Ông Kẹ là ai? Từ ngày xưa cho đến tận bây giờ nhiều bố mẹ thường hay dọa con cái rằng, nếu như không ngoan sẽ bị “ông Kẹ” bắt đi. Cứ nghe đến ông Kẹ bất kỳ đứa trẻ nào cũng thấy sợ hãi. Vậy ông Kẹ là ai mà khiến trẻ con sợ đến vậy. Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ giúp mọi người giải đáp thắc mắc trên.

Ông Kẹ là ai?

Theo wikipedia, “ông Kẹ hay ông Ba Bị hay ngáo ộp là một sinh vật hư cấu thường được người lớn sử dụng để dọa trẻ em, để trẻ em phải ngoan hoặc nghe theo lời mình. Đây là một con quái vật không có hình thù rõ ràng, ở mỗi vùng văn hóa lại có những miêu tả khác nhau. Cha mẹ thường cảnh báo với con cái rằng nếu không ngoan thì sẽ bị ông Kẹ sẽ đến bắt đi.”

Ông Kẹ (ông ba bị hay ngáo ộp) là những nhân vật hư cấu
Ông Kẹ (ông ba bị hay ngáo ộp) là nhân vật hư cấu

Trong hình dung của những đứa trẻ, ông Ba Bị (ông Kẹ) được phác họa với bộ dạng khá kỳ dị “ba bị, 9 quai, 12 con mắt, chuyên bắt trẻ con” cũng giống như mẹ mìn (Peg Powler hay Croque-mitaine). Trong tiếng Anh, ông Kẹ còn được gọi là boogeyman, boogeyman, boogeyman hay boogie man. Từ bogey trong tiếng Anh cổ có nguồn gốc từ từ blogger hay bugge (một thứ đáng sợ).

Nguồn gốc hình tượng ông Kẹ

Phần lớn trẻ con trong quá trình phát triển đều khá nghịch ngợm, bày trò, quấy phá khóc lóc khiến người lớn đau đầu. Những lời dỗ dành ngon ngọt hay lớn tiếng la mắng thường không mấy tác dụng. Do đó các bậc phụ huynh đã nghĩ ra nhiều cách dọa dẫm để những đứa trẻ chịu nghe lời. Từ đó hàng loạt hình ảnh các con quái vật gớm ghiếc bắt đầu hình thành, phổ biến nhất là ông Kẹ.

Trong hình dung của trẻ em ông Kẹ có hình dạng kỳ dị và gớm ghiếc
Trong hình dung của những đứa trẻ, ông Kẹ có hình dạng kỳ dị và gớm ghiếc

Ở Việt Nam nhân vật này trở nên nổi tiếng từ thế kỷ XVII. Sử cũ ghi lại Thanh Hóa, Nghệ An trở ra Bắc năm 1559 lụt lớn, năm 1608 đại hạn. Những tên bắt cóc trẻ con đem đi bán cho người Đàng Trong lấy tiền bắt đầu xuất hiện. Tình trạng này xảy ra ngày một nhiều, gây nên nỗi ám ảnh đối với nhiều người đặc biệt là bậc cha mẹ. Và hình tượng ông Kẹ là ai cũng được hình thành từ đó.

Một số hình tượng khác về ông Kẹ

Không chỉ xuất hiện ở Việt Nam, hình ảnh ông Kẹ là gì cũng được xây dựng tại nhiều quốc gia. Mỗi quốc gia lại miêu tả nhân vật này với những nét độc đáo,  in đậm dấu ấn riêng của mỗi nền văn hóa. Cụ thể như:

Hình ảnh những ông Kẹ được khắc họa vô cùng đa dạng tại nhiều quốc gia
Hình ảnh ông Kẹ được khắc họa vô cùng đa dạng tại nhiều quốc gia
  • Ocu (Thổ Nhĩ Kỳ): Được miêu tả là một con quái vật khổng lồ, chúng chuyên mang theo một cái bao tải lớn và hay đi bắt cóc trẻ con.
  • Sack Man (Bag Man hay Man with the Bag/ Sack): Nhân vật này tương tự như ông Kẹ, được miêu tả là người đàn ông với chiếc bao tải trên lưng chuyên chở những đứa trẻ nghịch ngợm đi.
  • Baba Yaga (trong văn hóa dân gian Slav): Được miêu tả là một bà già có vẻ ngoài ghê tởm và hung dữ, chuyên bắt cóc và ăn thịt trẻ em.
  • Si Quey (Thái Lan): Kẻ sát nhân khét tiếng ở Thái Lan trong hơn một thập kỷ. Si Quey còn có biệt danh “ác quỷ giết người ăn thịt” hay còn được biết đến là “ông Kẹ” chuyên làm hại trẻ con.

