên nhân khả dĩ.
Người Neanderthal sở hữu nhiều đặc điểm sinh học thích nghi với giá rét, cụ thể:
- Khả năng tích trữ chuyên biệt chất béo trong cơ thể, mũi to để làm ấm không khí hít vào.
- Đàn ông Neanderthal trung bình cao khoảng 165cm, đàn bà trung bình cao khoảng 153cm.
- Thể tích hộp sọ trung bình của đàn ông và đàn bà Neanderthal lần lượt là 1.600cm³ và 1.300cm³.
- Hộp sọ người Neanderthal dài hơn so với hộp sọ người hiện đại, có thùy đỉnh và tiểu não nhỏ hơn; vùng thái dương, chẩm và trán ổ mắt lớn hơn.
- Ăn nhiều loài động vật lớn, thực vật, thú cỡ nhỏ, chim chóc và thủy hải sản.
Người Neanderthal thường sống trong các hang động và di chuyển luân phiên giữa các hang theo mùa. Họ sống trong môi trường căng thẳng, có tỉ lệ chấn thương cao, theo nghiên cứu chỉ ra có khoảng 80% cá nhân chết trước tuổi 40.
Bên cạnh đó, đồ gia công của người Neanderthal tương đối tinh xảo như kỹ nghệ đồ đá Moustier. Họ cũng biết cách tạo lửa, biết chế tác bếp sưởi trong hang, biết chiết xuất hắc ín từ vỏ cây bạch dương, biết chế tác vật dụng để giữ ấm thân thể giống như chăn và poncho,… hay đóng bè đi biển tại Địa Trung Hải, tận dụng các loại cây thuốc để điều trị vết thương,…
3.4 Homo sapiens (người hiện đại hay người tinh khôn)
Trong cổ nhân loại học, thuật ngữ người hiện đại sơ khai hoặc Homo sapiens hiện đại về mặt giải phẫu đề cập đến những thành viên của loài Homo sapiens có các biểu hiện phù hợp với kiểu hình ở con người hiện đại.
Homo sapiens bắt nguồn từ châu Phi cách đây khoảng 300.000 năm, tiến hóa từ tổ tiên Homo heidelbergensis hoặc từ một loài tương tự nào đó. Sau đó di cư ra khỏi Châu Phi và dần thay thế các quần thể người cổ xưa ở trên khắp thế giới. Trong suốt phần lớn lịch sử nhân loại con người hầu như là chỉ sống theo lối du mục và săn bắn hái lượm.
Người tinh khôn có vỏ não trước trán tức phân khu não bộ đảm nhận chức năng nhận thức bậc cao và rất phát triển. Họ thông minh, có khả năng ghi nhớ từng hồi, nét mặt biểu cảm linh hoạt, sự tự nhận thức và lý thuyết tâm trí. Đồng thời, trí óc con người có khả năng nội quan, suy tư, tưởng tượng, tự ý chí hành động và hình thành thế giới quan về tồn tại.
Mầm mống hành vi hiện đại ở người xuất hiện cách đây khoảng 60.000 – 160.000 năm. Cách mạng Đồ đá mới nở rộ ở Tây Nam Á vào khoảng 13.000 năm trước đã chứng kiến sự khai sinh của nông nghiệp, kèm theo các khu định cư đồ sộ do con người xây dựng.
Những nguyên nhân quyết định đến quá trình tiến hóa của loài người
Có 2 nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiến hóa của loài người là nhân tố sinh học và nhân tố xã hội. Cụ thể:
1. Nhân tố sinh học
Các nhân tố sinh học đã đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tiến hóa của loài người. Cụ thể:
Những biến đổi trên cơ thể người vượn hóa thạch (đi bằng 2 chân, sống trên mặt đất,…) và người cổ (bộ não phát triển, biết chế tạo, sử dụng công cụ lao động,…). Đây chính là kết quả của quá trình tích lũy các biến dị di truyền (đột biến trong hệ gen và bộ nhiễm sắc thể); kết hợp với chọn lọc tự nhiên (thay đổi trên vỏ Trái Đất, hoạt động núi lửa, động đất, gia tăng nền phóng xạ, thay đổi lục địa,…).
2. Nhân tố xã hội
Nhân tố xã hội đóng vai trò quyết định. Bởi nếu không có xã hội (đời sống, văn hóa giáo dục, khoa học kĩ thuật,…) thì con người dù có cấu tạo cơ thể điển hình cũng sẽ không thể trở thành con người thực sự được. Tức là con người cần có ngôn ngữ, có văn hóa sống trong cộng đồng xã hội loài người.
Ngoài ra, khi xã hội ngày ngày một phát triển, những sản phẩm có sẵn trong tự nhiên có hạn mà con người lại ngày càng sinh sôi nảy nở. Do đó, để có thể thích nghi với môi trường đòi hỏi con người phải lao động sản xuất; đồng thời cải tạo hoàn cảnh, cải tiến công cụ lao động và phát triển lực lượng sản xuất.
Hơn thế, loài người có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí. Vì vậy, về mặt sinh học thì loài người sẽ không biến đổi thành 1 loài nào khác; nhưng xã hội loài người vẫn sẽ không ngừng phát triển và tiến hóa.
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ bên trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sơ đồ tiến hóa của loài người. Để cập nhật các kiến thức mỗi ngày, hãy truy cập website maytaoamcongnghiep.com bạn nhé!
>>> Xem thêm bài viết: Tìm hiểu chi tiết vòng đời phát triển của cây từ hạt