Tại sao trẻ con lại sợ ông Kẹ?

Nhân vật ông Kẹ là ai với thân thế bí hiểm thường được người lớn đem ra hù dọa trẻ em khi chúng hành xử quấy nhiễu hoặc làm điều gì đó sai trái. Trẻ em vốn ngây thơ và đang trong thời kỳ tìm hiểu, nhận thức về thế giới. Vì vậy, chỉ cần nghe người lớn miêu tả đơn giản về một con quái vật kỳ dị, chúng cũng sẽ tưởng tượng ra hình ảnh vô cùng đáng sợ.

Ông Kẹ có một thân thế bí hiểm  được người lớn đem ra hù dọa trẻ em
Ông Kẹ với thân thế bí hiểm thường được người lớn đem ra hù dọa trẻ em

Tương tự khi được nghe kể về ông Kẹ với hình dáng xấu xí, gớm ghiếc. Hắn lại còn là kẻ chuyên bắt cóc và ăn thịt trẻ con. Thử hỏi có đứa trẻ nào mà không sợ hãi cho được. Chưa kể đến việc phụ huynh dùng hình ảnh ông Kẹ cùng với những câu nói như: “Con mà không ăn chịu cơm là ông Kẹ sẽ bắt đấy”, “con mà cứ chạy ra đường buổi tối là ông Kẹ sẽ tới kéo chân”,…

Phải nói rằng ông Kẹ đã gieo rắc nên nỗi sợ hãi lớn cho trẻ em nhưng lại là cứu tinh đối với phụ huynh. Cho đến tận bây giờ hình ảnh của ông Kẹ đã ăn sâu vào tiềm thức của những người cũng đã từng là trẻ con. Rồi từ đó đem truyền lại cho những thế hệ sau. Bất kỳ nơi đâu ở Việt Nam chúng ta cũng có thể dễ dàng nghe câu nói: “Nghe lời! Ông Kẹ kìa!”.

Có nên dùng hình ảnh ông Kẹ để dọa trẻ con?

Câu trả lời là có thể dùng nhưng không nên quá lạm dụng. Đồng ý rằng việc tạo ra nỗi sợ để bé ngoan hơn, nghe lời hơn sẽ giúp các bật phụ huynh bớt đi phần nào vất vả trong việc nuôi dạy con cái. Tuy nhiên nếu quá lạm dụng, sẽ khiến trẻ cảm thấy bị ám ảnh. Dần dần những thứ đơn giản xung quanh cũng có thể dễ dàng khiến chúng sợ hãi.

Bạn Không nên quá lạm dụng việc sử dụng hình ảnh ông Kẹ để dọa trẻ em
Không nên quá lạm dụng việc sử dụng hình ảnh ông Kẹ để dọa trẻ em

Những nỗi sợ khiến trẻ dần trở nên bất an, nhút nhát, e dè khi tiếp xúc với xã hội. Điều này là không hề tốt đối với sự phát triển của trẻ em. Do đó, bố mẹ có thể dùng hình ảnh ông Kẹ để trẻ phải sợ nhưng chỉ nên hạn chế ở một mức độ nhất định. Tránh làm ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ, bởi nếu chẳng may trẻ trở nên trầm mặc, sợ hãi với mọi thứ là điều không phụ huynh nào mong muốn.

Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có sự hiếu động, đôi khi có tinh nghịch và không nghe lời thì các bậc phụ huynh cũng nên thấu hiểu, và giáo dục trẻ đúng cách. Thời đại của chúng ta bây giờ khác ngày xưa rất nhiều. Cũng có rất nhiều tài liệu, sách hướng dẫn nuôi dạy con khôn ngoan. Hãy tìm đọc và áp dụng, điều này chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn là dọa nạt, hay la mắng.

Hy vọng những chia sẻ từ bài viết trên sẽ giúp các bạn trả lời được câu hỏi ông Kẹ là ai? Cũng như biết được về nguồn gốc của công kẹ và một số hình tượng ông Kẹ khác trên thế giới. Qua đó sẽ giúp các bạn nhớ về một thời tuổi thơ dữ dội gắn liền với nhân vật “đặc biệt” này.

>>>> Xem thêm bài viết: Ghệ Là Gì? Lý Giải Tại Sao Con Gái Lại Được Đọc Thành Con “Ghệ”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *